Giáo dụcHọc thuật

Toán lớp 1 giải toán CÓ LỜI VĂN: Hướng dẫn chi tiết từng bước!

8
Toán lớp 1 giải toán CÓ LỜI VĂN: Hướng dẫn chi tiết từng bước!

Toán lớp 1 giải toán có lời văn là một dạng toán mà các bé sẽ được học và làm quen. Nhưng vì đây là kiến thức khó với trẻ, nên bố mẹ đừng bỏ qua những bí quyết mà Nguyễn Tất Thành sẽ chia sẻ ngay trong bài viết sau đây.

Dạng toán có lời văn là gì?

Toán lớp 1 giải toán có lời văn là dạng toán mà khi học lớp 1 các con sẽ được làm quen và được học. Dạng toán có lời văn lớp 1 này chủ yếu sẽ dựa vào đề bài với cách dữ liệu đã có rồi các con giải toán bằng lời văn và phân tích đáp án một cách cụ thể nhất.

Ví dụ: Nhà hoa có 3 cây mai. Bố Hoa mua thêm 5 cây mai nữa. Hỏi nhà hoa có tất cả bao nhiêu cây mai?

→ Lời giải:

Nhà hoa có số cây mai là:

3 + 5 = 8 (cây mai)

Đáp số: 8 cây mai.

Tóm tắt quy trình giải toán có lời văn lớp 1

Mỗi bài toán có lời văn hay toán đố lớp 1 bao gồm hai phần chính:

  • Phần giả thiết: Đây là những dữ kiện, thông tin đã cho trong đề bài.
  • Phần kết luận: Là kết quả hoặc đáp án mà bài toán yêu cầu tìm.

Ba mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rõ mối quan hệ giữa phần giả thiết và phần kết luận để từ đó tìm ra phương pháp giải bài. Sau đó, hướng dẫn cách làm bài giải toán lớp 1 như sau:

1. Tóm tắt đề bài

Trẻ cần được hướng dẫn đọc kỹ và hiểu rõ đề bài để nắm bắt các dữ kiện chính. Bước này giúp trẻ phân tích và rút gọn các thông tin quan trọng, từ đó tóm tắt bài toán một cách dễ hiểu. Có nhiều cách tóm tắt bài toán, bao gồm:

  • Sơ đồ đoạn thẳng: Sử dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa các số liệu trong bài toán.
  • Hình vẽ minh họa: Trẻ có thể vẽ tranh để trực quan hóa đề bài.
  • Câu văn ngắn: Tóm tắt bằng ngôn ngữ ngắn gọn và dễ hiểu.

2. Lựa chọn phép tính phù hợp

Sau khi tóm tắt đề bài, trẻ cần xác định phép tính phù hợp để giải bài toán. Phụ huynh và giáo viên có thể hỗ trợ trẻ hiểu rõ ý nghĩa của các dữ kiện và mối liên hệ giữa chúng để chọn phép tính chính xác (cộng hoặc trừ). Điều này rất quan trọng để giúp trẻ nắm vững kiến thức toán học cơ bản.

3. Trình bày lời giải

Bước cuối cùng là hướng dẫn trẻ trình bày lời giải của bài toán. Trẻ cần viết câu văn đầy đủ để giải thích cách tìm ra kết quả. Ví dụ: “Số táo còn lại là: 5 quả – 2 quả = 3 quả”. Điều này không chỉ giúp trẻ củng cố kỹ năng viết mà còn giúp trẻ hiểu rõ hơn về quy trình giải toán.

Chi tiết cách giải bài toán có lời văn lớp 1

Để dạy toán lớp 1 với dạng toán toán có lời văn, bố mẹ cần cùng các bạn nhỏ cần phải thực hiện tuần tự theo 5 bước sau đây:

Bước 1: Đọc kĩ đề bài

Đây là bước đầu tiên và cũng là một trong những bước rất quan trọng mà các bạn cần phải thực hiện trước khi làm bất cứ một dạng bài tập nào chứ không riêng gì toán lớp 1 giải toán có lời văn.

Các con cần phải đọc kỹ đề bài để xem bài toán đã cho những dữ liệu gì và yêu cầu các bạn nhỏ cần phải làm gì.

Các con cần đọc kỹ đề bài trước khi làm bài tập (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Thông qua việc đọc đề bài thì các con có thể hiểu được cách giải như thế nào, tìm ra được phương án giải toán phù hợp nhất. Do đó các con không được lơ là chủ quan bỏ qua việc đọc và tìm hiểu đề bài.

