- 1. Hiệu quả của ứng dụng phương pháp montessori
- 1.1. Về nhân cách
- 1.2. Thói quen nề nếp trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày
- 1.3. Kỹ năng ứng xử, giao tiếp xã hội
- 1.4. Kỹ năng học tập
- 1.5. Kỹ năng làm việc
- 2. Gợi ý các bài thực hành montessori tại nhà cho bé
- 2.1. Hoạt động chăm sóc bản thân
- 2.2. Hoạt động chăm sóc môi trường
- 2.3. Hoạt động sáng tạo bằng đồ chơi
- 2.4. Phân công công việc cho các thành viên
- 2.5. Hoạt động vui chơi giải trí
- 3. Những điều cần lưu ý khi áp dụng thực hành montessori tại nhà
- 4. Một số câu hỏi thường gặp
- 4.1. Montessori là gì?
- 4.2. Các loại đồ chơi thực hành montessori phổ biến?
- 4.3. Trường mầm non nào ứng dụng phương pháp montessori vào giảng dạy?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Thực hành montessori tại nhà đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam áp dụng. Học trên lớp hay tại gia đình thì phương pháp này đều được áp dụng một cách linh hoạt đối với trẻ. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn ba mẹ thực hành phương pháp này ngay tại nhà nhé!
Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori. Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Để hiểu hơn về phương pháp này và ứng dụng tại nhà cho trẻ tốt hơn, ba mẹ hãy cùng lắng nghe cô Sa trường truonglehongphong.edu.vn chia sẻ một vài bí quyết nhé!
Bạn đang xem: Hướng dẫn cha mẹ thực hành montessori tại nhà chi tiết
1. Hiệu quả của ứng dụng phương pháp montessori
Ứng dụng phương pháp Montessori khoa học và chuẩn mực, đáp ứng trọn vẹn triết lý giáo dục Montesosri thông qua việc tạo ra môi trường, không gian cho trẻ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có. Những đứa trẻ được giáo dục với việc áp dụng phương pháp Montessori tại hệ thống Trường Mầm non truonglehongphong.edu.vn sẽ phát triển về trí tuệ, thể chất và tinh thần.
Hiệu quả áp dụng phương pháp Montessori mang đến cho trẻ được thể hiện như sau:
1.1. Về nhân cách
- Có khả năng tự phán đoán, tự chịu trách nhiệm, tự quyết định về hành vi của bản thân.
- Có khả năng tư duy, thể hiện bản thân tốt.
- Tự tin vào hành động và thái độ của bản thân.
- Có chứng kiến chủ quan, độc lập, không thay đổi theo ý kiến của người khác.
- Quyết tâm, tập trung thực hiện công việc đã lựa chọn đến cùng.
- Đối với tất cả mọi việc đều nhiệt tình, tích cực thực hiện và luôn biết hướng về phía trước.
- Nỗ lực xây dựng mục tiêu cho bản thân. Không hài lòng với kết quả đạt được, chỉ vui khi đạt được mục tiêu đề ra.
Trẻ quyết tâm, tập trung thực hiện công việc đã lựa chọn đến cùng
1.2. Thói quen nề nếp trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày
- Thực hiện thói quen, nề nếp sinh hoạt đúng giờ giấc, trật tự.
- Sử dụng thời gian một cách hiệu quả.
- Không quên đồ đạc, công việc.
- Thói quen chào hỏi tốt.
- Cách ăn uống sạch sẽ, đúng mực.
- Tự vệ sinh cá nhân
- Lựa chọn mặc quần áo theo sở thích.
- Biết cất đồ về đúng vị trí ban đầu
1.3. Kỹ năng ứng xử, giao tiếp xã hội
- Chủ động kết bạn, chơi thân thiện với bạn bè. Khi bắt đầu môi trường mới, chủ động làm quen với mọi người xung quanh, tạo mối quan hệ bạn bè trong các lĩnh vực.
- Biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác để điều chỉnh bản thân.
- Có khả năng tổng hợp ý kiến chung, thực hiện tốt vai trò của người chủ trì.
- Bình tĩnh tiếp nhận, có khả năng tự giải quyết vấn đề.
- Biết giúp đỡ khi bố mẹ vất vả, ốm đau.
- Có khả năng chú ý, nhắc nhớ người khác có thái độ hoặc hành vi sai trái, không bình thường.
- Giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, người tàn tật. Hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho người khác.
- Biết đứng ở vị trí người khác và suy nghĩ, chia sẻ quan tâm đến người khác. Tham gia tích cực vào các hoạt động chung.
- Là người vui vẻ, có tính hài hước tạo không khí vui vẻ cho mọi người.
