- Tìm hiểu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
- Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
- 9+ cách dạy trẻ tập nói tại nhà dễ dàng, hiệu quả
- 1. Thường xuyên nói chuyện với trẻ
- 2. Đọc sách cho trẻ nghe để dạy con tập nói
- 3. Hát cho bé nghe mỗi ngày
- 4. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người
- 5. Dạy trẻ nói từ những từ đơn giản, dễ hiểu
- 6. Hạn chế cho con sử dụng điện thoại, xem tivi
- 7. Hướng dẫn trẻ cách tự giải quyết vấn đề
- 8. Dạy trẻ các bài học ngắn kết hợp công cụ giải dạy trực quan
- 9. Cho con tham gia các trò chơi dạy trẻ tập nói
- 10. Cho trẻ đi học
- 11. Không bắt chước ngôn ngữ, hành động của trẻ
- Một số lưu ý quan trọng khi dạy bé chậm nói tại nhà
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Tìm hiểu mẹo chữa trẻ chậm nói theo khoa học?
- 2. Tìm các khóa học dạy trẻ chậm nói, trung tâm dạy trẻ chậm nói ở đâu?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Tình trạng trẻ chậm nói không hiếm gặp, khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Tuy nhiên để cải thiện khả năng nói của trẻ, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện một cách khoa học. Dưới đây truonglehongphong.edu.vn cập nhật 9+ cách dạy trẻ tập nói tại nhà dễ dàng, hiệu quả nhằm giúp con nâng cao khả năng giao tiếp và vốn từ vựng. Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo để có bé nhà mình nhanh tiến bộ nhé.
- Lowkey là gì? Tại sao lại HOT và được nhiều người nhắc đến?
- Top 101+ ảnh avatar cute dễ thương nhất dành cho nam và nữ
- Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học – 8 cách giúp trẻ vượt qua “khủng hoảng”
- Thế nào là một lớp học Montessori tiêu chuẩn
- 10 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 4 tháng an toàn, bổ dưỡng
Dạy trẻ chậm nói tại nhà giúp con nâng cao khả năng giao tiếp và vốn từ vựng
Bạn đang xem: 9+ cách dạy trẻ tập nói tại nhà dễ dàng, hiệu quả
Tìm hiểu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
Mỗi đứa trẻ có sự phát triển không giống nhau nên có bé biết nói sớm, nhưng có bé lại biết nói chậm hơn. Tuy nhiên, nếu vượt qua các giai đoạn phát triển ngôn ngữ lâu mà trẻ chưa thể nói bình thường được thì cha mẹ cần can thiệp, hỗ trợ bằng cách dạy nói cho trẻ chậm nói.
Các cột mốc phát triển của bé
Để xác định thời điểm tác động kịp thời hỗ trợ con, cha mẹ nên quan tâm đến các giai đoạn phát triển ngôn ngữ này ở trẻ. Cụ thể:
- Giai đoạn từ 3 – 6 tháng: Đây là thời điểm trẻ biết cười, chăm chú lắng nghe mọi người xung quanh nói chuyện và hóng chuyện khi có người khác nói chuyện với mình. Thời điểm từ 5 – 6 tháng bé có thể ê, a và bộc lộ cảm xúc của bản thân.
- Giai đoạn từ 6 – 12 tháng: Ở giai đoạn này trẻ có khả năng phát âm được những câu dài, tuy nhiên cha mẹ chưa thể nghe được câu rõ ràng. Đối với những bé phát triển nhanh chúng ta thấy trẻ bắt chước cử động miệng của người lớn, thậm chí nói được khoảng 2 – 3 từ.
- Giai đoạn 12 – 15 tháng: Trẻ phát triển tốt có thể nói được câu ngắn có khoảng 4 từ. Bên cạnh đó, bé biết cách sắp xếp từ, ghép từ thành câu đúng thứ tự.
- Giai đoạn trẻ 24 tháng: Lúc này vốn từ vựng của trẻ đã rộng mở hơn, con có thể biết khoảng 50 – 75 từ. Đây là giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển ngôn ngữ, bé biết cách xâu chuỗi từ thành cụm từ hay câu dài hoàn chỉnh. Cha mẹ cần chú ý kiên trì dạy trẻ tập nói, cũng như áp dụng các phương pháp để con mở rộng vốn từ vừng của mình hơn.
- Giai đoạn trẻ từ 2,5 – 4,0 tuổi: Ở độ tuổi này vốn từ vựng của trẻ mở rộng có số lượng lớn thậm chí lên đến 1.000 từ. Trẻ nói được các câu dài, tự diễn tả được điều mình muốn. Đặc biệt, trẻ thích nói, thích ca hát, tò mò tìm hiểu môi trường xung quanh nên hay đặt các câu hỏi có liên quan đến sự vật, sự việc. Cha mẹ hãy chọn cách đơn giản, dễ hiểu để giải thích, trả lời trẻ để con tăng vốn từ, phát triển ngôn ngữ và sự hiểu biết.
Căn cứ vào đặc điểm của từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ, cha mẹ có thể so sánh với sự phát triển của em bé nhà mình. Từ đó, chúng ta sớm phát hiện trường hợp trẻ chậm nói để có cách giúp trẻ chậm nói hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Tìm hiểu dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Chậm nói ở trẻ là tình trạng phát triển khả năng ngôn ngữ chậm so với các giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ. Việc chậm nói đơn thuần không liên quan đến bệnh lý không gây nhiều ảnh hưởng nếu chúng ta kịp thời áp dụng cách dạy con chậm nói. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết tình trạng này ở trẻ?
>>Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ
Nhận biết trẻ chậm nói thông qua các biểu hiện như sau:
- Giai đoạn trẻ sơ sinh: Nhận biết biểu hiện bất thường ở trẻ sơ sinh là không có phản ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào đặc biệt.
- Giai đoạn trẻ 3 – 4 tháng: Trẻ không gây tiếng ồn, không hóng chuyện, không quan sát người xung quanh, ít giao tiếp bằng mắt và ít mỉm cười.
- Giai đoạn trẻ 4 – 7 tháng tuổi: Trẻ thường gặp khó khăn khi tập ngồi và ngồi, không có sự tương tác với người xung quanh, không có phản ứng với âm thanh, thờ ơ với cha mẹ và các đồ vật.
- Giai đoạn trẻ từ 7 -12 tháng tuổi: Trẻ không bò, gặp khó khăn khi tập đứng và đứng, trẻ ít sử dụng ngôn ngữ, không có biểu hiện ngôn ngữ hình thể.
- Giai đoạn trẻ 12 – 24 tháng: Trẻ không bắt chước được lời người lớn nói hay dạy trẻ, không thể phát ra âm thanh với các từ rõ rệt, không hiểu yêu cầu đơn giản từ người lờn.
- Giai đoạn trẻ trên 2 tuổi: Trẻ chỉ bắt chước hành động hoặc âm thanh mà không tự phát âm được các từ hay cụm từ. Trẻ chỉ nói một số từ lặp lại mà không có ý nghĩa, khiến người khác không thể hiểu bé nói gì. Trẻ không tuân theo các yêu cầu đơn giản từ người lớn.
Đối với trẻ trên 2 tuổi có các biểu hiện chậm nói như trên, thay vì dạy bé tập nói tại nhà, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Phương pháp dạy bé chậm nói
9+ cách dạy trẻ tập nói tại nhà dễ dàng, hiệu quả
Loại trừ các dấu hiệu bệnh lý, đối với các trường hợp trẻ chậm nói, cha mẹ có thể dạy con chậm nói ngay tại nhà. 9+ cách dưới đây sẽ giúp sớm cải thiện tình trạng này của trẻ một cách hiệu quả.
9+ cách dạy trẻ tập nói tại nhà dễ dàng, hiệu quả
1. Thường xuyên nói chuyện với trẻ
Thường xuyên nói chuyện với con được coi là cách cải thiện vốn từ vựng cũng như khả năng giao tiếp của trẻ. Cha mẹ đừng đợi đến khi con có khả năng nói chúng ta mới thực hiện, mà hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản để nói với bé từ khi con còn trong bụng mẹ. Khi trẻ ra đời con sẽ nhận ra đâu là giọng nói thân quen của cha mẹ.
Với trẻ sơ sinh cũng vậy, những từ đơn giản sẽ được con ghi nhớ và bắt chước theo bản năng. Sau 1 thời gian con có thể nói theo những gì mà cha mẹ thường xuyên nói với bé trước đó. Cha mẹ chú ý, chúng ta cần kiên nhẫn, nói chậm và rõ ràng để trẻ có thể tiếp thu.
Thường xuyên nói chuyện với bé là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà đơn giản, hiệu quả phát triển ngôn ngữ của con mà phụ huynh nên áp dụng.
2. Đọc sách cho trẻ nghe để dạy con tập nói
Đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày là cách dạy cho bé chậm nói hiệu quả
Phương pháp đọc sách, truyện hữu hiệu trọng việc dạy bé chậm nói tại nhà. Những câu chuyện cổ tích, bài thơ ngắn với vần điệu hay và dễ nhớ sẽ làm giàu thêm vốn từ vựng cho trẻ. Cha mẹ nên chọn thời điểm con vui vẻ, hợp tác để thực hiện cách này, như lúc chơi cùng con, tắm cho con hay khi chuẩn bị đi ngủ.
3. Hát cho bé nghe mỗi ngày
Bài hát có vần điệu luôn là các ca từ dễ ghi nhớ không chỉ với người lớn mà ngay cả với trẻ nhỏ. Cha mẹ nên thường xuyên hát và dạy trẻ hát những bài hát phù hợp với lứa tuổi. Đây không chỉ là cách dạy con chậm nói được các chuyên gia khuyến khích thực hiện hàng ngày. Cách làm này con giúp tình cảm giữa cha mẹ và con cái thêm gắn kết. Là cách giúp bé ghi nhớ từ mới, phát triển ngôn ngữ hiệu cho trẻ hiệu quả.
4. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người
Nhiều phụ huynh có thói quen không cho trẻ tiếp xúc với nhiều người khi còn nhỏ, vi lo sợ con có sức đề kháng yếu sẽ dễ dàng nhiễm vi khuẩn hay bệnh tật. Tuy nhiên đây lại là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát và chậm nói. Vì vậy ngay cả khi trẻ chưa thể nói chuyện, cha mẹ nên cho con gặp gỡ với nhiều người để tạo điều kiện cho bé hình thành ngôn ngữ. Cách hay dạy con chậm nói này còn giúp bé trở nên nhanh nhanh hơn trong tương lai.
5. Dạy trẻ nói từ những từ đơn giản, dễ hiểu
Dạy con nói những từ đơn giản, dễ hiểu
Khi dạy bé chậm nói tại nhà nhiều phụ huynh nóng lòng biểu đạt nhiều từ ngữ, cảm xúc phức tạp khó hiểu. Điều này càng khiến trẻ khó học, khó bắt chước, lâu dần con không còn hứng thú học hỏi nữa. Cha mẹ nên sử dụng các từ ngữ đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu kết hợp với các hình ảnh thân thuộc để trẻ dễ học. Cách dạy trẻ sinh động như vậy là cách hay để trẻ nhớ nhanh, tăng cường phản xạ ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.
6. Hạn chế cho con sử dụng điện thoại, xem tivi
Xem thêm : Free The Child’s Potential | KHẢI ANH – CON ƯỚC MƠ TRỞ THÀNH PHI HÀNH GIA
Một trong những sai lầm phổ biến của cha mẹ là thường xuyên cho con xem điện thoại, tivi để trẻ ngoan mỗi khi bận rộn. Mặc dù sử dụng các thiết bị này trong dạy trẻ có những tác dụng nhất định, tuy nhiên cho con xem quá sớm, quá nhiều sẽ gây ra tác dụng phụ khó lường. Say mê xem tivi, điện thoại khiến trẻ lười tập nói và hoàn toàn không phải là cách dạy bé chậm nói tại nhà nên áp dụng.
7. Hướng dẫn trẻ cách tự giải quyết vấn đề
Trẻ chậm nói khó biểu đạt những gì mình muốn, khi người lớn không hiểu được vấn đề bé thường hay nổi giận hoặc có những hành động phá phách. Đây là những hành động, cử chỉ thay vì lời nói để trẻ biểu hiện yêu cầu của mình. Lúc này cha mẹ cần kiên nhẫn để hướng dẫn trẻ cách tự giải quyết vấn đề hoặc nói ra bằng lời những nguyện vọng của mình. Phương pháp dạy bé tập nói tại nhà này được chuyên gia đánh giá cao vì tính hiệu quả mà còn giúp trẻ trở nên tự lập hơn.
8. Dạy trẻ các bài học ngắn kết hợp công cụ giải dạy trực quan
Các bài học ngắn là cách dạy nói cho trẻ chậm nói mang đến nhiều tác dụng. Thường xuyên dạy con bài học ngắn phù hợp với khả năng nhận thức và lứa tuổi giúp trẻ tạo được thói quen và giờ giấc cố định. Để tăng tính hiệu quả, cha mẹ nên kết hợp với các dụng cụ giảng dạy trực quan, các hoạt động mà trẻ yêu thích để thu hút sự hứng thú giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn. Không nên dạy trẻ bài học dài, trẻ khó tiếp thu và không mang lại được mục đích mong muốn.