Bước 2: Tóm tắt đề bài

Sau khi đã đọc xong đề bài thì các bạn nhỏ cần phải thực hiện thao tác tóm tắt đề bài. Thao tác này rất quan trọng vì khi tóm tắt đề bài thì các con có thể nắm bắt được những thông tin quan trọng và cần thiết. Thế nên, việc cho trẻ học cách tóm tắt bài toán lớp 1 trước khi làm bài tập là cực kỳ hữu ích.

Khi nắm bắt được những thông tin chính này thì các bạn nhỏ có thể dễ dàng áp dụng để giải bài tập nhanh chóng. Đặc biệt là nếu như các con nhìn vào phần tóm tắt thì bé sẽ không thể quên được bất cứ dữ liệu quan trọng nào nên hạn chế được việc trả lời sai ở mức cao nhất.

Bước 3: Tìm cách giải bài toán phù hợp 

Bước tiếp theo các con cần thực hiện khi làm toán lớp 1 giải toán có lời văn đó chính là tìm cách giải phù hợp. Bài toán sẽ có một yêu cầu riêng nên cách giải bài toán lớp 1 cũng sẽ có sự khác biệt. Chính vì thế mà các con nên cân nhắc để tìm phép tính phù hợp khi thực hiện bài toán.

Các bạn nhỏ cần tìm ra cách thức làm bài tập phù hợp (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bước 4: Trình bày lời giải 

Đây là một trong những bước rất quan trọng mà các con cần thực hiện khi giải bài toán có lời văn. Đây chính là việc các công trình bày bài trên vở cũng như trên giấy thi.

Trong phần trình bày lời giải các con sẽ viết câu dẫn. Với câu dẫn này thì các con gần như lặp lại câu hỏi nhưng thay từ “bao nhiêu” bằng từ “số” và thêm từ “là” cuối câu. Ví dụ đề bài hỏi: “Hỏi có tất cả bao nhiêu cây trái trong vườn?” thì các con sẽ viết câu trả lời là: “Có tất cả số cây trái trong vườn là:”.

Sau khi viết câu dẫn xong thì các con sẽ thực hiện phép tính và viết lại toàn bộ phép tính này. Kết thúc phép tính thì các con sẽ mở ngoặc đơn ghi đơn vị. Cuối cùng là các bạn nhỏ ghi đáp số. Phần đáp số thì các con sẽ ghi kết quả cuối cùng.

Bước 5: Kiểm tra lại bài làm và đáp số 

Trình bày xong một bài toán lớp 1 giải toán có lời văn thì các bạn nhỏ nên kiểm tra lại bài của mình một lần nữa. Mục đích của việc kiểm tra này sẽ giúp cho các con có thể phát hiện ra được lỗi sai và kịp thời khắc phục ngay lập tức.

Chẳng hạn như các con làm sai phép tính hoặc ghi sai đơn vị thì các bạn nhỏ có thể viết lại câu trả lời.

Các con cần phải kiểm tra lại đáp án sau khi hoàn thành bài tập (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Tổng hợp một số bài tập toán lớp 1 có lời văn để bé luyện tập

Nếu như các bậc phụ huynh muốn cho bé luyện tập toán lớp 1 có lời văn và bài giải lớp 1, cũng như bài giải toán lớp 1 thì sau đây sẽ là một số gợi ý chi tiết:

Bài tập 1

Nhà bạn Hoa có 10 chú gà trống. Mẹ Hoa mua thêm 10 con gà mái. Hỏi nhà bạn Hoa có tất cả bao nhiêu con gà?

Bài giải:

Số gà nhà bạn Hoa có tất cả bao gồm số gà trống ban đầu và số gà mái mua thêm. Do đó, ta có thể tính bằng tổng sau:

Tổng số gà = Số gà trống + Số gà mái

= 10 con + 10 con

= 20 con

Vậy nhà bạn Hoa có tất cả 20 con gà.

Bài tập 2

Bé có 20 cái kẹo. Bé cho em 5 cái kẹo. Hỏi bé còn lại bao nhiêu cái kẹo?

Bài giải:

Số kẹo bé còn lại là số kẹo bé có ban đầu trừ đi số kẹo bé cho em. Do đó, ta có thể tính bằng phép trừ sau:

Số kẹo còn lại = Số kẹo ban đầu – Số kẹo cho em

= 20 cái – 5 cái

= 15 cái

Vậy bé còn lại 15 cái kẹo.

