- Câu giả định trong tiếng Anh là gì?
- Phân loại câu giả định trong tiếng Anh
- Câu giả định loại 1 (First Conditional)
- Câu giả định loại 2 (Second Conditional)
- Câu giả định loại 3 (Third Conditional)
- Một số cấu trúc câu giả định đặc biệt
- Câu giả định với Would Rather That
- Câu giả định với động từ
- Câu giả định với các tính từ
- Câu giả định với It is time
- Câu giả định với Wish
- Lưu ý khi sử dụng câu giả định trong tiếng Anh
- Nắm vững cấu trúc câu giả định
- Phân biệt giữa “would” và “could” trong câu giả định
- 25+ câu bài tập vận dụng về thức giả định
Trong giao tiếp tiếng Anh, việc diễn đạt mong muốn, ước ao, hoặc đưa ra câu điều kiện giả định thường được thể hiện qua cấu trúc câu giả định (subjunctive). Đây là một phần ngữ pháp phổ biến và quan trọng trong tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về câu giả định trong tiếng Anh và thực hành các bài tập vận dụng.
- Toán lớp 2 khối trụ khối cầu: Bài tập và bí quyết học hiệu quả!
- Con sâu tiếng Anh là gì? Cách sử dụng từ vựng về con sâu trong tiếng Anh
- 11+ động tác tập yoga cho trẻ em đơn giản, thú vị: Giúp bé phát triển toàn diện!
- Tổng hợp hình nền buồn, tâm trạng cực suy trên điện thoại, máy tính
- Môn tiếng Việt cấp tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) có những điểm sáng nào?
Câu giả định trong tiếng Anh là gì?
Câu giả định trong tiếng Anh (subjunctive), hay còn gọi là thức giả định, là một dạng câu cầu khiến, được sử dụng để diễn tả những giả thiết, suy đoán hoặc ước muốn ai đó làm việc gì đó. Câu giả định thường xuất hiện trong những tình huống mà sự việc chưa xảy ra hoặc không chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Loại câu này không mang tính ép buộc như dạng câu mệnh lệnh.
Bạn đang xem: Tổng hợp kiến thức cấu trúc câu giả định trong tiếng anh đầy đủ nhất
Ví dụ: If I were you, I would study harder. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ học hành chăm chỉ hơn)
Phân loại câu giả định trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, câu điều kiện giả định (hay câu giả định if) là loại câu phổ biến nhất. Có 3 loại câu giả định với if, bao gồm:
Câu giả định loại 1 (First Conditional)
Diễn tả một điều kiện có thể xảy ra trong tương lai và kết quả dự kiến của nó.
Cấu trúc:
Ví dụ: If it rains tomorrow, I will stay at home. (Nếu trời mưa vào ngày mai, tôi sẽ ở nhà)
Câu giả định loại 2 (Second Conditional)
Diễn tả một điều kiện không có khả năng xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai, và kết quả không thực sự có khả năng xảy ra.
Cấu trúc:
Ví dụ: If I had a million dollars, I would buy a big house. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua một căn nhà lớn)
Câu giả định loại 3 (Third Conditional)
Diễn tả một điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, và kết quả đã xảy ra nếu điều kiện đó đã xảy ra (nhưng thật ra không xảy ra).
Cấu trúc:
Ví dụ: If I had studied harder, I would have passed the exam. (Nếu tôi học tập chăm chỉ hơn, tôi đã đỗ kỳ thi)
Một số cấu trúc câu giả định đặc biệt
Ngoài các loại câu giả định if kể trên, câu giả định còn có một số cấu trúc đặc biệt khác khá phổ biến như:
Câu giả định với Would Rather That
Cấu trúc thức giả định với Would Rather That giúp diễn đạt mong muốn của người nói trong một tình huống cụ thể. Cấu trúc này được chia thành 03 trường hợp như sau:
Cấu trúc này được sử dụng khi muốn yêu cầu ai đó làm hoặc không làm gì đó (nhưng quyền quyết định thuộc về người nghe). Ngày nay, trong giao tiếp thông thường, từ “that” được phép lược bỏ trong cấu trúc này mà vẫn giữ được nguyên hình thức giả định của câu.
Ví dụ:
-
I would rather that you didn’t go out tonight. (Tôi muốn bạn không đi chơi tối nay)
-
She would rather that we had told her the truth. (Cô ấy muốn chúng ta nói cho cô ấy biết sự thật)
Khi muốn diễn đạt sự mong muốn cho một sự việc thực tế ở hiện tại không xảy ra, người ta sử dụng cấu trúc giả định hiện tại.
Ví dụ:
-
She would rather that he went to the party. (Cô ấy muốn anh ấy đi dự tiệc – Thực tế là anh ấy đã không đi dự tiệc)
-
He would rather that today were not Monday. (Anh ấy muốn hôm nay không phải thứ hai – Thực tế hôm nay là thứ hai)
Câu giả định loại này nhằm nói đến mong muốn về một sự việc trong quá khứ thực tế đã không xảy ra.