- Được sự tin tưởng, yêu mến của bạn bè.
- Khi bị nhắc nhở, chú ý lắng nghe, tiếp thu, có ý thức sửa chữa sai lầm.
1.4. Kỹ năng học tập
- Khả năng tập trung cao
- Trong giờ học luôn chú ý lắng nghe.
- Hiểu và nắm rõ gợi ý chỉ dẫn của giáo viên,.
- Thích viết văn, đọc sách, đọc sách với tốc độ nhanh, số lượng nhiều.
- Tư duy xử lý số liệu nhanh, có khả năng tư duy toán học tốt.
- Luôn có ý thức học hỏi.
- Chăm chỉ, nghiêm túc học tập.
Trẻ luôn có ý thức học hỏi
1.5. Kỹ năng làm việc
- Thích sáng tạo, làm sản phẩm.
- Luôn say mê, hứng thú, sáng tạo đối với công việc được giao.
- Có khả năng tự giải quyết công việc tốt.
- Thực hiện công việc một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Có ý thức sử dụng đồ vật giữ gìn cẩn thận.
- Lập và thực hiện công việc theo kế hoạch
Có thể nói, việc áp dụng phương pháp montessories vào trong giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện một cách tự nhiên nhất.
2. Gợi ý các bài thực hành montessori tại nhà cho bé
Gợi ý các bài thực hành Montessori tại nhà cho con
Việc thực hành montessori tại nhà sẽ giúp trẻ làm quen được với những hoạt động và hình thành thói quen tốt như:
2.1. Hoạt động chăm sóc bản thân
Xem thêm : Các số la mã từ 1 đến 100: Cách viết, cách đọc đúng chuẩn
Hoạt động chăm sóc bản thân sẽ giúp trẻ có thể tự làm những công việc như tự chải tóc, đánh răng, lau mặt, thắt dây giày, xếp khay đồ ăn, may đồ vật, tự làm những món ăn đơn giản hay tự dọn bàn ăn,…Một số những hoạt động khác như di chuyển đồ vật bằng tay hoặc với các công cụ khác.
Hoạt động chăm sóc bản thân của trẻ
2.2. Hoạt động chăm sóc môi trường
Hoạt động chăm sóc môi trường sẽ giúp trẻ quan tâm đến môi trường xung quanh của mình hơn, từ đó có thể khiến trẻ mở rộng thế giới quan của mình hơn. Một số những hoạt động chăm sóc môi trường có thể tham khảo như lau dọn vệ sinh những đồ dùng, vật dụng trong nhà, chăm sóc cây, tưới nước cho cây hoặc trồng cây,…
2.3. Hoạt động sáng tạo bằng đồ chơi
Hoạt động sáng tạo bằng đồ chơi không chỉ mang đến những khoảnh khắc vui chơi thú vị dành cho trẻ mà còn giúp cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ trở nên hiệu quả. Một số những đồ chơi montessori bạn có thể tham khảo như bảng bận rộn, những đồ chơi liên quan đến chữ cái và số đếm, đồ chơi liên quan đến thí nghiệm,…
Hoạt động sáng tạo bằng đồ chơi
2.4. Phân công công việc cho các thành viên
Việc phân công công việc cho các thành viên trong gia đình sẽ giúp cho trẻ có trách nhiệm với công việc đã được giao. Trẻ khá hứng thú khi được giao một công việc nào đó trong gia đình, vậy nên để trẻ có tính trách nhiệm hơn thì hoạt động này sẽ mang đến hiệu quả nhất định.
2.5. Hoạt động vui chơi giải trí
Thực hành montessori tại nhà không những chỉ học và làm việc mà trẻ còn cần có những hoạt động vui chơi giải trí. Vậy nên ba mẹ có thể tổ chức hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi để giúp trẻ thư giãn qua những trò chơi vận động, trò chơi trí tuệ, tô tranh, …
3. Những điều cần lưu ý khi áp dụng thực hành montessori tại nhà
Khi thực hành montessori tại nhà ba mẹ cần lưu ý đến một số những đặc điểm như:
Để trẻ hình thành được khả năng tự lập và chủ động khi áp dụng phương pháp montessori tại nhà, ba mẹ cần bố trí những vật dụng trong gia đình vừa tầm với con. Ví dụ như những hoạt động cá nhân như lau mũi hay lau bàn hãy để những chỗ vừa tầm với đối với trẻ. Ba mẹ tạo cho trẻ một không gian lý tưởng để tiếp xúc với các đồ dùng một cách an toàn nhất.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng thực hành montessori tại nhà
Xem thêm : 12 thì trong tiếng anh: Định nghĩa, công thức và cách dùng
Đối với phương pháp thực hành montessori tại nhà, ba mẹ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để đợi được trẻ có thể tự đi giày thay vì được bố mẹ đi cho. Mặc dù sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng nếu được luyện tập từ nhỏ sẽ giúp ích cho trẻ làm được nhiều việc một cách dễ dàng hơn.