Bài tập toán lớp 1 giải toán có lời văn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 3

Bạn Nam có 10 quả bóng. Bạn Phong có 12 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu quả bóng?

Bài giải:

Để tìm tổng số bóng cả hai bạn có, ta cần cộng số bóng của bạn Nam và số bóng của bạn Phong.

Tổng số bóng = Số bóng của bạn Nam + Số bóng của bạn Phong

= 10 quả + 12 quả

= 22 quả

Vậy cả hai bạn có tất cả 22 quả bóng.

Bài tập 4

Trung có đoạn dây 100 cm. Trung dùng kéo cắt đi một đoạn dây 30 cm. Hỏi đoạn dây còn lại bao nhiêu cm?

Bài giải:

Chiều dài đoạn dây còn lại là chiều dài đoạn dây ban đầu trừ đi chiều dài đoạn dây đã cắt. Do đó, ta có thể tính bằng phép trừ sau:

Chiều dài dây còn lại = Chiều dài dây ban đầu – Chiều dài dây đã cắt

= 100 cm – 30 cm

= 70 cm

Vậy đoạn dây còn lại dài 70 cm.

Bài tập 5

Lớp 1A có tất cả 30 bạn học sinh cả nam và nữ. Trong lớp có 18 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?

Bài giải:

Số bạn nam trong lớp 1A là tổng số học sinh trừ đi số bạn nữ. Do đó, ta có thể tính bằng phép trừ sau:

Số bạn nam = Tổng số học sinh – Số bạn nữ

= 30 học sinh – 18 học sinh

= 12 học sinh

Vậy lớp 1A có 12 bạn nam.

Bài tập 6

Một chiếc bánh mì có giá 10.000 đồng. Một cái xúc xích cũng có giá 10.000 đồng. Hỏi cả bánh mì và xúc xích bao nhiêu tiền?

Bài giải:

Để tìm tổng giá tiền của một chiếc bánh mì và một cái xúc xích, ta cần cộng giá bánh mì và giá xúc xích.

Tổng giá tiền = Giá bánh mì + Giá xúc xích

= 10.000 đồng + 10.000 đồng

= 20.000 đồng

Vậy tổng giá tiền của một chiếc bánh mì và một cái xúc xích là 20.000 đồng.

Bài tập 7

Trường có 10 quả cam. Trường ra vườn và hái thêm 5 quả cam. Hỏi Trường có tất cả bao nhiêu quả cam?

Bài giải:

Số cam Trường có tất cả là tổng số cam ban đầu và số cam hái thêm:

Số cam Trường có tất cả = Số cam ban đầu + Số cam hái thêm

= 10 quả + 5 quả

= 15 quả

Vậy Trường có tất cả 15 quả cam.

Bài tập 8

Trung có 10 viên bi. Trung chia cho Tuấn 8 viên bi. Hỏi Trung còn lại bao nhiêu viên bi?

Bài giải:

Số viên bi Trung còn lại là số viên bi ban đầu trừ đi số viên bi Trung đã chia cho Tuấn:

Số viên bi Trung còn lại = Số viên bi ban đầu – Số viên bi Trung chia cho Tuấn

= 10 viên – 8 viên

= 2 viên

Vậy Trung còn lại 2 viên bi.

Bài tập cho bé luyện tập về toán có lời văn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 9

Trong 2 giờ đồng hồ con ốc sên bò được 50cm. Trong 3 giờ đồng hồ tiếp theo con ốc sên bò được 75 cm. Hỏi trong tất cả 5 giờ con ốc sên bò được bao nhiêu cm?

Bài giải:

Trong 5 giờ con ốc sên bò được bao nhiêu cm được tính bằng cách lấy quãng đường ốc sên bò được trong 2 giờ công với quãng đường ốc sên bò được trong 3 giờ tiếp theo (vì 2 giờ + 3 giờ = 5 giờ).

Quãng đường ốc sên bò được trong 5 giờ = Quãng đường ốc sên bò được trong 2 giờ + Quãng đường ốc sên bò được trong 3 giờ

= 50 cm + 75 cm

= 125 cm

Vậy quãng đường ốc sên bò được trong 5 giờ là 125 cm.

Bài tập 10

Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 10 cm. Chiều rộng của hình chữ nhật bằng 3 cm. Hỏi chiều dài hình chữ nhật hơn chiều rộng hình chữ nhật bao nhiêu cm.

