Trẻ thuận tay trái hay tay phải đều do bản năng bẩm sinh. Dù các con thuận tay nào thì vẫn có cơ hội phát triển kỹ năng vận động tinh như nhau nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tay thuận và tay không thuận.
- 7 cách tìm địa chỉ nhà nghỉ gần đây đơn giản, nhanh chóng
- Tổng hợp 15 cách dạy trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thông minh
- Tổng hợp các tháng trong tiếng Anh và mẹo nhớ lâu, sử dụng đúng
- 6 cách đánh số trang trong Word 2010 đến 2019 chi tiết, cực dễ
- Hướng dẫn cách đăng ký 4G, 3G Viettel chỉ với 25 ngàn có ngay 2GB tốc độ cao trong 30 ngày
Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ những kiến thức cơ bản mà ba mẹ cần biết về tay thuận và tay không thuận của trẻ dưới góc nhìn của bà Nguyễn Thị Minh Huệ – Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Trường Mầm non truonglehongphong.edu.vn.
Bạn đang xem: Tay thuận, tay không thuận và những điều phụ huynh cần biết (bài 1)
Thế nào là tay thuận và tay không thuận?
Hiểu một cách đơn giản, sự ưu tiên dùng tay để viết, cầm kéo, cầm dao, dùng muỗng nĩa, may vá,… phản ánh chúng ta thuận tay nào. Khi chúng ta có thể sử dụng thoải mái một tay làm tay thuận thì tay còn lại sẽ trở thành tay không thuận. Do đó, tay thuận có thể là tay trái hoặc tay phải, một số trường hợp tay thuận là cả hai tay.
Vai trò của tay thuận, tay không thuận đối với phát triển vận động tinh của trẻ
Tay thuận đóng vai trò cầm, nắm, giữ đồ vật, còn tay không thuận chính là “công cụ” hỗ trợ đắc lực, nâng đỡ thực hiện các hoạt động cùng tay thuận – Ảnh: Trường Mầm non truonglehongphong.edu.vn
Xem thêm : Dinh dưỡng trường học tại Sakura Montessori
Chúng ta vẫn biết rằng, kỹ năng vận động tinh (fine motor skills) là khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay. Cho nên, phát triển vận động tinh có liên quan trực tiếp đến sử dụng tay thuận và tay không thuận của trẻ.
Trẻ có khả năng phối hợp hai nửa cơ thể bất đối xứng để sử dụng cả hai tay với những cử động khác nhau nhằm hoàn thành một việc đơn giản. Do vậy, tay thuận của trẻ có thể là tay trái hoặc tay phải với chức năng vận động tinh hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Nó giúp trẻ cầm, nắm,… dễ dàng và thoải mái, không gặp khó khăn hay gượng ép.
Ví dụ: Hầu hết các hoạt động vận động tinh như viết và dùng kéo để cắt của trẻ đều cần tay thuận (dù là tay trái hay tay phải) và tay không thuận. Khi tay thuận của trẻ thực hiện những hoạt động như cầm bút chì hoặc cầm kéo thì tay không thuận sẽ cố định giấy, giúp trẻ thực hiện viết hoặc cắt giấy hiệu quả hơn. Hay trong bữa cơm, nếu trẻ sử dụng tay thuận để cầm đũa, thìa thì tay không thuận sẽ cầm bát, nâng đỡ bát để quá trình ăn cơm của trẻ dễ dàng hơn.
Trẻ thuận tay trái: Bố mẹ có nên lo lắng?
Trên thực tế, các bậc phụ huynh tỏ ra lo ngại khi trẻ sử dụng tay trái viết hay cầm kéo. Tuy nhiên, việc trẻ thuận tay nào đều do bản năng bẩm sinh. Nhiều trẻ thuận tay trái khi ghép hình thường nhanh, viết chữ và di màu đẹp hơn hẳn khi dùng tay phải. Không ít trẻ thuận tay trái trở nên chậm chạp khi phải sử dụng tay không thuận.
Xem thêm : Dạy trẻ kỹ năng sống: 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, trẻ thuận tay trái thường có trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo, khả năng bơi lội tốt hơn và giỏi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ,… do bán cầu não phải hoạt động tốt hơn so với những người thuận tay phải khoảng 40%. Trong khi đó, các bạn nhỏ thuận tay phải lại giỏi tư duy logic, khả năng tính toán và ngôn ngữ bởi bán cầu não trái phát triển mạnh hơn.
Cho nên, dù con bạn thuận tay trái hay tay phải thì chúng vẫn có thể thực hiện tốt nhiệm vụ viết, cầm kéo để cắt, cầm, nắm sự vật,… thậm chí là tư duy. Ba mẹ không nên ép buộc trẻ phải dùng tay phải mà hãy tôn trọng bản năng của trẻ.
Thông qua những thói quen sử dụng tay thuận và tay không thuận của trẻ, người lớn có thể giúp trẻ sử dụng kỹ năng vận động tinh thành thạo, tăng khả năng phối hợp các ngón tay của hai tay để điều phối hoạt động phù hợp. Tất nhiên, trẻ thuận tay trái sẽ mất thời gian để làm quen với việc sử dụng tay phải. Nhưng nếu người lớn cho trẻ thời gian, không ép buộc và chỉ bên cạnh hướng dẫn, trẻ thuận tay trái hoàn toàn có thể thuận tay phải sau này.
Xem thêm: Hướng dẫn trẻ sử dụng tay thuận, tay không thuận hiệu quả
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)