Trẻ ở độ tuổi mầm non chưa hoàn thiện về độ nhận thức nên có thể nhận thấy được những vấn đề xung quanh xảy ra. Vậy nên ba mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích và nói cho con biết những gợi ý và đưa ra hướng giải quyết vấn đề dành cho con.
Để rèn luyện được kỹ năng tự lập có nghĩa không phải bỏ mặc con làm mọi thứ. Bởi trẻ vẫn cần sự hỗ trợ từ ba mẹ để hoàn thành được những nhiệm vụ của mình. Nên ba mẹ hãy quan sát con nhiều hơn để hỗ trợ trẻ một cách kịp thời.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Montessori là gì?
Giáo dục Montessori là một triết lý giáo dục được đặt tên dựa trên nhà sáng lập đó là mà Maria Montessori. Phương pháp này tập trung vào khả năng độc lập, khả năng nhận thức, trí tuệ và thể lực của trẻ. Phương pháp này được áp dụng cho trẻ từ 2 – 6 tuổi, đây là giai đoạn vàng để trẻ có thể hình thành và phát triển thế giới quan cũng như khả năng nhận thức của mình. Với phương pháp này, trẻ có thể tự do phát triển theo cách riêng của mình.
4.2. Các loại đồ chơi thực hành montessori phổ biến?
Trẻ học được nhiều thứ từ đồ chơi, nó sẽ giúp trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh bằng nhiều cách khác nhau. Để thực hành montessori tại nhà ba mẹ tham khảo một số đồ chơi thực hành phổ biến như:
- Nhà kho bằng gỗ – Đây là một trò chơi giả tưởng, nó sẽ giúp trẻ liên tưởng, tưởng tượng đến thế giới xung quanh, phát triển những mối liên hệ khác nhau. Nhà kho mô hình kèm với những động vật ngộ nghĩnh sẽ thu hút và phát triển khả năng tư duy của trẻ.
- Bộ xếp hình nhiều màu sẽ giúp trẻ nhận biết được được màu sắc, phát triển tư duy, hình thành quá trình ghi nhớ. Qua trò chơi này, ba mẹ có thể thực hành cùng con một số những hoạt động để trẻ hào hứng hơn.
- Các loại nhạc cụ – Từ khi con nhỏ trẻ đã có những cảm thụ âm nhạc, điều này cho thấy sự ảnh hưởng của âm nhạc đối với quá trình nhận thức cũng như cảm xúc của trẻ như thế nào. Các món đồ chơi nhạc cụ với nhiều loại khác nhau sẽ giúp trẻ khám phá và biết được nhiều hơn.
4.3. Trường mầm non nào ứng dụng phương pháp montessori vào giảng dạy?
Phương pháp Montessori là một trong những phương pháp giảng dạy cho trẻ mầm non được nhiều trường áp dụng. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được một môi trường tốt, an toàn giúp trẻ có thể thực hành được phương pháp này là điều không hề đơn giản đối với ba mẹ. Để nói ngôi trường gần như đầu tiên và áp dụng phương pháp này hiệu quả nhất phải nhắc đến trường truonglehongphong.edu.vn (SMIS). Đây là ngôi trường đi đầu trong việc đưa phương pháp này vào giảng dạy.
Với phương châm mong muốn mang đến một môi trường giáo dục lành mạnh, SMIS đã thực hiện những trải nghiệm giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện ở trẻ về trí tuệ, thể chất cũng như tinh thần trong giai đoạn đầu đời.
Hệ thống chương trình học với đầy đủ những lĩnh vực trong cuộc sống như Giác quan, Toán học, Ngôn ngữ, Khoa học, Âm nhạc,… Điều này nhằm đáp ứng triết lý giáo dục thông qua việc tạo cho trẻ một môi trường trải nghiệm tiềm năng.
Trên đây là những phương pháp giúp ba mẹ có thể thực hành montessori tại nhà cùng con. Phương pháp thực hành này sẽ khơi dậy được khả năng tự lập của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Những công việc nhỏ hàng ngày mặc dù đơn giản nhưng sẽ giúp trẻ có nhiều kỹ năng hơn trong cuộc sống, tự tin và độc lập hơn. Hy vọng, với những thông tin hữu ích này sẽ giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về phương pháp này.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)