Bài giải:

Chiều dài hơn chiều rộng = Chiều dài – Chiều rộng

= 10 cm – 3 cm

= 7 cm

Vậy chiều dài hình chữ nhật hơn chiều rộng hình chữ nhật 7 cm.

Bài tập 11

Đội múa có 10 bạn tham gia. Sau đó có thêm tám bạn nữa tham gia. Hỏi đội múa có tất cả bao nhiêu bạn?

Bài giải:

Số bạn tham gia đội múa sau khi có thêm 8 bạn là:

Số bạn tham gia đội múa = Số bạn tham gia ban đầu + Số bạn tham gia thêm

= 10 bạn + 8 bạn

= 18 bạn

Vậy đội múa có tất cả 18 bạn.

Bài tập 12

Phương mua 10 cái kẹo hết 8.000 đồng. Phương mua thêm 2 gói bim bim hết 10.000 đồng. Hỏi Phương mua 10 cái kẹo và 2 gói bim bim hết tất cả bao nhiêu tiền?

Bài giải:

Số tiền phương mua 10 cái kẹo và 2 gói bim bim là:

Số tiền phương mua 10 cái kẹo và 2 gói bim bim = Số tiền phương mua 10 cái kẹo + Số tiền phương mua 2 gói bim bim

= 8.000 đồng + 10.000 đồng

= 18.000 đồng

Vậy số tiền phương mua 10 cái kẹo và 2 gói bim bim là 8.000 đồng.

Bài tập 13

Diệp được mẹ cho 30 cái kẹo. Sau đó bà ngoại lại cho Diệp 38 cái kẹo. Hỏi Diệp có tất cả bao nhiêu cái kẹo?

Bài giải:

Số kẹo Diệp có tất cả là tổng số kẹo mẹ cho và số kẹo bà ngoại cho:

Số kẹo Diệp có = Số kẹo mẹ cho + Số kẹo bà ngoại cho

= 30 cái + 38 cái

= 68 cái

Vậy Diệp có tất cả 68 cái kẹo.

Bố mẹ lên cho con làm những bài tập nào liên quan đến toán có lời văn? (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập 14

Bình có 10 quyển vở. Bình chia cho em 3 quyển vở. Hỏi Bình còn bao nhiêu quyển vở?

Bài giải:

Số vở Bình còn lại sau khi chia cho em là:

Số vở còn lại = Số vở ban đầu – Số vở đã chia

= 10 quyển – 3 quyển

= 7 quyển

Vậy Bình còn lại 7 quyển vở.

Bài tập 15

Mi có 8 cái thước kẻ. My đã cho em một vài chiếc thước kẻ. Số thước kẻ còn lại của My là 5 cái. Hỏi My đã cho em mấy cái thước kẻ?

Bài giải:

Số thước kẻ My đã cho em là:

Số thước kẻ đã cho = Số thước kẻ ban đầu – Số thước kẻ còn lại

= 8 cái – 5 cái

= 3 cái

Vậy My đã cho em 3 cái thước kẻ.

 

Bí quyết giúp bé học toán lớp 1 giải toán có lời văn hiệu quả

Ngoài luyện tập toán có lời giải lớp 1, nếu như các bậc phụ huynh muốn cho bé nhà mình học tốt toán lớp 1 giải toán có lời văn thì bố mẹ nên bỏ túi ngay 5 bí quyết sau đây:

Học toán lớp 1 giải toán có lời văn cùng với Nguyễn Tất Thành Math

Học toán lớp 1 chắc chắn các bậc phụ huynh không nên bỏ qua một ứng dụng vô cùng tuyệt vời đó chính là Nguyễn Tất Thành Math. Nền tảng học toán này sẽ cực kỳ hữu ích đối với các con, giúp các con có thể học tốt chương trình toán lớp 1 nói chung và toán có lời văn nói riêng.

Cùng Nguyễn Tất Thành Math làm toán có lời văn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Chương trình học của Nguyễn Tất Thành Math được thiết kế với các bài học có độ dài từ 15 đến 30 phút nhưng hướng dẫn rất chi tiết cho các con cách làm bài toán có lời văn. Đồng thời các bạn nhỏ cũng có thể tham gia vào những trò chơi ở cuối mỗi buổi học để củng cố thêm kiến thức về dạng toán này.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo ngay những bài tập mà Nguyễn Tất Thành Math triển khai để các con thực hành. Những bài tập Nguyễn Tất Thành Math thiết kế luôn phù hợp với sức học của các con nên hầu như các bé đều cảm thấy rất hứng thú trong quá trình làm bài tập.





