- Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì? Lợi ích của ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng
- Bé 7 tháng ăn dặm cần đảm bảo những chất gì?
- Chất bột đường (Tinh bột)
- Chất đạm (Protein)
- Chất béo
- Chất xơ
- Vitamin và khoáng chất
- Lịch ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi giúp bé phát triển khoa học
- Thực đơn 30 ngày ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng
- Hướng dẫn chi tiết cách làm món ăn dặm truyền thống cho trẻ 7 tháng
- Bột khoai lang sữa mẹ
- Súp bí đỏ hạnh nhân
- Súp khoai tây phomai
- Cháo thịt bò hành tây
- Cháo thịt gà hầm hạt sen
- Cháo cá hồi súp lơ
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Thực đơn 30 ngày ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng mau lớn
- Phương pháp Reggio Emilia và tất cả những điều bạn cần biết
- Hướng dẫn cách ghim địa chỉ trên Google Maps
- [Chi tiết] Phương pháp Shichida – 6 nội dung cốt lõi & 7 bài thực hành
- Review top 5 cốc nấu cháo ăn dặm được ưa chuộng nhất trên thị trường
- Tổng hợp các tháng trong tiếng Anh và mẹo nhớ lâu, sử dụng đúng
Ăn dặm truyền thống là phương pháp được rất nhiều phụ huynh lựa chọn để áp dụng cho bé bởi những lợi ích mà nó này đem lại. Tháng tuổi thứ 7 cũng là một thời điểm phù hợp để mẹ có thể cho bé ăn dặm theo phương pháp này. Vậy ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng có lợi ích như thế nào? Cần bổ sung những chất dinh dưỡng gì cho bé và xây dựng thực đơn ra sao? Tất cả sẽ được truonglehongphong.edu.vn giải đáp ngay trong bài viết này, mẹ và bé hãy theo dõi nhé!
Bạn đang xem: Thực đơn 30 ngày ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng mau lớn
Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì? Lợi ích của ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng
Ăn dặm truyền thống là một trong những phương pháp ăn dặm phổ biến nhất được nhiều gia đình lựa chọn để áp dụng cho bé ăn dặm. Đặc điểm của thức ăn trong phương pháp này là được chế biến thành dạng bột, cháo mịn. Ăn dặm truyền thống thường được áp dụng cho bé trong những tháng ăn dặm đầu tiên.
>>Xem thêm: Nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào? Lời khuyên từ chuyên gia
Ăn dặm truyền thống là một trong những phương pháp ăn dặm phổ biến
Với ăn dặm truyền thống, bé 7 tháng tuổi sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ phương pháp này, có thể kể đến như:
- Dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ: Thức ăn thường được nấu thành dạng cháo, bột nên độ thô cứng sẽ giảm đi rất nhiều. Điều này giúp bé có thể nhai và nuốt một cách nhanh chóng và hạn chế được tình trạng hóc, nghẹn. 7 tháng tuổi cũng là thời điểm mà hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, do đó ăn dặm truyền thống sẽ là phương pháp tốt giúp hệ tiêu hóa của trẻ nhanh chóng thích nghi với thực phẩm mới ngoài sữa và hoạt động mạnh khỏe.
- Cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ: Bé 7 tháng tuổi sẽ cần cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc để có thể hoạt động và phát triển khỏe mạnh. Khi nấu ăn truyền thống cho bé, mẹ có thể kết hợp linh hoạt được rất nhiều các thực phẩm với nhiều dưỡng chất cùng lúc để tạo nên món ăn dinh dưỡng
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Bằng cách giới thiệu các loại thực phẩm đa dạng từ sớm, phương pháp ăn dặm truyền thống giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và đa dạng trong tương lai.
- Tăng cường phát triển trí não: Việc cho bé tiếp xúc với các hương vị, mùi khác nhau từ thực phẩm thúc đẩy phát triển các giác quan và trí não của bé. Điều này có thể ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành thị giác, vị giác và khả năng cảm nhận không gian.
