Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” tập trung vào hình ảnh con cò quen thuộc trên những cánh đồng mênh mông. Cánh cò được sử dụng đại diện cho người nông dân lao động chân chất, cần mẫn, siêng năng.
- Tổng hợp ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì và nổ lực sâu sắc nhất
- Những câu thành ngữ, ca dao tục ngữ về tiền bạc nghe cực thấm
- Những câu ca dao tục ngữ về thời gian ý nghĩa, chọn lọc hay nhất
- Sưu tâm 110 câu ca dao tục ngữ về lòng yêu nước, yêu tổ quốc
- 99+ ca dao về tình anh em ruột thịt nuôi dưỡng yêu thương
The Poet sẽ phân tích phép ẩn dụ khéo léo và sâu sắc đã tạo nên một bài ca dao ý nghĩa, có giá trị và đáng suy ngẫm.
Bạn đang xem: Ý nghĩa của bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” chi tiết nhất
Con cò mà đi ăn đêmĐậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.Ông ơi! ông vớt tôi nao,Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.Có xáo thì xáo nước trong,Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Hiện thực cuộc sống của “con cò” mang tính đại diện
Ca dao con cò mà đi ăn đêm mang tính ngụ ngôn khi sử dụng lý tưởng cuộc sống của “con cò” đại diện cho lý tưởng của người nông dân lao động. Hai câu đầu tiên trong bài thể hiện rõ điều này.
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Cuộc sống của “con cò” mang tính đại diện
Nhân vật trung tâm là “con cò” thường chỉ kiếm ăn vào ban ngày nhưng ở đây lại đi ăn đêm. Điều này trái ngược lại với cách sống bình thường và đặt ra nhiều thắc mắc cho người đọc.
Xem thêm : Những câu thành ngữ, ca dao tục ngữ về tiền bạc nghe cực thấm
Nguyên nhân khiến cò phải kiếm ăn vào ban đêm là gì? Chính bởi vì làm ăn ban ngày không đủ nên tiếp tục công việc tới khuya mới mong mang đến cuộc sống đủ đầy cho gia đình.
Từ chi tiết này, có thể thấy ý nghĩa bài con cò mà đi ăn đêm là khắc họa rõ nét hoàn cảnh éo le của người nông dân, lao động nghèo khổ.
Họ phải làm việc liên tục, bất kể ngày đêm hay có thể bất kể đúng sai để có được miếng ăn và lo cho gia đình của mình. Điều này gợi lên sự thương cảm cho người đọc ngay từ đầu về số phận đắng cay của con người ở tầng lớp thấp trong xã hội.
Những tưởng chịu thương chịu khó sẽ nhận được quả ngọt và xây dựng cuộc sống tốt hơn cho gia đình, nhưng “con cò” lại lộn cổ xuống ao.
Cái chết càng lúc càng gần kề gợi lên cuộc đời bi thảm của người nông dân lao động cố gắng cả đời vẫn không có được cuộc sống như mong muốn.
Lẽ sống cao đẹp trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm”
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Xem thêm : Tổng hợp ca dao tục ngữ về giao tiếp hay, ý nghĩa sâu sắc
4 câu cuối trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” có sự xuất hiện của “ông”. “Ông” ở đây có thể là tác giả bài thơ con cò mà đi ăn đêm, hay người đã chứng kiến cảnh cò lộn cổ xuống ao đầy đau thương trong khi đang kiếm ăn ban đêm.
Nếu “con cò” là người nông dân lao động thì “ông” có thể tượng trưng cho nhân dân đã chứng kiến đồng loại của mình gặp hoạn nạn.
Lẽ sống cao đẹp trong bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm”
Lời cầu khẩn cầu của cò “Ông ơi, ông vớt tôi nao” không phải vì sự sống mà bởi muốn giãi bày tấm lòng trong sạch của mình. “Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng” thể hiện việc cò muốn chứng minh cho tấm lòng trong sạch của mình khi sa vào đường cùng. Con cò đi ăn đêm có thể không theo lẽ thường nhưng cò vẫn lương thiện và hiền hành.
Hình ảnh “con cò” đại diện cho người nông dân lao động Việt Nam đã cần cù làm việc vất vả nhưng không thể thoát khỏi số phận bị áp bức bóc lột. Đến cuối cùng chỉ có một ước nguyện:
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Cò mong muốn được chết ở nơi có nước trong để không làm đau lòng cò con. Người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ nhưng họ vẫn luôn tha thiết với cuộc đời trong sáng, thanh cao. Đây vốn là nét đẹp hồn hậu, lý tưởng của truyền qua ngàn đời của dân tộc nước ta khi “thà chết vinh còn hơn sống đục”.
Kết luận
Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” có ý nghĩa sâu sắc và ca ngợi lẽ sống cao đẹp của người nông dân, lao động Việt Nam. Đây là một lẽ sống cao quý và đáng để thế hệ sau này noi gương học tập.
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Ca dao tục ngữ
Ý kiến bạn đọc (0)