- Phần I: Soạn bài tập đọc cậu bé thông minh lớp 3
- Nội dung câu chuyện cậu bé thông minh lớp 3
- Giải nghĩa một số từ ngữ trong bài cậu bé thông minh lớp 3
- Phần II: Trả lời câu hỏi bài cậu bé thông minh tiếng Việt lớp 3
- Phần III: Ý nghĩa câu chuyện cậu bé thông minh lớp 3
- Phần IV: Trắc nghiệm luyện tập bài cậu bé thông minh tiếng Việt lớp 3 tập 1
- Phần V: Ứng dụng
- Phần VI: Kể chuyện cậu bé thông minh tập đọc lớp 3
- Phần VII: Chính tả cậu bé thông minh lớp 3
Bài học cậu bé thông minh lớp 3 gồm các phần: tập đọc, kể chuyện và chính tả. Trong bài viết này, Nguyễn Tất Thành sẽ giúp các em nắm rõ nội dung bài học và hoàn thành các bài tập trang 3, 4, 5, 6 SGK tiếng Việt tập 1 một cách dễ dàng.
- Thao tác lập luận: Ôn thi phần Đọc – Hiểu THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn
- Hướng dẫn học toán lớp 4 giây thế kỉ đơn giản, dễ hiểu nhất
- Từ đơn là gì? Khái niệm, ví dụ & cách phân biệt từ đơn – từ phức
- Chu vi hình thang cân: Công thức, cách tính và bài tập ví dụ
- Các bước học đàn guitar cơ bản & phát triển kỹ năng chơi đàn nâng cao cho người mới
Phần I: Soạn bài tập đọc cậu bé thông minh lớp 3
Để trả lời được các câu hỏi của bài cậu bé thông minh lớp 3, trước tiên các em học sinh cần nắm rõ được nội dung của bài là gì. Cách tốt nhất là các em hãy đọc kỹ bài cậu bé thông minh sách lớp 3 nhiều lần. Đây cũng là cách giúp các em rèn luyện khả năng đọc và phát âm tiếng Việt tốt hơn.
Bạn đang xem: Soạn bài cậu bé thông minh lớp 3 trang 4 SGK tiếng Việt tập 1
Nội dung câu chuyện cậu bé thông minh lớp 3
Khi tập đọc bài cậu bé thông minh lớp 3, các em cần chú ý ngắt nghỉ đúng nhịp dấu chấm, dấu phẩy. Đọc to, rõ ràng, rành mạch từng câu từng chữ. Trong các câu hội thoại cần cố gắng thể hiện được biểu cảm của nhân vật.
Toàn bộ nội dung của bài cậu bé thông minh lớp 3 cụ thể như sau:
CẬU BÉ THÔNG MINH
1. Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải chịu tội.
Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:
– Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
Người cha lấy làm lạ, nói rõ với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.
2. Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:
– Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
Muôn tâu Đức Vua – Cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.
Vua quát:
– Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ làm sao được!
Cậu bé bèn đáp:
– Muôn tâu, vậy sau Đức Vua lại ra lệnh cho làng con nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?
Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.
3. Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
– Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
Vua biết là đã tìm được người tài giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.
TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
|
Giải nghĩa một số từ ngữ trong bài cậu bé thông minh lớp 3
Trong bài văn cậu bé thông minh lớp 3 có một số từ ngữ khiến các em khó hiểu. Nguyễn Tất Thành sẽ giúp các em hiểu rõ để bổ sung vào vốn từ vựng tiếng Việt của mình. Cụ thể:
-
Kinh đô: Nghĩa là nơi vua và triều đình đóng.
-
Om sòm: Từ chỉ âm thanh ầm ĩ, gây náo động
-
Trọng thưởng: Nghĩa là tặng cho phần thưởng lớn.
Phần II: Trả lời câu hỏi bài cậu bé thông minh tiếng Việt lớp 3
Sau khi tập đọc cậu bé thông minh lớp 3 tập 1, chắc hẳn các em đã nắm rõ được nội dung của bài này nói về điều gì rồi. Dựa vào nội dung bài đã học, các em hãy trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 thuộc trang 5 SGK tiếng Việt tập 1 dưới đây.