- Phát triển về mặt tâm lý và tình cảm: Quá trình ăn dặm thường là thời gian tuyệt vời để cả gia đình tương tác với bé. Trong khoảng thời gian này, người lớn sẽ trực tiếp đút, mớm cho bé ăn và giao tiếp nhiều với bé. Thông qua đó có thể kích thích sự phát triển về tâm lý và tình cảm cho bé.
Ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng sao cho khoa học
Bé 7 tháng ăn dặm cần đảm bảo những chất gì?
Bé 7 tháng tuổi cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết
7 tháng tuổi là dấu mốc quan trọng của trẻ khi cơ thể bắt đầu có nhiều thay đổi như có thể ngồi vững hơn, răng bắt đầu nhú,…Do đó, bé cần nhiều hơn những chất dinh dưỡng để có thể hoạt động và phát triển một cách toàn diện. Mẹ hãy chú ý đưa vào thực đơn cho bé các chất dinh dưỡng cần thiết như sau:
Chất bột đường (Tinh bột)
Tinh bột là chất dinh dưỡng cơ bản và quan trọng nhất trong xuyên suốt quá trình ăn dặm của trẻ. Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu giúp bé có thể hoạt động hằng ngày. Mẹ hãy thường xuyên cho bé ăn dặm với thức ăn có nhiều tinh bột như gạo, khoai lang, khoai tây, lúa mì, ngũ cốc,…
>>Xem thêm: Tổng hợp 15 món ăn dặm từ khoai lang cho bé bổ dưỡng, mau lớn
Chất đạm (Protein)
Chất đạm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của bé 7 tháng tuổi trong giai đoạn ăn dặm. Chất đạm là một trong những thành phần dinh dưỡng cần thiết để xây dựng và sửa chữa cơ bắp, tạo các mô cơ học và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bé. Protein còn đóng vai trò trong hỗ trợ hệ miễn dịch của bé. Nó cung cấp các thành phần cần thiết cho việc hình thành và duy trì các tế bào miễn dịch, giúp bé chống lại các vi khuẩn, vi rút và bảo vệ sức khỏe.
Chất đạm thường được bổ sung cho trẻ thông qua các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa…
>>Xem thêm: Điểm danh 17 món ăn dặm từ thịt bò cho bé mà mẹ không thể bỏ qua
Chất béo
Chất béo là nguồn năng lượng cô đặc và cao, cung cấp lượng calo cần thiết để bé hoạt động hàng ngày và phát triển toàn diện. Lượng năng lượng từ chất béo giúp bé có đủ sức mạnh và năng lượng để tham gia vào các hoạt động như bò, đứng và chơi đùa. Bên cạnh đó, chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh và não bộ. Chất béo Omega-3, ví dụ như DHA (Docosahexaenoic Acid), là một thành phần chính trong não và mắt, hỗ trợ phát triển trí tuệ và thị giác của bé.
Mẹ hãy bổ sung chất béo cho bé 7 tháng thông qua các thực phẩm như quả bơ, dừa, các loại hạt (hạnh nhân, hướng dương, lạc,…)
>>Xem thêm: 20+ món ăn dặm từ bơ cho bé 7 tháng ngon miệng dễ làm
Chất xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn dặm của bé 7 tháng tuổi. Chất xơ là một loại chất không hấp thụ được từ thực phẩm và có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. Chất xơ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa bằng cách giúp duy trì sự di chuyển của thực phẩm qua đường ruột và tăng cường hoạt động của vi khuẩn có lợi trong ruột bé. Điều này giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm nguy cơ bị táo bón. Chất xơ còn giúp điều chỉnh tốc độ hấp thụ đường trong máu, làm giảm sự biến động đường huyết sau khi bé ăn các loại thực phẩm chứa carbohydrate.
Các nguồn chất xơ tốt cho bé 7 tháng tuổi bao gồm rau xanh, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ, hạt chia, hạt lanh, v.v.
Xem thêm : Tổng hợp những đầu sách tiếng Anh cho bé 4 tuổi nổi bật
>>Xem thêm: 7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm thích mê
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của bé 7 tháng tuổi trong giai đoạn ăn dặm. Chúng có vai trò chủ chốt trong việc duy trì chức năng hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của cơ thể bé.
