- Thế nào là phương pháp ăn dặm truyền thống?
- Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống
- Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống
- Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho trẻ mới bắt đầu
- Cho bé ăn dặm kiểu truyền thống đúng khoa học
- 1. Cho trẻ ăn bột kết hợp với các thực phẩm khác xay nhuyễn
- 2. Tăng độ đậm đặc, độ thô trong các món ăn của trẻ
- 3. Cho trẻ ăn cháo nguyên hạt
- 4. Tập cho trẻ ăn cơm và đồ ăn băm nhỏ
- Gợi ý thực đơn ăn dặm theo kiểu truyền thống cho trẻ theo lứa tuổi
- 1. Lịch ăn dặm kiểu truyền thống cho trẻ 6 – 10 tháng
- 2. Lịch ăn dặm truyền thống cho trẻ 10 – 12 tháng tuổi
- Giới thiệu một số món ăn dặm giàu dưỡng chất, dễ thực hiện
- 1. Khoai lang nghiền
- 2. Súp khoai tây và sữa
- 3. Súp thịt bò, bí đỏ
- 4. Bột tôm, rau ngót
- 5. Bột thịt bò, đậu Hà Lan
- 6. Cháo cua biển, ngô, nấm hương
- 7. Cháo bí xanh
- 8. Cháo thịt gà, nấm hương
- 9. Táo hấp
- 10. Xoài nghiền
- Lưu ý quan trọng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm truyền thống
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng mấy bữa 1 ngày?
- 2. Gợi ý tuần đầu an dặm truyền thống cho trẻ?
- 3. Thực đơn cháo ăn dặm truyền thống cho trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Ăn dặm truyền thống là phương pháp được áp dụng nhiều nhất hiện nay, được nhiều thế hệ cha mẹ Việt áp dụng cho con. Phương pháp đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên ăn dặm theo kiểu truyền thống một cách khoa học như thế nào? Thực đơn nên đưa vào những món gì? Đây chính là những thắc mắc mà truonglehongphong.edu.vn liên tục nhận được từ phía cha mẹ. Chúng ta cùng theo dõi nội dung bài viết ăn dặm truyền thống và những điều cơ bản ngay sau đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhé.
Ăn dặm truyền thống là phương pháp được nhiều thế hệ cha mẹ Việt áp dụng cho con
Bạn đang xem: Ăn dặm truyền thống một cách khoa học như thế nào – Sakura Montessori
Thế nào là phương pháp ăn dặm truyền thống?
Ăn dặm kiểu truyền thống là cách cho trẻ ăn dặm lâu đời và phổ biến áp dụng tại Việt Nam. Với phương pháp ăn dặm này, thức ăn cho trẻ thường được xay nhuyễn tổng hợp các loại thực phẩm. Sau đó chế biến thành các món bột hoặc cháo có độ mịn hay thô tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của con.
Trong cách ăn dặm truyền thống, trẻ thường ăn nhiều chất đạm, chất béo trong giai đoạn đầu. Sau khi làm quen với thức ăn dạng lỏng, mịn, nghiền nhuyễn trẻ chuyển dần sang cháo hạt và cuối cùng là ăn cơm.
Phương pháp ăn dặm truyền thống có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cân nhắc ưu và nhược điểm sẽ giúp quá trình chăm sóc trẻ của chúng ta hiệu quả hơn, tránh các tác dụng xấu cho con.
Tìm hiểu các phương pháp ăn dặm cho bé
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống
Thực đơn ăn dặm truyền thống được cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết
- Trong giai đoạn tập ăn dặm trẻ được làm quen với thức ăn xay nhuyễn, hệ tiêu hóa dễ thích nghi sau khi chuyển từ giai đoạn 100% sữa mẹ sang thực phẩm mới
- Thực đơn được cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết, đảm bảo dinh dưỡng nên trẻ tăng cân đều đặn
- Khẩu phần ăn được điều chỉnh từ ít đến nhiều phù hợp với nhu cầu của trẻ
- Cha mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị món ăn dặm cho con
Cho bé ăn dặm theo tháng tuổi khoa học
Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống
- Ngay từ đầu trẻ được ăn với khẩu phần pha trộn nhiều loại thức ăn nên con không cảm nhận được mùi vị riêng
- Cha mẹ khó phát hiện loại thực phẩm trẻ bị dị ứng (nếu có) bởi trẻ ăn món ăn hỗn hợp
- Trẻ ít được rèn luyện khả năng nhai nuốt, kỹ năng cầm nắm thức ăn đưa lên miệng
Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho trẻ mới bắt đầu
Nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống
Để quá trình cho bé ăn dặm kiểu truyền thống đạt được hiệu quả, trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, năng lượng phát triển toàn diện, cha mẹ nên chú ý một số nguyên tắc sau:
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính: Trong những năm tháng đầu đời, đặc biệt là giai đoạn dưới 1 tuổi, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho con. Ăn dặm lúc này chỉ là bữa phụ mặc dù cần lên thực đơn cân đối thực phẩm, thay đổi cách chế biến hợp khẩu vị trẻ. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa, miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nên trẻ cần có thời gian làm quen với nguồn thức ăn mới.
- Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm: Theo khoa học, giai đoạn nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm là lúc 6 tháng tuổi. Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất: Xây dựng thực đơn cho trẻ ăn dặm cha mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản là nhóm chất đạm, nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất cân đối.
- Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc: Với cách ăn dặm truyền thống cho bé cha mẹ lưu ý cho bé ăn từ từ với lượng từ ít đến nhiều. Trong quá trình cho trẻ ăn cần quan sát kịp thời phát hiện nguy cơ dị ứng và khả năng tiêu hóa thực phẩm mới của con. Đầu tiên cần xay nhuyễn mịn nguyên liệu, cho trẻ ăn từ loãng đến đặc. Nên tăng độ thô dần theo giai đoạn để hệ tiêu hóa của trẻ kịp thời thích nghi.
- Ăn dặm từ ngọt đến mặn: Giai đoạn làm quen nên cho trẻ ăn dặm với vị ngọt, sử dụng các thực phẩm như yến mạch sữa, gạo sữa… vị gần giống với sữa mẹ. Sau thời gian thích nghi khoảng từ – 4 tuần cha mẹ chuyển dần cho con sang ăn dặm vị mặn.
- Đa dạng thực phẩm: Đa dạng thực phẩm, hương vị khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng, đồng thời giúp trẻ cảm thấy ngon miệng, hợp tác trong ăn uống.
Cho bé ăn dặm kiểu truyền thống đúng khoa học
Đảm bảo cho trẻ ăn dặm kiểu truyền thống đúng khoa học
Nhiều cha mẹ trước khi bước vào hành trình chăm con, đã rất quan tâm đến phương pháp ăn dặm truyền thống và những điều cơ bản, để quá trình thực hành đạt hiệu quả tốt nhất. Để thực hiện hiệu quả, khoa học chúng ta nên chia giai đoạn ăn dặm của trẻ thành nhiều phần cụ thể:
1. Cho trẻ ăn bột kết hợp với các thực phẩm khác xay nhuyễn
Cho trẻ ăn bột kết hợp với các thực phẩm khác xay nhuyễn phù hợp cho giai đoạn trẻ từ 5,5 đến 6 tháng, cha mẹ cần chú ý 1 số điểm sau:
- Nấu bột hoặc cháo loãng tỉ lệ 1 : 10 (1 gạo : 10 nước) kết hợp với nước luộc gà, nước rau củ luộc và các thực phẩm ninh kỹ, xay nhuyễn, lọc qua rây thu được hỗn hợp mềm mịn, loãng.
- Không nên sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như cua biển, thịt bò, tôm, lòng trắng trứng…
- Không ép trẻ ăn quá nhiều, nên cho con làm quen với lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian
- Đảm bảo lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ vì đây là nguồn dinh dưỡng chính.
2. Tăng độ đậm đặc, độ thô trong các món ăn của trẻ
Sau giai đoạn làm quen với thực phẩm mới, cha mẹ nên tăng độ đậm đặc và độ thô trong các món ăn của trẻ vào thời điểm trẻ từ 7 – 9 tháng. Chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Có thể cho trẻ ăn từ 2 – 3 bữa ăn dặm/ ngày, kết hợp giữa bột và cháo. Giai đoạn này không cần phải xay nhuyễn và lọc qua rây cháo. Khi nấu cháo chỉ cần dùng đũa hoặc thìa khuất để hạt cháo vỡ ra.