Câu 1: Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
Phương pháp giải: Các em hãy đọc lại đoạn 1 của bài cậu bé thông minh sách giáo khoa lớp 3 để tìm ra câu trả lời đúng.
Câu trả lời: Để tìm ra người tài, nhà vua đã nghĩ ra kế hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không thì cả làng phải chịu tội.
Câu 2: Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua?
Phương pháp giải: Em hãy đọc lại đoạn 1 bài cậu bé thông minh tiếng Việt lớp 3, câu trả lời sẽ có trong phần này.
Câu trả lời: Dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua vì đó là một thách đố vô lí, trái ngược với tự nhiên, không thể giải được bởi gà trống không biết đẻ trứng.
Câu 3: Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí?
Phương pháp giải: Các em học sinh hãy đọc lại đoạn 2 của bài cậu bé thông minh lớp 3 tập 1 để tìm đáp án chính xác.
Câu trả lời: Theo nội dung bài cậu bé thông minh lớp 3, để vua thấy lệnh của ngài là vô lí, cậu bé đã kể lại cho vua nghe câu chuyện tương tự: cha đẻ được em bé, bắt mình đi xin sữa về cho em. Từ đó, nhà vua đã tự thừa nhận thách đố của mình là vô lí.
Câu 4: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì ? Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy?
Phương pháp giải: Các em hãy đọc lại đoạn 3 của bài cậu bé thông minh sách giáo khoa lớp 3 để tìm được câu trả lời.
Câu trả lời: Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu sứ giả tâu vua về rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim làm ba mâm cỗ theo lệnh vua.
Cậu bé đã yêu cầu như vậy vì đó là một việc mà vua không thể thực hiện được để vượt qua thử thách mà ngài đưa ra.
Phần III: Ý nghĩa câu chuyện cậu bé thông minh lớp 3
Qua phần tập đọc cậu bé thông minh tiếng Việt lớp 3 và phần trả lời các câu hỏi vừa rồi, chúng ta có thể rút ra được ý nghĩa bài học như sau:
Ca ngợi sự thông minh, can đảm, tài trí ứng xử của cậu bé trong truyện cậu bé thông minh lớp 3 .
|
Phần IV: Trắc nghiệm luyện tập bài cậu bé thông minh tiếng Việt lớp 3 tập 1
Sau phần trả lời câu hỏi cậu bé thông minh lớp 3 vừa rồi, các em học sinh chắc hẳn đã ghi nhớ được nội dung, ý nghĩa của bài học này. Tuy nhiên, để giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn và dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra, kỳ thi môn tiếng Việt quan trọng khác, hãy cùng Nguyễn Tất Thành trả lời một số bài tập trắc nghiệm dưới đây.
Câu 1. Trong bài tiếng Việt lớp 3 tập 1 cậu bé thông minh, nhà vua muốn tìm người tài để làm gì?
- Để giúp vua đánh giặc.
- Để giúp nước.
- Để gửi vào trường học
Đáp án đúng: B – Để giúp nước.
Câu 2. Vì sao cả làng phải lo sợ trước thử thách của nhà vua?
- Vì gà trống không thể đẻ trứng được.
- Vì nhà vua sẽ phạt nặng nếu cả làng không nộp được gà.
- Vì lệnh của nhà vua gấp quá, cả làng không kịp thực hiện
Đáp án đúng: B – Vì nhà vua sẽ phạt nặng nếu cả làng không nộp được gà.
Câu 3. Nhà vua có suy nghĩ gì khi nghe cậu bé trình bày chuyện: bố đẻ ra em bé và bắt cậu đi xin sữa?
- Vua thấy cậu bé thật ngốc nghếch.
- Vua thấy cậu thật đáng thương.
- Vua giận dữ vì cậu dám đùa với mình.
Đáp án đúng: C – Vua giận dữ vì cậu dám đùa với mình.