Vitamin:
- Vitamin A: Hỗ trợ phát triển tốt cho mắt và hệ miễn dịch của bé. Vitamin A cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của da, mô mắt, mô niêm mạc và màng nhầy.
- Vitamin C: Giúp củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ sự hấp thụ sắt từ thực phẩm và tham gia vào quá trình sản xuất collagen, một chất quan trọng cho cơ, xương, da và mạch máu.
- Vitamin D: Giúp hấp thụ calci và phospho cho sự phát triển xương và răng của bé. Nó cũng có tác dụng quan trọng trong hỗ trợ hệ miễn dịch và hệ thần kinh.
- Vitamin E: Là một chất chống oxy hóa quan trọng, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự hủy hoại và hỗ trợ sự phát triển cơ thể của bé.
Khoáng chất:
- Sắt: Rất quan trọng cho hồng cầu và chất oxy hóa trong cơ thể của trẻ. Sắt giúp duy trì sự hoạt động của hệ thần kinh và hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng.
- Canxi: Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và củng cố xương và răng của bé.
- Kali: Hỗ trợ cân bằng nước và điện giữa các tế bào, giúp duy trì hoạt động thần kinh và cơ bắp.
- Kẽm: Hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng, hệ miễn dịch, và tăng cường quá trình phân chia và phát triển tế bào.
- Magnesium: Tham gia vào hàng trăm quá trình sinh học trong cơ thể, bao gồm hỗ trợ sự phát triển xương và cơ bắp.
- Phospho: Là một thành phần chính của xương và răng, hỗ trợ sự phát triển và củng cố chúng.
Đảm bảo bé 7 tháng nhận đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn dặm là vô cùng quan trọng để hỗ trợ sự phát triển và sức khỏe của bé. Các nguồn dinh dưỡng tốt có thể là từ thực phẩm tự nhiên như rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng,…
Lịch ăn dặm trẻ 7 tháng tuổi giúp bé phát triển khoa học
Lịch ăn dặm giúp bé phát triển khoa học và có thói quen lành mạnh
Lên lịch ăn dặm là một cách hữu ích để giúp bé thích nghi với việc ăn thức ăn dặm và đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết. Không chỉ vậy, khi mẹ có một lịch ăn dặm khoa học cho bé sẽ giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và đều đặn. Điều này có thể giúp bé hình thành các mẫu ăn uống tốt trong tương lai. Nếu như mẹ còn đang phân vân trong việc xây dựng lịch trình ăn uống cho bé thì hãy tham khảo thông tin ngay dưới đây.
Trước hết mẹ cần nắm rõ thời gian bé tiêu hóa thực phẩm:
- Sữa mẹ: Tiêu hóa trong 1 – 2 tiếng
- Sữa công thức: Tiêu hóa trong 2 – 3 tiếng
- Thức ăn nhẹ như hoa quả, cháo loãng: Tiêu hóa trong 3 – 4 tiếng
- Thức ăn thông thường như bột, cháo: Tiêu hóa trong 4 – 5 tiếng
- Thức ăn chứa dầu mỡ, thịt: Tiêu hóa trong 5 – 6 tiếng
Dựa trên thời gian tiêu hóa của thức ăn, mẹ có thể xây dựng lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi như sau:
Thời gian | Hoạt động |
7h00 – 7h30 | Cho bé ti sữa mẹ hoặc uống sữa công thức |
8h30 – 9h00 | Ăn dặm bữa sáng với thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa |
10h00 – 10h30 | Bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức |
13h00 – 13h30 | Bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức |
17h00 – 17h30 | Ăn dặm bữa chiều với thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng |
20h00 – 20h30 | Bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức trước khi đi ngủ |
Thực đơn 30 ngày ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng
Thực đơn 30 ngày ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng
Ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng tuổi sẽ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và tăng khẩu phần cũng như độ đặc của cháo, bột hơn so với giai đoạn trước đó. Ngoài ra, mẹ hãy linh hoạt thay đổi thực phẩm và kết hợp nhiều thực phẩm với nhau để tạo nên món ăn ngon, bổ dưỡng cho trẻ. truonglehongphong.edu.vn sẽ giúp mẹ xây dựng thực đơn 30 ngày ăn dặm truyền thống cho bé, mẹ hãy lưu lại để áp dụng cho bé yêu nhé!