9. Cho con tham gia các trò chơi dạy trẻ tập nói
Hãy cho trẻ ra ngoài nhiều hơn và tham gia vào các trò chơi dạy trẻ tập nói. Giao tiếp với nhiều người, nhất là bạn bè cùng trang lứa trẻ sẽ chú ý đến hành động, lời nói của người khác để nhanh chóng học theo. Các trò chơi giúp con hứng thú, vui vẻ trở nên nhanh nhẹn, hoạt ngôn, tự tin và ngày càng học nói tốt hơn.
10. Cho trẻ đi học
Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với mọi người xung quanh
Lớp học chính là môi trường tốt, là phần không thể thiếu trong cách dạy cho trẻ chậm nói mang lại hiệu quả mong muốn. Đồng thời cách làm này giúp giải quyết tốt vấn đề đau đầu của những cha mẹ bận rộn không có nhiều thời gian dành cho con. Thay vì để cho trẻ xem tivi, điện thoại cha mẹ nên cho con đến lớp để được tiếp nhận phương pháp giáo dục khoa học và giao lưu với nhiều bạn bè. Điều này mang đến hiệu quả tốt khi muốn dạy bé chậm nói.
11. Không bắt chước ngôn ngữ, hành động của trẻ
Thông thường, trong thời gian mới tập nói, nhiều trẻ phát âm không chuẩn, nói líu lưỡi, nói ngọng. Nhiều người lớn có xu hướng bắt chước ngôn ngữ, hành động của trẻ để cười cợt khiến bé xấu hổ, mất tự tin. Bắt chước cách nói của trẻ còn khiến con hình thành thói quen nói sai rất khó sửa. Vì vậy, không áp dụng hành động này trong quá trình dạy bé chậm nói tại nhà.
Một số lưu ý quan trọng khi dạy bé chậm nói tại nhà
Một số lưu ý quan trọng khi dạy bé chậm nói tại nhà
Dạy nói cho trẻ chậm nói không phải là vấn đề đơn giản, dễ thực hiện mà đòi hỏi cha mẹ phải kiên trì và có những kiến thức nhất định. Để đảm bảo quá trình áp dụng các phương pháp cải thiện tình trạng này hiệu quả, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Các thành viên trong gia đình cần thống nhất cách dạy cho trẻ chậm nói, tránh tình trạng mỗi người áp dụng 1 phương pháp khiến bé khó tiếp thu và không mang lại hiệu quả.
- Khi nói chuyện với trẻ yêu cầu người lớn phải sử dụng từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ đảm bảo tính phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của bé. Bên cạnh đó, cần giúp trẻ tập trung và câu chuyện hay vấn đề mình nói bằng cách phát âm rõ lời và nhìn thẳng vào bé.
- Người lớn cần kiên nhẫn, bình tĩnh trong trường hợp trẻ không hợp tác, không tập trung. Chúng ta cần nhớ, trẻ cần có thời gian để tiếp thu và ghi nhớ nên cần cha mẹ phải từ tốn, nhẹ nhàng động viên con.
- Tất cả các cách giúp trẻ chậm nói đều không mang lại hiệu quả tức thì mà cần có thời gian dài. Vì vậy cha mẹ cần tích cực áp dụng các phương pháp hàng ngày, mọi lúc, mọi nơi để tăng cường tính hiệu quả.
- Đừng ngại cho con tiếp xúc thường xuyên với mọi người xung quanh, bạn bè cùng trang lứa, đưa con đến lớp để trẻ sớm học hỏi được từ vựng, phát triển ngôn ngữ nhanh hơn. Đây là cách dạy nói cho trẻ chậm nói được các chuyên gia đánh giá cao về tính hiệu quả.
- Nếu bé chậm nói kèm theo các biểu hiện của bệnh lý như bệnh lý bẩm sinh, bệnh tự kỷ, cha mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng bệnh.