ĐỪNG BỎ LỠ!!

Chương trình học Toán bằng tiếng Anh, giúp phát triển tư duy một cách toàn diện nhất.

Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!

Dạy bé hiểu được bản chất của phép tính cộng và trừ

Muốn cho các con làm được bài tập giải toán có lời văn thì trước hết các bậc phụ huynh cần phải dạy cho bé hiểu được bản chất của phép tính cộng và trừ là như thế nào. Bố mẹ cần phải chỉ cho con cộng là thêm và trừ là bớt.

Các bậc phụ huynh phải giúp cho con hiểu rõ bản chất của các phép tính (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Lý do mà các bậc phụ huynh phải cho con hiểu bản chất của phép cộng và phép trừ là bởi đôi khi trong các bài toán có lời văn người ta sẽ sử dụng những thuật ngữ này. Nếu như các bạn nhỏ không hiểu được bản chất thì sẽ rất khó để thực hiện phép tính, cũng như là giải toán có lời văn lớp 1.

Hướng dẫn con cách tóm tắt đề bài

Tóm tắt đề bài là một trong những bước rất quan trọng khi làm bài tập giải toán có lời văn. Các con phải biết cách tóm tắt đề bài thì bé mới nắm được các thông tin dữ liệu quan trọng. Dựa vào đó thì các con mới có thể làm được bài tập với phương pháp phù hợp nhất.

Chính vì thế bố mẹ nên hướng dẫn bé ghi vắn tắt nội dung chính những dữ liệu mà đề bài đã cho. Sau đó ở dòng cuối cùng thì bố mẹ sẽ hướng dẫn con viết tóm tắt câu hỏi. Dựa vào đó thì các con sẽ làm bài tập nhanh chóng hơn.

Ứng dụng toán có lời văn vào thực tế

Một bí quyết để giúp các con có thể học toán có lời văn hiệu quả nữa đó chính là các bậc phụ huynh cần ứng dụng môn toán này vào thực tế. Tức là các bậc phụ huynh sẽ hỏi bé những câu hỏi liên quan đến toán có lời văn vào trong thực tiễn cuộc sống.

Chẳng hạn như bố mẹ có thể đưa cho bé 5 cái kẹo sau đó cho bé thêm một số kẹo nữa và hỏi xem bé có tất cả bao nhiêu cái kẹo. Lưu ý là khi bố mẹ hỏi con như vậy thì các bậc phụ huynh cần yêu cầu bé trình bày bằng lời nói một cách đầy đủ nhất giống như khi các con viết vào giấy thi vậy.

Xem thêm: Bí quyết giúp bé học toán lớp 1 trong phạm vi 100 cực đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ

Cho con làm bài tập thường xuyên

Muốn các bé có thể học tốt chương trình toán lớp 1 giải toán có lời văn thì việc tiếp theo mà các bậc phụ huynh cần phải làm đó chính là cho con luyện tập thường xuyên. Bố mẹ cho con làm toán có lời văn thường xuyên thì các bé sẽ biết được cách làm, rõ được cách trình bày.

Bố mẹ nên cho con làm bài tập thường xuyên để bé quen với dạng toán có lời văn (Nguồn ảnh: Sưu tầm internet)

Đồng thời khi các bậc phụ huynh cho con làm dạng bài tập này nhiều thì các bé cũng sẽ quen tay hơn trong quá trình làm bài tập. Đây chính là một trong những lợi thế rất tuyệt vời giúp cho các con khi thi có thể làm bài tập tốt.

Trên đây là những thông tin chia sẻ hữu ích về toán lớp 1 giải toán có lời văn cho các bậc phụ huynh tham khảo. Hi vọng với những thông tin chia sẻ này thì bố mẹ có thể biết cách dạy bé làm toán thành thạo và lựa chọn được những bài tập phù hợp cho con luyện tập.

0 ( 0 bình chọn )

Nguyễn Tất Thành

https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Nguyễn Tất Thành - Nơi chia sẻ kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa đến kỹ năng phát triển bản thân. Với các bài viết chất lượng, Nguyễn Tất Thành cung cấp nền tảng vững chắc cho người đọc muốn nâng cao hiểu biết và kỹ năng. Khám phá thông tin hữu ích và học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm