- Giới thiệu tác giả Lưu Trọng Lư
- Sự nghiệp văn chương của Lưu Trọng Lư
- Phong cách sáng tác của Lưu Trọng Lư
- Các tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả Lưu Trọng Lư
- Lưu Trọng Lư được mệnh danh là gì?
- Những nhận định về Lưu Trọng Lư
- Tóm tắt tiểu sử Lưu Trọng Lư
- FQA tìm hiểu về tác giả Lưu Trọng Lư
- Lưu Trọng Lư tên thật là gì?
- Năm sinh năm mất của Lưu Trọng Lư?
- Lưu Trọng Lư là người như thế nào?
- Lưu Trọng Lư quê ở đâu?
- Hoàn cảnh xuất thân của Lưu Trọng Lư?
- Lời kết
Giới thiệu tác giả Lưu Trọng Lư – Cây bút tiên phong của phong trào Thơ Mới tại Việt Nam. Tìm hiểu chi tiết cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và những đóng góp của ông cho nền văn học Việt.
- Tuyển tập thơ thả thính tên Phúc độc đáo giúp bạn cưa đổ crush
- Soạn bài, phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản Kết nối tri thức
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến: Cuộc đời & Sự nghiệp
- Chùm thơ thả thính Thương, Chiến, Tú, Hải, Chính, Bằng bao dính
- Thơ nhớ người yêu, đêm buồn nhớ một người da diết không ngủ được
Giới thiệu tác giả Lưu Trọng Lư
Giới thiệu về tác giả Lưu Trọng Lư:
Bạn đang xem: Thông tin giới thiệu tác giả Lưu Trọng Lư (Cuộc đời & sự nghiệp)
- Tên khai sinh: Lưu Trọng Lư.
- Ngày sinh: 19/6/1911 – 10/8/1991.
- Quê quán: Bố Trạch, Quảng Bình.
- Nghề nghiệp: Nhà thơ, nhà viết kịch.
- Phong trào hoạt động: Thơ Mới.
- Giai đoạn sáng tác: 1932 – 1991.
- Tác phẩm tiêu biểu: Tiếng thu, Trăng lên, Nắng mới.
Thông tin tác giả Lưu Trọng Lư
Lưu Trọng Lư là nhà thơ nổi bật của Việt Nam, sinh ra tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học và quan lại. Sau khi theo học tại trường tỉnh, ông tiếp tục học tập tại Huế và Hà Nội nhưng lại bỏ học ra dạy tư, làm văn và viết báo để kiếm sống.
Năm 1932, Lưu Trọng Lư là một trong những người khởi xướng và tích cực ủng hộ phong trào Thơ mới, góp phần làm thay đổi diện mạo thơ ca Việt Nam thời bấy giờ.
Ông cũng chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế vào năm 1933-1934.
Năm 1941, thơ của ông được giới thiệu trong tác phẩm nổi tiếng Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia vào hoạt động văn hóa ở Huế và tích cực tuyên truyền văn nghệ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Sau 1954, ông công tác tại Bộ Văn hóa và là Tổng Thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam.
Lưu Trọng Lư mất vào ngày 10 tháng 8 năm 1991, thọ 80 tuổi, và được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển.
Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Con trai ông, Lưu Trọng Ninh, là một đạo diễn nổi tiếng.
Sự nghiệp văn chương của Lưu Trọng Lư
Xem thêm : Tập thơ thả thính tên Yến hài hước, khiến nàng say như điếu đổ
Lưu Trọng Lư là tên tuổi tiêu biểu trong phong trào Thơ mới tại Việt Nam. Ông bắt đầu sáng tác thơ từ những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ XX và nhanh chóng khẳng định vị trí của mình với những tác phẩm giàu cảm xúc, mang đậm chất lãng mạn.
Thơ của Lưu Trọng Lư nổi bật với cảm hứng từ thiên nhiên, tình yêu và cuộc sống, thể hiện sự nhạy cảm và tâm hồn phong phú của một người nghệ sĩ. Ông đã xuất bản nhiều tập thơ nổi tiếng như Thơ Lưu Trọng Lư, Mộng dưới hoa, trong đó những bài thơ như Mùa xuân nho nhỏ và Vô đề để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Nắng mới là một trong các tác phẩm nổi bật của ông
Bên cạnh thơ, ông còn viết văn, báo và tham gia vào nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của văn học Việt Nam, không chỉ bằng các tác phẩm mà còn qua những hoạt động tích cực trong giới văn nghệ sĩ.
Phong cách sáng tác của Lưu Trọng Lư
Phong cách thơ Lưu Trọng Lư lãng mạn và trữ tình. Trong giai đoạn kháng chiến, ông còn khéo léo tái hiện khung cảnh hiện thực, phản chiếu từ chiều sâu nội tâm con người.
Lưu Trọng Lư là một trong số ít thi sĩ biết cách nắm bắt, diễn ta các khung bậc cảm xúc qua hình ảnh và giai điệu. Thơ ông thường sử dụng hình ảnh người phụ nữ, người mẹ tần tảo, cô đơn chờ chồng nơi xa xôi.
Chính từ những hiện thực, Lưu Trọng Lư đã sáng tạo nên chất liệu độc đáo cho riêng mình.
Các tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả Lưu Trọng Lư
Cùng Thepoetmagazine.org điểm qua các tác phẩm tiêu biểu của Lưu Trọng Lư ở đa dạng thể loại sau:
Thơ
- 1939: Tiếng thu (52 bài)
- 1959: Tỏa sáng đôi bờ
- 1966: Người con gái sông Gianh
- 1971: Từ đất này
- 1973: Chị em
- 1988: Bâng khuâng
- 1989: Bao la sầu
Văn xuôi
- 1933: Người sơn nhân (tập truyện ngắn)
- 1934: Những nét đan thanh (truyện ngắn)
- 1935: Huyền Không động (truyện ngắn)
- 1937: Cô Nguyệt (truyện ngắn)
- 1938: Con đười ươi (truyện ngắn)
- 1938: Huế – một buổi chiều (truyện ngắn)
- 1939: Một người đau khổ (truyện ngắn)
- 1939: Chạy loạn (truyện ngắn)
- 1939: Cô gái tân thời (truyện ngắn)
- 1940: Một tháng với ma (truyện ngắn)
- 1941: Chiếc cáng xanh (truyện dài)
- 1941: Khói lam chiều (truyện dài)
- 1941: Cô Nhung (truyện ngắn)
- 1942: Mẹ con (truyện ngắn)
- 1942: Em là gái trong khung cửa (truyện ngắn)
- 1943: Dòng họ (truyện ngắn)
- 1944: Hổ với Mọi (truyện ngắn)
- 1952: Chiến khu Thừa Thiên (truyện vừa)
- 1962: Truyện cô Nhụy (truyện vừa)
- 1978: Mùa thu lớn (tuỳ bút, hồi ký)
- 1989: Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký)
Sân khấu
- Nữ diễn viên miền Nam (cải lương)
- Cây thanh trà (cải lương)
- Xuân Vỹ Dạ (kịch nói)
- Anh Trỗi (kịch nói)
- 1973: Hồng Gấm, tuổi hai mươi tới rồi (kịch thơ)
Lưu Trọng Lư được mệnh danh là gì?
Lưu Trọng Lư được mệnh danh là Kiện tướng trong phong trào Thơ Mới. Ngoài ra người ta còn gọi ông là người nghệ sĩ đa tài bởi Lưu Trọng Lư sáng tác ở rất nhiều thể loại, từ văn, thơ đến kịch.
Xem thêm : Tuyển tập thơ về Vu Lan báo hiếu cha mẹ cảm động, ý nghĩa
Lưu Trọng Lư là Kiện tướng trong phong trào Thơ Mới
Có thể khẳng định, ông là người có phong cách nghệ thuật đa dạng, ông đa sầu đa cảm, lãng mạn trữ tình.
Những nhận định về Lưu Trọng Lư
Có một số nhận xét về Lưu Trọng Lư giúp bạn hiểu hơn về cuộc đời cùng sự nghiệp sáng tác của ông.
- Hoài Thanh: Tôi biết có kẻ trách Lư cẩu thả, lười biếng, không biết chọn chữ, không chịu khó gọt giũa câu thơ. Nhưng Lư có làm thơ đâu Lư chỉ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy.
- Vũ Ngọc Phan: Là một trong các kiện tướng của phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư còn là người viết văn xuôi – như Xuân Diệu với Phấn Thông Vàng; từ thơ và văn xuôi lại chuyển sang hoạt động sân khấu, với tư cách người viết kịch bản và lãnh đạo ngành sân khấu Việt Nam sau 1945 – như Thế Lữ.
Tóm tắt tiểu sử Lưu Trọng Lư
Lưu Trọng Lư, sinh năm 1911 tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, xuất thân trong một gia đình quan lại nho học. Ông theo học tại các trường tỉnh, sau đó là Quốc học Huế và Hà Nội nhưng đã bỏ học để dạy tư và làm báo.
Năm 1932, ông tham gia khởi xướng phong trào Thơ mới, góp phần định hình văn học hiện đại Việt Nam. Lưu Trọng Lư còn chủ trương mở Ngân Sơn tùng thư ở Huế vào năm 1933-1934.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông tham gia hoạt động văn hóa cứu quốc tại Huế và hoạt động văn nghệ trong kháng chiến chống Pháp. Ông giữ nhiều vị trí quan trọng trong ngành văn hóa, bao gồm Tổng Thư ký Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Lưu Trọng Lư mất ngày 10 tháng 8 năm 1991 tại Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.
FQA tìm hiểu về tác giả Lưu Trọng Lư
Cùng điểm qua một số câu hỏi thú vị liên quan đến tác giả Lưu Trọng Lư như sau:
Lưu Trọng Lư tên thật là gì?
Lưu Trọng Lư tên thật là Lưu Trọng Khuê.
Năm sinh năm mất của Lưu Trọng Lư?
- Năm sinh: 1911
- Năm mất: 1991
Lưu Trọng Lư là người như thế nào?
Lưu Trọng Lư là một nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động văn hóa nổi bật của Việt Nam, có ảnh hưởng lớn trong phong trào Thơ mới.
Lưu Trọng Lư quê ở đâu?
Lưu Trọng Lư quê ở làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Hoàn cảnh xuất thân của Lưu Trọng Lư?
Ông xuất thân trong một gia đình quan lại nho học, được học hành đầy đủ nhưng sau đó đã bỏ học để theo đuổi nghề dạy tư và viết báo.
Lời kết
Giới thiệu tác giả Lưu Trọng Lư mang đến cho bạn cái nhìn thực tế, khách quan về cuộc đời lẫn sự nghiệp nghệ thuật của ông. Là một trong những nhà thơ của phong trào Thơ Mới, Lưu Trọng Lư để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm quý báu. Nhờ tài năng của mình, ông đã làm siêu lòng biết bao người yêu thơ Việt.
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Thơ hay
Ý kiến bạn đọc (0)