- Đa dạng thực phẩm trong thực đơn ăn dặm của trẻ với các loại thịt cá như lươn, cua, thịt bò, thịt gà và nhiều loại rau củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt, rau cải… Chúng ta có thể tăng độ thô bằng cách băm nhỏ thực phẩm rồi lược qua rây.
- Thời điểm này thường trẻ sẽ mọc răng nên dễ gặp phải tình trạng con sốt, đau nướu, rối loạn tiêu hóa… dẫn đến lười ăn. Phụ huynh tránh ép trẻ ăn mà hãy chia nhỏ các bữa để con hợp tác hơn.
>>Xem thêm: Cách tăng độ thô cho bé ăn dặm truyền thống đơn giản, hiệu quả
3. Cho trẻ ăn cháo nguyên hạt
Khi trẻ được 10 – 12 tháng, cha mẹ có thể chuyển sang giai đoạn cho trẻ ăn cháo nguyên hạt:
- Chúng ta có thể nấu cháo nguyên hạt, đặc hơn kết hợp với các thực phẩm xay hoặc băm nhuyễn. Cho con ăn tăng thô và làm quen với các thực phẩm mềm như xoài, chuối, đu đủ…
- Rèn luyện kỹ năng ăn uống cho trẻ bằng cách cho con làm quen với muỗng, nĩa khi áp dụng cách ăn dặm truyền thống cho bé. Cho con ngồi ăn cùng với cả nhà để con học cách nhai nuốt, nề nếp ăn uống khoa học.
4. Tập cho trẻ ăn cơm và đồ ăn băm nhỏ
Khi trẻ trên 12 tháng tuổi cha mẹ có thể tập cho trẻ ăn cơm cùng các đồ ăn băm nhỏ:
- Giai đoạn này hầu như trẻ có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm như người lớn, trừ những loại mà con bị dị ứng. Cha mẹ hãy tập cho trẻ ăn cơm, bắt đầu bằng cơm nát.
- Xây dựng thực đơn đa dạng cho trẻ với nhiều cách chế biến khác nhau để giúp trẻ hào hứng ăn uống, chống ngán. Ngoài cơm cha mẹ có thể cho con ăn nui, phở, bún, mì… kết hợp với các đồ ăn băm nhỏ
- Tích cực cho trẻ rèn kỹ năng dùng muỗng, nĩa, nhai, nuốt và ăn uống độc lập.
Gợi ý thực đơn ăn dặm theo kiểu truyền thống cho trẻ theo lứa tuổi
Xây dựng lịch ăn dặm căn cứ vào thói quen và giai đoạn phát triển của con
Trên thực tế, khi xây dựng lịch ăn dặm cho trẻ, cha mẹ cần căn cứ vào thói quen và giai đoạn phát triển của con. Có nhiều cách chia lịch ăn dặm, dưới đây là gợi ý lịch ăn dặm truyền thống cho bé từ 6 -12 tháng tuổi mời phụ huynh tham khảo.
1. Lịch ăn dặm kiểu truyền thống cho trẻ 6 – 10 tháng
Thời gian | Thực đơn |
Buổi sáng | Sau khi trẻ thức dậy cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức |
Sau 2 giờ | Cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức |
Buổi trưa | Cho trẻ ăn món ăn dặm (bột hoặc cháo) |
Sau giờ | Cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức |
Buổi chiều | Cho trẻ ăn món ăn dặm (bột hoặc cháo) |
Buổi tối | Cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức |
2. Lịch ăn dặm truyền thống cho trẻ 10 – 12 tháng tuổi
Thời gian | Thực đơn |
Buổi sáng | Sau khi trẻ thức dậy cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức |
Sau 2 giờ | Cho trẻ ăn món ăn dặm (bột hoặc cháo) |
Buổi trưa | Cho trẻ ăn bữa phụ với sữa chua, trái cây |
Sau 2 giờ | Cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức |
Buổi tối | Cho trẻ ăn món ăn dặm (bột hoặc cháo) |
Trước khi đi ngủ | Cho trẻ bú mẹ hoặc uống sữa công thức |
Giới thiệu một số món ăn dặm giàu dưỡng chất, dễ thực hiện
Khi chuyển sang giai đoạn ăn dặm, việc nghiên cứu thực phẩm và xây dựng thực đơn cho trẻ phù hợp đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của con. Để giúp cha mẹ rút ngắn thời gian tìm hiểu, truonglehongphong.edu.vn gửi đến gợi ý một số món ăn dặm giàu dưỡng chất, dễ thực hiện theo kiểu truyền thống. Hi vọng những món ăn này sẽ là ý tưởng hay giúp cha mẹ lên thực đơn cho bé ngay hôm nay nhé.