Câu hỏi thường gặp
1. Tìm hiểu mẹo chữa trẻ chậm nói theo khoa học?
Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà bằng mẹo khoa học cũng là phương pháp hay áp dụng mang lại hiệu quả. Ba mẹ có thể thực hiện một số cách như sau:
- Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu: Đây là mẹo hay được nhiều phụ huynh thực hiện và đánh giá cao về tính hiệu quả. Ví dụ: Chúng ta có thể bắt đầu bằng ký hiệu chụm tay và đưa lên miệng có nghĩa là ăn. Mỗi kí hiệu nên thực hiện nhiều lần đến khi trẻ ghi nhớ, trẻ cảm thấy thích thú sẽ phát triển khả năng nói nhanh hơn.
- Lặp tên đồ vật quen thuộc nhiều lần: Hãy chọn đồ vật quen thuộc xung quanh trẻ và gọi tên chúng bằng 1 hoặc 2 từ ngắn gọn nhiều lần. Sau 1 thời gian chúng ta sẽ thấy bé ghi nhớ và tự đọc tên khi cầm đồ vật hoặc cha mẹ cầm đồ vật đó lên.
- Dạy trẻ cách mở rộng câu: Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà bằng việc mở rộng câu không chỉ giúp trẻ học nói mà còn phát triển tư duy tốt. Ngoài việc cho con học các từ hay câu đơn giản cha mẹ hãy mở rộng bằng các câu khác dài hơn, chắc chắn con sẽ tăng khả năng nói nhanh chóng. Ví dụ: dạy trẻ nói “cơm” => “bát cơm” => “Con muốn ăn cơm”
- Mô tả cho bé nghe về thế giới xung quanh: Tích cực nói chuyện với con là cách dạy cho trẻ chậm nói được đánh giá cao. Cha mẹ nên nói chuyện với trẻ bằng những câu từ ngắn gọn về sự vật, hiện tượng thân thuộc. Đặc biệt hãy mô tả nhiều hơn cho con về thế giới xung quanh, về từng hành động như nấu ăn như thế nào, tắm ra sao, mặc quần áo cần làm gì… Chúng ta nên nói chậm, phát âm rõ ràng, sử dụng câu từ phù hợp đảm bảo trẻ có thể tiếp thu nhanh chóng.
- Dạy con đọc thơ, đọc truyện, hát: Các vần thơ ngắn gọn, các tình tiết trong truyện, các bài hát thiếu nhi luôn có sức hấp dẫn thu hút trẻ. Cha mẹ hãy đọc thơ, đọc truyện, dạy con hát hàng ngày để trẻ phát triển vốn từ vựng cũng như ngôn ngữ nhanh chóng. Đây cũng là mẹo hay trong cách dạy cho bé chậm nói tại nhà được nhiều người áp dụng.
2. Tìm các khóa học dạy trẻ chậm nói, trung tâm dạy trẻ chậm nói ở đâu?
Tìm hiểu khóa học, trung tâm dạy trẻ chậm nói uy tín cho con tham gia
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều khóa học dạy trẻ chậm nói, trung tâm dạy trẻ chậm nói với nhiều lời quảng cáo có cánh. Nhiều bậc phụ huynh khó lòng chọn lựa địa chỉ uy tín cho con em mình theo học. Trước khi quyết định, cha mẹ nên tham khảo các kênh thông tin sau:
- Tham khảo ý kiến người thân, bạn bè và những người có kinh nghiệm về địa chỉ đáng tin cậy
- Tìm hiểu thông tin cơ sở cung cấp khóa học, trung tâm dạy trẻ trên phương tiện thông tin đại chúng
- Tìm hiểu đánh giá của phụ huynh khác trên các hội nhóm uy tín
- Tìm hiểu người sáng lập, đội ngũ giáo viên giảng dạy về chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
- Tìm hiệu trên thực tế bằng cách đến địa chỉ đào tạo để có nhìn nhận khách quan
Dạy trẻ chậm nói tại nhà là cách phụ huynh giúp con nâng cao vốn từ vựng, cải thiện khả năng giao tiếp từ đó bé sẽ trở nên tự tin hơn trong cuộc sống. Chỉ với 9+ phương pháp khá đơn giản và dễ thực hiện trên đây, chúng ta chỉ cần kiên trì áp dụng sẽ mang đến những hiệu quả bất ngờ. truonglehongphong.edu.vn hi vọng những chia sẻ từ chuyên gia này sẽ có ích cho các cha mẹ đang muốn cải thiện khả năng nói của em bé nhà mình. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý, trong trường hợp không có tiến triển khả quan, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để trẻ được thăm khám và can thiệp sớm.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)