- Ngày 1: Cháo trắng rây trộn sữa mẹ
- Ngày 2: Bột khoai tây phomai + Táo
- Ngày 3: Lê hấp nghiền trộn sữa + Bánh ngũ cốc
- Ngày 4: Súp bí đỏ hạnh nhân + Dưa hấu
- Ngày 5: Bột khoai lang sữa mẹ + Sinh tố xoài
- Ngày 6: Cháo thịt bò hành tây + Yogurt
- Ngày 7: Cháo thịt gà hầm hạt sen + Chuối nghiền
- Ngày 8: Cháo cá hồi súp lơ + Nước ép nho
- Ngày 9: Bơ, chuối nghiền trộn sữa
- Ngày 10: Cháo khoai môn nấu nước hầm xương + Kiwi
- Ngày 11: Cháo tôm rau mồng tơi
- Ngày 12: Mãng cầu dầm sữa chua + Bánh khoai tây
- Ngày 13: Cháo thịt bò cà rốt + Nước ép lựu
- Ngày 14: Cháo óc heo hầm hạt sen
- Ngày 15: Súp thịt gà nấm hương + Bơ nghiền trộn sữa
- Ngày 16: Cháo ngô ngọt + Thịt bò hầm rau củ
- Ngày 17: Cháo bí đỏ trứng gà
- Ngày 18: Cháo cá chép rau cải + Chuối trộn sữa chua
- Ngày 19: Súp thịt bò, nui, rau củ
- Ngày 20: Cháo đậu xanh + Salad bơ cá hồi
- Ngày 21: Cháo chim bồ câu + Nước ép táo
- Ngày 22: Lê hấp trộn sữa + Gà tần
- Ngày 23: Cháo cá hồi rong biển + Sinh tố mãng cầu
- Ngày 24: Cháo ngao mồng tơi
- Ngày 25: Cháo súp lơ + Thịt bò cuộn sả nướng
- Ngày 26: Cháo tim lợn + Nước ép ổi
- Ngày 27: Súp thanh cua nấm tuyết
- Ngày 28: Cháo khoai môn thịt gà + Hoa quả mix
- Ngày 29: Cháo yến mạch + Ức gà cuộn rong biển áp chảo
- Ngày 30: Cháo củ dền thịt heo + Chuối
Bên cạnh những thực đơn trên, mẹ có thể thay đổi thực phẩm linh hoạt theo khẩu vị của bé để giúp bé có món ăn ngon. Ngoài việc cho bé ăn dặm với bột, cháo mẹ cũng nên đưa thêm vào các món ăn dặm thô hơn cho bé học nhai và thành thạo với ăn dặm hơn.
Việc cho bé ăn dặm cũng cần có sự tham khảo từ ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo độ an toàn cho bé. Đặc biệt, đối với các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại hạt,…mẹ cũng nên xem xét và cân nhắc cũng như theo dõi sát sao khi cho bé ăn dặm.
Hướng dẫn chi tiết cách làm món ăn dặm truyền thống cho trẻ 7 tháng
Không quá khó để chế biến món ăn dặm theo kiểu truyền thống cho bé 7 tháng tuổi. Các món ăn thường sẽ là cháo, súp, bột được nấu từ các loại thực phẩm khác nhau. Mẹ hãy tham khảo ngay những cách làm món ăn dặm siêu đơn giản dưới đây để nấu cho bé nhé!
Bột khoai lang sữa mẹ
Bột khoai lang sữa mẹ
Khoai lang là một nguồn cung cấp năng lượng từ tinh bột, giúp cung cấp calo cần thiết cho sự phát triển và hoạt động hàng ngày của bé. Khoai lang có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho bé, chẳng hạn như cháo khoai lang, khoai lang nấu hấp, khoai lang nghiền, hoặc khoai lang hấp. Bột khoai lang sữa mẹ sẽ là một món ăn thơm ngon, ngọt ngào mà mẹ không nên bỏ qua:
Xem thêm : Cẩm Nang Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 – Sakura Montessori
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1/2 củ khoai lang vàng hoặc khoai lang mật
- 60 – 70ml sữa mẹ (sữa công thức)
- Nước lọc (nếu cần)
Cách làm:
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch với nước sau đó cắt khúc rồi đem đi hấp hoặc luộc trong 15 – 20 phút cho khoai chín mềm.
- Lấy khoai ra tô, dùng thìa hoặc phớ để dằm nhuyễn khoai thành bột mịn
- Thêm sữa mẹ vào tô, trộn đều với khoai lang. Nếu bột quá đặc mẹ có thể thêm một ít nước lọc vào để hỗn hợp loãng hơn. Khi đạt đến độ mịn phù hợp, mẹ có thể cho bé ăn ngay hoặc đun nóng lại trước khi cho bé ăn
Súp bí đỏ hạnh nhân
Súp bí đỏ hạnh nhân
Kết hợp bí đỏ và hạnh nhân là một cách tuyệt vời để cung cấp dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn ăn dặm. Cả bí đỏ và hạnh nhân đều là những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện và có lợi cho sức khỏe.
Xem thêm : Cẩm Nang Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 – Sakura Montessori
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 70g bí đỏ
- 30g hạt hạnh nhân
- Nước lọc
Cách làm:
- Hạnh nhân ngâm với nước trong 2 – 3 tiếng trước khi nấu
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch sau đó cắt thành miếng
- Nấu chín bí đỏ với khoảng 200ml nước lọc. Cho hạnh nhân vào nấu cùng trong 20 – 25 phút để bí đỏ và hạnh nhân chín mềm
- Đổ hỗn hợp đã nấu chín vào máy xay và xay nhuyễn trong 2 – 3 phút để được món súp bí đỏ hạnh nhân.
- Lọc súp qua rây để súp được mịn hơn, tránh việc bé bị hóc nếu hạt hạnh nhân không được xay kỹ.
Súp khoai tây phomai
Súp khoai tây phomai
Đây là một món ăn dặm giàu chất bột, chất đạm và canxi, thích hợp cho bé 7 tháng trở lên. Hương vị phô mai sẽ tạo điểm nhấn và hấp dẫn cho món ăn, giúp bé thích thú hơn với việc khám phá những loại thực phẩm mới.
Xem thêm : Cẩm Nang Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 – Sakura Montessori
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 – 2 củ khoai tây
- 1 viên phomai (chọn loại không chứa whey và casein)
- Nước lọc
Cách làm:
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch với nước sau đó cắt thành miếng
- Nấu chín phomai với khoảng 200ml nước lọc trong 15 – 20 phút để khoai tây được chín nhừ
- Đổ khoai tây đã nấu vào máy xay, thêm phomai vào và xay nhuyễn hỗn hợp để được súp phomai khoai tây
- Mẹ có thể đun nóng thêm một lần trước khi cho bé ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh
Cháo thịt bò hành tây
Cháo thịt bò hành tây đem lại hương vị thơm ngon
Cháo thịt bò hành tây là một món ăn dặm giàu chất đạm, sắt, kali và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Thịt bò cung cấp chất đạm quan trọng cho sự phát triển cơ bắp và hệ thần kinh của bé, trong khi hành tây cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa hỗ trợ hệ miễn dịch.
Xem thêm : Cẩm Nang Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 – Sakura Montessori
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 40g thịt bò xay nhuyễn
- 1/2 củ hành tây
- 1 nhánh cần tây
- 40g gạo tẻ
- 250ml nước lọc
- Dầu ăn dặm
Cách làm:
- Ngâm gạo trong 30 phút, sau đó vo sạch và đem đi nấu cháo trong 20 – 30 với lửa vừa để cháo chín, hạt gạo nở.
- Trong thời gian đun cháo, sơ chế hành tây và cần tây. Đem đi sửa sạch sau đó băm nhỏ cả hành tây và cần tây
- Làm nóng chảo, thêm một ít dầu ăn dặm sau đó phi thơm hành tây đã băm. Thêm tiếp thịt bò xay vào và đảo cùng trong 5 phút.
- Đổ hỗn hợp vừa xào vào trong nồi cháo và đun tiếp cháo thêm 10 phút để thịt bò mềm hơn. Mẹ có thể thêm một ít gia vị ăn dặm để tăng khẩu vị cho bé
- Cuối cùng, thêm cần tây đã băm vào cháo và tắt bếp, chờ cháo nguội và cho bé thưởng thức.
Cháo thịt gà hầm hạt sen
Cháo thịt gà hầm hạt sen
Kết hợp thịt gà và hạt sen là một ý tưởng thú vị cho bé ăn dặm. Thịt gà là một nguồn cung cấp tốt chất đạm và các vitamin như vitamin B6 và niacin, trong khi hạt sen cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất quý giá khác. Khi kết hợp cả hai loại thực phẩm này lại với nhau, sẽ tạo ra một món ăn dặm giàu dinh dưỡng và hương vị hấp dẫn cho bé.
Xem thêm : Cẩm Nang Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 – Sakura Montessori
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 40g thịt ức gà
- Xương gà (nếu có)
- 30g hạt sen
- 30g gạo tẻ
- Nước lọc
Cách làm:
- Rửa sạch thịt và xương gà, sau đó đem đi luộc với nước trong 20 – 30 phút để thịt gà chín mềm. Thêm một ít gừng vào nồi luộc giúp thịt gà thơm hơn
- Hạt sen bỏ tâm đắng, rửa sạch và băm nhỏ
- Vớt gà ra để ráo nước, sau đó thêm gạo và hạt sen vào nồi nước luộc gà để nấu cháo. Đun với lửa nhỏ trong 20 – 25 phút để gạo nở và hạt sen chín nhừ
- Gà sau khi vớt ra, mẹ có thể xé sợi hoặc băm nhỏ ra
- Thêm thịt gà vào nồi cháo và đun thêm 5 – 10 phút để cháo được chín nhừ. Tắt bếp và chờ cháo nguội cho bé ăn.
Cháo cá hồi súp lơ
Cháo cá hồi súp lơ
Đây là một món ăn dặm giàu chất đạm, omega-3, vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Cá hồi cung cấp chất đạm quan trọng cho sự phát triển cơ bắp và hệ thần kinh của bé, trong khi súp lơ cung cấp nhiều vitamin và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho bé.
Xem thêm : Cẩm Nang Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 – Sakura Montessori
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 40g cá hồi tươi
- 40g súp lơ xanh
- 30g gạo tẻ
- Nước lọc
Cách làm:
- Rửa sạch cá hồi, khử tanh bằng cách rửa với nước muối loãng hoặc ngâm với sữa tươi không đường. Sau đó, băm hoặc xay nhỏ cá hồi
- Ngâm gạo với nước trong 30 phút và đem đi nấu cháo trong 20 phút để cháo nở và chín nhừ
- Làm nóng chảo ở bếp khác, thêm một ít dầu ăn dặm và cho cá hồi vào đảo cho săn lại thì tắt bếp
- Súp lơ rửa và băm nhỏ. Thêm cá hồi đã xào và súp lơ vào nồi cháo, đun cháo thêm 10 phút để cháo được nhừ hơn. Sau đó, tắt bếp và chờ cháo nguội cho bé ăn
Tương tự với những cách làm trên, mẹ có thể linh hoạt thay đổi thực phẩm để tạo ra những món ăn dặm truyền thống thơm ngon, bổ dưỡng cho bé. Mẹ hãy kết hợp giữa 2 loại nguyên liệu chính là thịt/cá và rau củ để chế biến thành một món cháo có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé 7 tháng ăn ngon miệng, phát triển khỏe mạnh.
Trên đây là tổng hợp chi tiết các thông tin về ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng mà truonglehongphong.edu.vn đã chia sẻ. Phương pháp ăn dặm truyền thống sẽ giúp bé có thể phát triển tốt và mau lớn với những món ăn bổ dưỡng. Hy vọng rằng mẹ đã có nhiều ý tưởng hơn về thực đơn cho bé sau khi tham khảo bài viết này. Chúc mẹ và bé luôn có sức khỏe tốt và có những bữa ăn vui vẻ.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)