1. Khoai lang nghiền
Khoai lang nghiền sữa
Xem thêm : Hai lực cân bằng là gì? Lý thuyết và bài tập chi tiết
Khoai lang là thực phẩm không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp với trẻ từ 6 tháng tuổi mà còn có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Khoai lang có vị ngọt, bùi nấu cùng sữa tạo thành hỗn hợp sánh mịn trẻ rất yêu thích. Chúng ta cần chuẩn bị và chế biến món ăn dặm này theo các bước sau đây:
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai lang: ½ củ
- Sữa công thức/ sữa mẹ: 60ml
Chế biến
- Gọt bỏ vỏ khoai, rửa sạch và ngâm khoai vào nước khoảng 10 phút để hết nhựa khoai.
- Thái khoai lang thành miếng nhỏ, cho khoai vào hoặc hấp chín chín, lấy khoai ra bát để nguội và nghiền thật mịn
- Cho khoai lang nghiền vào nồi, thêm sữa, vừa đun vừa khuấy đến khi được hỗn hợp đồng nhất thì tắt bếp.
- Cho khoai lang nghiền ra bát và cho trẻ thưởng thức
2. Súp khoai tây và sữa
Khoai tây nghiền sữa
Súp khoai tây sữa là món ăn dặm kiểu truyền thống được nhiều phụ huynh chế biến cho trẻ. Súp mềm mịn, nhiều dinh dưỡng, vị thơm ngọt tự nhiên thích hợp cho trẻ từ 6 – 10 tháng tuổi. Cha mẹ có thể tham khảo công thức dưới đây để nấu cho bé nhé.
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây: ½ củ
- Sữa công thức/ sữa mẹ: 60ml
Chế biến
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, cho vào luộc hoặc hấp chín mềm
- Cho khoai tây vào nồi, thêm sữa nấu cùng khoai tây nếu đến khi khoai tây mềm và tắt bếp
- Lấy hỗn hợp khoai tây sữa xay nhuyễn hoặc rây qua lưới để lấy hỗn hợp loãng, mềm mịn
- Cho súp khoai tây sữa ra bát và cho trẻ thưởng thức
3. Súp thịt bò, bí đỏ
Trẻ hào hứng với món súp thịt bò, bí đỏ thơm ngon, bổ dưỡng
Thịt bò là thực phẩm giàu đạm, kết hợp với bí đỏ tạo thành món súp chứa nhiều chất dinh dưỡng và có hương vị hấp dẫn. Cha mẹ có thể nấu món này cho trẻ từ 1 tuổi trở lên thưởng thức. Cách làm không khó, chỉ với vài bước tiến hành như sau:
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt bò: 30g
- Bí đỏ: 20g
- Nước hầm xương
- Bơ lạt
- Hành tây: ¼ củ
Chế biến
- Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn bằng máy xay
- Gọt bỏ vỏ bí đỏ, thái miếng nhỏ và xay nhuyễn
- Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch và băm nhỏ
- Đặt chảo lên bếp, cho bơ vào đun nóng chảy, cho hành tây và cho thịt bò vào đảo đến khi săn lại
- Khi hỗn hợp thịt bò và hành tây chín, thêm bí đỏ đảo đều tiếp trong thời gian khoảng 5 phút
- Tiếp tục cho nước hầm xương vào cùng hỗn hợp, đun tiếp trong thời gian khoảng 10 phút đến khi hỗn hợp đồng nhất
- Cuối cùng, múc súp thịt bò bí đỏ ra bát nhỏ, để nguội và cho bé thưởng thức.
4. Bột tôm, rau ngót
Bột tôm, rau ngót
Rau ngót là 1 trong những loại rau lành tính, giàu vitamin, tốt cho tiêu hóa của trẻ. Kết hợp tôm và rau ngót làm nên món bột ăn dặm theo kiểu truyền thống có vị thơm ngọt, giàu chất xơ phù hợp với các bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi.
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt tôm: 30g
- Rau ngót: 20g
- Bột gạo: 20g
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Tôm rửa và làm sạch, bóc vỏ, băm hoặc xay nhuyễn.
- Rau ngót, rửa sạch, băm nhỏ
- Bột gạo cho vào nồi nước khuấy đều, đặt lên bếp nấu khoảng 10 phút đến khi chín
- Cho tôm, rau ngót vào khuấy đều, nấu thêm khoảng 5 phút đến khi chín thì tắt bếp
- Múc bột ra bát, nêm thêm dầu ăn trộn đều và cho bé ăn khi còn ấm
5. Bột thịt bò, đậu Hà Lan
Bột thịt bò, đậu Hà Lan, khoai tây
Thịt bò kết hợp cùng đậu Hà Lan, cà rốt, khoai tây là món bột ăn dặm theo kiểu truyền thống được nhiều cha mẹ đưa vào thực đơn cho trẻ. Đây là món ăn có tác dụng tuyệt vời trong việc bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động và chữa các chứng khó tiêu của bé. Cách chế biến món bột này gồm các bước như sau:
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo: 20g
- Thịt bò: 20g
- Cà rốt: 10g
- Khoai tây: 15g
- Đậu Hà lan: 10g:
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Khoai tây và cà rốt gọt bỏ vỏ, đậu Hà lan tách lấy hạt, tất cả rửa sạch và cho vào luộc/ hấp chín, sau đó tán nhuyễn
- Thịt bò rửa sạch, để ráo nước và băm nhuyễn, trộn thịt bò với 1/3 chén nước, dùng đũa quấy tan để khi nấu thịt không bị vón cục
- Cho thịt bò lên bếp nấu thịt với lửa nhỏ, sau khi thịt chín thì tắt bếp và mang thịt đi xay nhuyễn
- Hòa tan đều bột với nước và cho lên bếp nấu, trong quá trình nấu khuấy đều đến khi bột chín
- Thêm hỗn hợp thịt bò, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan vào nồi đun nhỏ lửa và đảo đều khoảng 3 phút thì tắt bếp.
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn trộn đều, chờ cháo nguội bớt và cho trẻ thưởng thức
6. Cháo cua biển, ngô, nấm hương
Cua biển hương vị thơm ngon, giàu dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ
Cua biển ngoài hương vị thơm ngon còn giàu canxi, omega3, DHA, chất khoáng, vitamin… có lợi cho sức khỏe của trẻ. Kết hợp với ngô và nấm hương càng khiến cho món ăn dặm trở nên hấp dẫn, giúp trẻ vô cùng hứng thú. Dưới đây là cách nấu món cua ăn dặm truyền thống cho bé yêu, mời phụ huynh cùng tham khảo.
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cua biển: 1 con
- Nấm hương: 100g
- Ngô: 50g
- Gạo tẻ: 50g
- Hành tím
- Gia vị ăn dặm
Chế biến
- Rửa sạch cua biển, cho vào nồi hấp với một chút gừng đập dập
- Khi cua chín gỡ thịt cua, trứng cua ra một chén riêng, bỏ phần gạch cua để tránh gây đầy bụng cho bé.
- Hành tím bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ, phi thơm lên rồi cho thịt cua vào xào
- Rửa sạch ngô và tách hạt, ngâm nấm hương với nước ấm rồi cắt chân nấm, rửa lại lần nữa
- Cho ngô, nấm hương vào hấp chín, xay nhuyễn.
- Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi, thêm nước và ninh cháo đến khi chín nhừ
- Cháo chín thêm thịt cua, ngô, nấm hương vào đảo đều, đun sôi khoảng 2 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
- Múc ra bát, thêm 1 thìa dầu ăn dặm trộn đều, đợi cháo nguội và cho bé ăn
7. Cháo bí xanh
Cháo bí xanh thơm ngon, bổ dưỡng, thanh mát
Bí xanh nấu cháo là công thức khá đơn giản cho món ăn dặm của trẻ. Đây là món cháo không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn mang đến sự thanh mát cho cơ thể. Cha mẹ có thể giới thiệu món cháo lành tính này cho trẻ sớm ngay từ giai đoạn tập ăn dặm.