Ví dụ:
-
He would rather that they visited him during the summer vacation. (Anh ấy muốn họ đến thăm anh ấy trong kỳ nghỉ hè – Nhưng thực tế họ đã không đến)
-
They would rather that he hadn’t borrowed their bicycle without asking. (Họ muốn anh ấy không mượn xe đạp của họ mà không hỏi – Những thực tế anh ấy đã mượn xe đạp mà không xin phép)
Câu giả định với động từ
Câu giả định này nhằm diễn tả sự quan trọng hoặc đúng đắn của một hành động. Ngoài ra, nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện một việc gì đó. Dưới đây là bảng các động từ được sử dụng trong câu giả định:
Động từ
|
Dịch nghĩa
|
Động từ
|
Dịch nghĩa
|
Advise
|
Khuyên nhủ
|
Demand
|
Yêu cầu
|
Suggest
|
Gợi ý
|
Move
|
Điều khiển
|
Request
|
Yêu cầu
|
Stipulate
|
Quy định
|
Ask
|
Yêu cầu
|
Prefer
|
Thích hơn
|
Recommend
|
Đề cử
|
Insist
|
Khăng khăng
|
Propose
|
Đề xuất
|
Order
|
Ra lệnh
|
Require
|
Yêu cầu
|
Urge
|
Thúc giục
|
Cấu trúc: S1 + verb + that + S2 + V (inf)
Ví dụ: Teachers propose that you read more books to enhance your knowledge. (Giáo viên đề xuất rằng bạn nên đọc thêm sách để nâng cao kiến thức)
Lưu ý: Trong câu nhất định phải có “that”. Nếu bỏ “that”, câu sẽ không còn ý nghĩa giả định.
Câu giả định với các tính từ
Khi sử dụng câu giả định với các tính từ, có nghĩa là người dùng muốn nhấn mạnh sự cần thiết, hoặc đưa ra một lời khuyên, lời gợi ý cho ai đó.
Các tính từ thường được sử dụng bao gồm:
Xem thêm : 10 Cách học hiệu quả cho học sinh bận rộn Tính từ
|
Dịch nghĩa
|
Xem thêm : 10 Cách học hiệu quả cho học sinh bận rộn Tính từ
|
Dịch nghĩa
|
Advisable
|
Nên, đáng theo
|
Proposed
|
Được đề nghị
|
Necessary
|
Cần thiết
|
Required
|
Cần thiết
|
Suggested
|
Gợi ý, đề xuất
|
Obligatory
|
Bắt buộc
|
Recommended
|
Được giới thiệu
|
Urgent
|
Khẩn thiết
|
Important
|
Quan trọng
|
Vital
|
Quan trọng (mang tính sống còn)
|
Essential
|
Cần thiết
|
Imperative
|
Bắt buộc
|
Cấu trúc: It + to be + Adj + that + S + V(inf)
Ví dụ: It is necessary to follow the instructions (Điều cần thiết là tuân thủ các hướng dẫn)
Câu giả định với It is time
Cấu trúc câu giả định với It is time thường dùng để diễn tả thời điểm thích hợp để thực hiện một hành động. Câu giả định thức này thể hiện tính cấp thiết của hành động cần diễn ra ngay lập tức tại thời điểm nói.
Cấu trúc: It is time + for + S + to V
Ví dụ: It is time for you to go to bed. (Đã đến lúc bạn đi ngủ)
Lưu ý: Có thể sử dụng ” It is high time + for + S + to V” để thể hiện sự cấp bách hơn.
Ví dụ: It is high time for you to start taking responsibility for your actions. (Đã đến lúc bạn phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình)
Câu giả định với Wish
Ngoài các trường hợp trên, câu giả định tiếng Anh còn có thể sử dụng với wish để thể hiện mong ước trong hiện tại, quá khứ hoặc tương lai. Cụ thể, câu giả định với wish có cấu trúc được chia như sau:
Lưu ý: Động từ ở mệnh đề sau wish luôn được chia ở thì quá khứ đơn. Chia be = were với tất cả các chủ ngữ.
Ví dụ: I wish I had a lot of money. (Tôi ước tôi có nhiều tiền)
Lưu ý: Động từ ở mệnh đề sau wish chia ở thì quá khứ hoàn thành.
Ví dụ: I wish I had studied harder for the exam. (Tôi ước tôi đã học bài chăm chỉ hơn cho kỳ thi)
-
Khẳng định: S+ wish(es) + S + would + V1
-
Phủ định: S + wish(es) + S + wouldn’t + V1
-
IF ONLY + S + would/ could + V (bare-infinitive)
Ví dụ: I wish I would win the lottery. (Tôi ước tôi sẽ trúng xổ số)
Lưu ý khi sử dụng câu giả định trong tiếng Anh
Để có thể hiểu cách dùng câu giả định và vận dụng làm bài tập, bạn cần nắm được những lưu ý sau:
Nắm vững cấu trúc câu giả định
-
Động từ sau “that” thường được chia ở dạng nguyên thể (base form).Trong một số trường hợp, “that” là bắt buộc với một số động từ nhất định như: advice, demand, insist,..
-
Chia “be” thành “were” với tất cả các ngôi trong câu giả định hiện tại và quá khứ.
Phân biệt giữa “would” và “could” trong câu giả định
-
Would: Được sử dụng trong câu giả định thức loại 1, 2 và 3 để thể hiện ý muốn, mong muốn hoặc khả năng.
-
Could: Được sử dụng trong câu giả định thức loại 2 và 3 để thể hiện khả năng hoặc sự cho phép.
Ngoài ra, bạn cũng cần xác định rõ tình huống giả định để sử dụng động từ phù hợp trong câu giả định.
25+ câu bài tập vận dụng về thức giả định
Một trong những cách hiệu quả nhất để nắm vững lý thuyết câu giả định chính là thực hành làm bài tập. Hiểu được điều đó, bên cạnh việc cung cấp cho bạn đọc định nghĩa câu giả định là gì, ví dụ cho từng loại câu giả định, thì bài viết còn tổng hợp một số bài tập tự luận và trắc nghiệm câu giả định kèm đáp án chi tiết.
Bài 1: Chia động từ trong ngoặc để tạo thành câu giả định đúng:
-
If I were you, I ______(go) to the doctor.
-
It’s about time she_______(apply) for a new job.
-
I wish I_____(have) more time to travel.
-
She would rather that I _______(tell) anyone about her plans.
-
It’s necessary that you_______(follow) the instructions carefully.
-
It’s important that we_______ (start) saving money for our future.
-
I would rather that you didn’t_______ (smoke) in the house.
-
It’s a good idea for you to_____ (learn) a new language.
-
It’s essential that we_______(find) a solution to this problem soon.
-
I wish I_______(study) harder for the exam last year.
Đáp án:
-
would go
-
applied
-
had
-
didn’t tell
-
follow
-
start
-
didn’t smoke
-
learn
-
find
-
had studied
Bài 2: Chọn đáp án đúng cho các câu sau:
Câu 1: It’s important that she ….. the meeting on time.
A. attend
B. attended
C. attending
D. will attend
Câu 2: I wish I ….. a new car.
A. have
B. had
C. having
D. will have
Câu 3: If I were you, I ….. to the doctor.
A. go
B. went
C. going
D. will go
Câu 4: It’s time we ….. a vacation.
A. will take
B. took
C. taking
D. take
Câu 5: I would rather you ….. in the house.
A. not smoke
B. didn’t smoke
C. don’t smoke
D. wouldn’t smoke
Câu 6: It’s a good idea for you ….. a new language.
A. learning
B. learned
C. learn
D. will learn
Câu 7: It’s essential that we ….. the problem soon.
A. solved
B. solving
C. solve
D. will solve
Câu 8: If I had more time, I ….. the world.
A. travel
B. travelled
C. traveling
D. will travel
Câu 9: I would rather that she ….. me about her plans.
A. not tell
B. didn’t tell
C. doesn’t tell
D. wouldn’t tell
Câu 10: It’s time you ….. your homework.
A. doing
B. did
C. will do
D. do
Đáp án
Bài 3: Viết lại câu thức giả định chủ động thành câu giả định bị động:
-
I wish I could solve this problem.
-
If I had more time, I would finish the project.
-
If she had studied harder, she would have passed the exam.
-
I wish I had known about the meeting earlier.
-
I wish I had a lot of money.
Đáp án:
-
I wish this problem could be solved by me.
-
If I had more time, the project would be finished by me.
-
If she had studied harder, the exam would have been passed by her.
-
I wish I had been told about the meeting earlier.
-
If I had more time, the project would be finished.
Bài 4: Viết lại câu giả định theo yêu cầu:
-
Viết lại câu sau sử dụng cấu trúc “It’s time”: She should apply for a new job.
-
Chuyển đổi câu sau sang câu giả định quá khứ: I wish I had more time to travel.
-
Viết lại câu sau sử dụng cấu trúc “would rather”: She doesn’t want me to tell anyone about her plans.
-
Viết lại câu sau sử dụng cấu trúc “It’s important”: We need to start saving money for our future.
-
Chuyển đổi câu sau sang câu giả định hiện tại: I would rather you didn’t smoke in the house.
Đáp án:
-
It’s time she applied for a new job.
-
I wish I had had more time to travel.
-
She would rather I didn’t tell anyone about her plans.
-
It’s important that we start saving money for our future.
-
I would rather you didn’t smoke in the house.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp những kiến thức cơ bản về cấu trúc câu giả định trong tiếng Anh. Hy vọng rằng thông qua việc nắm vững lý thuyết câu giả định và các lưu ý trong cách dùng, bạn sẽ tự tin sử dụng thức giả định trong việc nói và viết tiếng Anh một cách hiệu quả.
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)