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bí xanh: 50g
- Gạo tẻ: 30g
- Gia vị ăn dặm
- Dầu ăn dặm
Chế biến
- Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi, thêm nước và ninh đến khi chín nhừ
- Bí xanh gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ, hấp chín và nghiền hoặc xay nhuyễn
- Cho bí xanh trộn vào cháo nấu chín nhừ, nêm nếm gia vị phù hợp và tắt bếp
- Múc cháo ra tô, thêm dầu ăn dặm và cho trẻ thưởng thức khi còn ấm
8. Cháo thịt gà, nấm hương
Cháo thịt gà, nấm hương
Thịt gà là 1 trong những loại thịt được khuyến cáo cho trẻ ăn dặm ngay từ giai đoạn đầu tiên. Tuy nhiên cha mẹ nên chọn loại thịt gà tươi, rõ nguồn gốc, chọn phần thịt trắng sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ. Món cháo thịt gà, nấm hương cho bé ăn dặm kiểu truyền thống chế biến khá đơn giản, nhanh gọn nhưng hương vị hộp “gu” của nhiều em bé.
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt ức gà
- Gạo tẻ
- Dầu ăn dặm
- Nấm hương
Chế biến
- Thịt ức gà rửa sạch, thái miếng và cho vào máy xay nhuyễn
- Tiếp tục hầm thịt gà để lấy nước nấu cháo
- Nấm hương rửa sạch, xay nhỏ
- Gạo vo sạch, cho vào nồi thêm nước hầm gà đun đến khi chín nhừ
- Tiếp tục cho nấm hương vào cháo khuấy đều và đun sôi thêm 10 phút, tắt bếp
- Hoàn thiện món cháo thịt gà nấm hương, múc ra bát, thêm 1 thìa dầu ăn dặm trộn đều, đợi cháo nguội và cho bé ăn
9. Táo hấp
Táo là trái cây thích hợp làm món ăn dặm kiểu truyền thống cho trẻ
Táo là loại trái cây có nhiều tác dụng, chứa nhiều dưỡng chất, chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Táo hấp dễ chế biến, mùi vị khác biệt được trẻ em yêu thích. Chúng ta cùng tiến hành nấu món ăn này chỉ với 3 bước để cho con ăn ngay hôm nay nào.
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
Chế biến
- Rửa sạch táo dưới vòi nước, gọt bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ tùy theo độ ăn thô của trẻ
- Cho táo cắt nhỏ vào hấp chín
- Đợi táo hấp nguội, cho trẻ thưởng thức
10. Xoài nghiền
Xoài nghiền
Xoài chín có vị ngọt dịu, thơm mát dễ chịu vô cùng hấp dẫn. Xoài là 1 trong những thực phẩm cha mẹ có thể cho con ăn dặm từ rất sớm. Cách làm món xoài nghiền khá đơn giản, chúng ta cùng thực hiện để cho bé làm quen với loại quả này nhé.
Xem thêm : Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn
Chuẩn bị nguyên liệu
Chế biến
- Chọn xoài chín, chín vàng đều, tươi, rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm,
- Rửa sạch xoài, gọt bỏ vỏ và tách lấy phần thịt
- Dùng thìa nghiền nhuyễn phần thịt xoài hoặc xay sinh tố và cho trẻ thưởng thức trực tiếp (Độ thô của xoài tùy theo giai đoạn phát triển của trẻ)
Lưu ý quan trọng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm truyền thống
Cho trẻ làm quen với thức ăn từ từ
Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là thời điểm quan trọng có ý nghĩa lớn, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Do đó ngoài việc tìm hiểu các thông tin về thực phẩm, nhu cầu dinh dưỡng, cách chế biến món ăn cha mẹ cần chú ý:
- Chỉ cho trẻ ăn dặm khi con đã sẵn sàng: Cho trẻ ăn dặm quá sớm, khi hệ tiêu hóa còn non yếu, cơ thể trẻ không hấp thu dinh dưỡng tốt, thậm chí còn gây nên nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Việc trì hoãn cho bé ăn dặm quá muộn khiến con bị thiếu chất, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Thời điểm thích hợp áp dụng cách ăn dặm truyền thống cho trẻ theo khuyến cáo là lúc 6 tháng tuổi.
- Cho trẻ làm quen với thức ăn từ từ: Ngay từ đầu cha mẹ nên cho trẻ làm quen từ từ với các loại thực phẩm. Không phải cứ cho con ăn nhiều loại, số lượng nhiều là tốt cho sức khỏe. Hãy cho bé làm quen dần dần và nâng lên từng cấp một. Ví dụ: Ăn từ lượng ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ xay nhuyễn đến thức ăn thô, từ 1 nhóm lên nhiều nhóm thực phẩm.
- Không nên thêm gia vị vào món ăn cho trẻ dưới 1 tuổi: Với trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ chỉ nên cho trẻ thưởng thức hương vị nguyên bản của các nguyên liệu. Không nên thêm muối hoặc đường bởi có thể dẫn đến nguy cơ trẻ mắc các bệnh tim mạch, thận, huyết áp, tiểu đường.
- Không hâm đi hâm lại đồ ăn cho trẻ: Cha mẹ nên tính toán lượng ăn mỗi bữa của con để chế biến vừa đủ. Tránh tình trạng hâm đi hâm lại đồ ăn nhiều lần trong ngày làm giảm chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến mùi vị khiến trẻ ăn không ngon miệng.
- Đảm bảo lượng sữa cho con uống hàng ngày: Khi trẻ ăn dặm, cha mẹ cần duy trì lượng sữa cho con từ 400 – 500ml sữa/ngày
>>xem thêm: Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ
Câu hỏi thường gặp
1. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng mấy bữa 1 ngày?
Giai đoạn 6 tháng tuổi thông thường là thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm. Khi trẻ mới làm quen cha mẹ có thể cho con ăn 1 bữa/ngày với cháo loãng hoặc bột loãng. Sau đó tùy theo nhu cầu của từng trẻ cha mẹ có thể tăng lên 2 – 3 bữa/ngày với lượng vừa đủ.
Trong quá trình cho con ăn dặm cha mẹ lưu ý không nên ép trẻ ăn quá nhiều. Khi con không hợp tác, không muốn ăn hãy dừng lại, tránh trường hợp bắt ép khiến trẻ hình thành tâm lý sợ hãi. Việc làm này cũng gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
2. Gợi ý tuần đầu an dặm truyền thống cho trẻ?
Tuần đầu ăn dặm là giai đoạn trẻ làm quen với thực phẩm mới khác với thực đơn 100% sữa mẹ hoặc sữa công thức ở giai đoạn trước. Do đó, cha mẹ nên xây dựng thực đơn cho trẻ với món ăn gần giống với sữa mẹ để hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng hấp thụ.
Trong tuần đầu tiên này, mỗi ngày chúng ta nên cho con ăn 5 cữ sữa, mỗi lần với lượng 150 – 200ml. Với thực đơn ăn dặm nên chủ yếu là cháo hoặc bột loãng, với lượng mỗi bữa là 1 – 2 thìa tương đương 5 = 10ml. Căn cứ vào nhu cầu của trẻ, cha mẹ có thể cho con ăn dặm từ 1 – 2 bữa/ngày.
3. Thực đơn cháo ăn dặm truyền thống cho trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi?
Với trẻ từ 8 – 7 tháng tuổi cha mẹ có thể tham khảo gợi ý thực đơn theo phương pháp ăn dặm truyền thống với cháo 1 tuần của trẻ như sau:
- Thứ 2: Cháo bí đỏ, sữa mẹ/ sữa công thức
- Thứ 3:.Cháo thịt bò, cà rốt, bông cải
- Thứ 4: Cháo thịt heo, trứng, cà chua
- Thứ 5: Khoai lang nghiền, cải thìa
- Thứ 6: Cháo thịt heo bắp cải, đậu xanh
- Thứ 7: Súp thịt gà, khoai tây, đậu
- Chủ nhật: Cháo cá, cải xoăn
Hiện nay nhiều phụ huynh chọn áp dụng phương pháp ăn dặm khác nhau như ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm chủ động… Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận hiệu của của ăn dặm theo kiểu truyền thống mang lại cho trẻ. Phương pháp nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, vì vậy nếu áp dụng ăn dặm truyền thống cha phụ huynh cần khắc phục nhược điểm để đảm bảo tính hiệu quả.
Để liên tục cập nhật các kiến thức dinh dưỡng chăm sóc trẻ nhỏ, cha mẹ đừng quên theo dõi truonglehongphong.edu.vn nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình cùng con yêu phát triển toàn diện.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)