Câu 4. Cậu bé đã yêu cầu nhà vua rèn chiếc kim thành vật gì để xẻ thịt chim?
- Lưỡi hái
- Con dao
- Lưỡi rìu
Đáp án đúng: B – Con dao
Câu 5. Các em hãy lựa chọn từ thích hợp để điền đáp án thích hợp vào chỗ trống sau:
Trong lần thách đố tiếp theo, nhà vua yêu cầu cậu bé làm thịt chim sẻ thành….
- Hai mâm cỗ
- Ba mâm cỗ
- Bốn mâm cỗ
Đáp án đúng: B – Ba mâm cỗ.
Câu 6. Trong câu chuyện cậu bé thông minh lớp 3, nhà vua đã thách đố mấy lần?
- Một lần
- Hai lần
- Ba lần
Đáp án đúng: B – Hai lần
Câu 7. Nhà vua đã thưởng cho cậu bé thông minh những gì?
- Trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường học để luyện thành tài
- Vua thưởng nhiều tiền bạc và đưa cậu bé về quê.
- Phong cho cậu làm một chức quan trong triều
Đáp án đúng: A – Trọng thưởng và gửi cậu bé vào trường học để luyện thành tài
Câu 8. Qua câu chuyện cậu bé thông minh lớp 3, cậu bé bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp gì?
- Nhân ái, lạc quan, yêu đời
- Thông minh, sắc sảo, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm
- Có nghị lực, hoài bão, ước mơ
Xem thêm : Phương pháp Montessori là gì? Cách dạy tiếng Anh cho trẻ bằng Montessori
Đáp án đúng: B – Thông minh, sắc sảo, bình tĩnh, tự tin, dũng cảm
Câu 9. Từ nào trái nghĩa với từ “thông minh”?
- Giỏi giang
- Ngốc nghếch
- Nhanh trí
Đáp án đúng: B – Ngốc nghếch.
Câu 10. Con hãy nối hai cột để được câu hoàn chỉnh:
Câu trả lời:
Phần V: Ứng dụng
Đề bài: Tìm hiểu xem nơi em ở, lớp em, trường em có bạn nhỏ nào được cho là thông minh. Bạn đó thể hiện trí thông minh qua việc gì?
Gợi ý trả lời:
-
Em bé cạnh nhà em mới 4 tuổi đã biết đánh đàn piano rất hay.
-
Em bé mới 3 tuổi đã biết rất nhiều từ tiếng Anh, biết đọc chữ tiếng Việt.
-
Em nhỏ ở nhà biết khóa cửa, không mở cửa cho người lạ vào nhà.
-
Em nhỏ 3 tuổi biết tránh xa các ổ điện, nơi có nước nguy hiểm.
Phần VI: Kể chuyện cậu bé thông minh tập đọc lớp 3
Dựa vào các tranh sau, kể lại từng đoạn của câu chuyện Cậu bé thông minh sách tiếng việt lớp 3.
Phương pháp giải: Để kể lại được câu chuyện cậu bé thông minh lớp 3, các em hãy quan sát kĩ các bức tranh trên và dựa vào nội dung bài đã học.
Kể tóm tắt truyện cậu bé thông minh lớp 3:
- Tranh 1: Quân lính truyền lệnh nhà vua đến các làng, yêu cầu mỗi làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. Nghe rõ lệnh này dân làng lo sợ vì không thể kiếm đâu ra con gà trống đẻ trứng, như vậy chắc chắn sẽ bị nhà vua trị tội.
- Tranh 2: Cậu bé xin vào gặp vua rồi khóc lóc ầm ĩ kể chuyện cha cậu mới đẻ em bé, bắt cậu đi xin sữa. Cậu xin không được sữa sẽ bị đuổi khỏi nhà. Nhà vua tỏ vẻ giận dữ, quát tháo cậu bé vì cho là cậu dám hỗn láo, đùa cợt với nhà vua. Sau đó, nhà vua mới tự nhận rằng lệnh của mình đưa ra là vô lý.
- Tranh 3: Cậu bé lấy một chiếc kim khâu đưa cho sứ giả để nhà vua cho rèn thành một con dao nhỏ thật sắc, cậu sẽ dùng con dao đó để mổ chim sẻ làm thành ba mâm cỗ theo ý nhà vua. Qua sự việc này vua biết cậu bé là người rất thông minh bèn ban thưởng và gửi cậu vào trường học.
Phần VII: Chính tả cậu bé thông minh lớp 3
Câu 1: Tập chép: Cậu bé thông minh (từ Hôm sau… đến để xẻ thịt chim.)
Hôm sau nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ bảo cậu bé làm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
– Xin ông về tâu Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim.
|
Khi tập chép chính tả bài cậu bé thông minh lớp 3, các em cần lưu ý những điều sau:
-
Chuẩn bị đầy đủ vở viết và bút viết đẹp, có mực.
-
Viết nắn nót, cẩn thận để vở sạch chữ đẹp.
-
Các trình bày đẹp:
-
Lời nói của cậu bé được viết sau dấu hai chấm, đầu câu có dấu gạch đầu dòng.
-
Các chữ đầu câu cần viết hoa như: Hôm, Xin.
-
Bên cạnh đó còn có tên riêng cũng phải viết hoa trong bài là: Đức Vua.
-
Chú ý đặt dấu chấm, dấu phẩy và các dấu thanh đặt đúng vị trí trong đoạn văn.
Khi viết chính tả bài cậu bé thông minh sách lớp 3 tập 1 theo đúng hướng dẫn trên, Nguyễn Tất Thành tin chắc rằng các em sẽ viết rất đẹp. Ba mẹ nên khuyến khích, động viên trẻ tập viết nhiều lần để rèn luyện chữ đẹp hơn nhé. Đồng thời đây cũng là cách giúp các em rèn luyện đức tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ cực kỳ hiệu quả.
Câu 2: Điền vào chỗ trống:
a) l hay n?
-
hạ …ệnh
-
…ộp bài
-
hôm …ọ
Câu trả lời:
-
hạ lệnh
-
nộp bài
-
hôm nọ
b) an hay ang?
-
đàng hoàng
-
đàn ông
-
sáng loáng
Câu 3: Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu trong bảng sau:
STT
|
Chữ
|
Tên chữ
|
1
|
a
|
|
2
|
á
|
|
3
|
ớ
|
|
4
|
b
|
bờ
|
5
|
c
|
|
6
|
xê hát
|
|
7
|
d
|
|
8
|
đ
|
|
9
|
e
|
|
10
|
ê
|
Câu trả lời:
STT
|
Chữ
|
Tên chữ
|
1
|
a
|
a |
2
|
ă
|
á
|
3
|
â
|
ớ
|
4
|
b
|
bê
|
5
|
c
|
xê
|
6
|
ch
|
xê hát
|
7
|
d
|
dê
|
8
|
đ
|
đê
|
9
|
e
|
e
|
10
|
ê
|
ê
|
Như vậy, bài viết này đã giúp các em nắm rõ nội dung bài học cậu bé thông minh lớp 3. Ba mẹ và các bé hãy thường xuyên truy cập website monkey.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.
Đặc biệt, để trẻ học giỏi môn tiếng Việt, ba mẹ đừng quên nhắc nhở con học ứng dụng VNguyễn Tất Thành mỗi ngày. Thông qua các phương pháp giáo dục hiện đại qua hình ảnh, âm thanh và trò chơi, trẻ sẽ ghi nhớ kiến thức nhanh và lâu hơn. Nhờ vậy mà trẻ học VNguyễn Tất Thành sẽ nhanh chóng biết đánh vần, phát âm chuẩn, phát triển kỹ năng đọc hiểu và trí tuệ cảm xúc tốt hơn.
Video giới thiệu ứng dụng VNguyễn Tất Thành.
VNguyễn Tất Thành – Sự lựa chọn số 1 giúp con GIỎI TIẾNG VIỆT, PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CẢM XÚC VÀ X Y DỰNG NH N CÁCH TỐT ngay từ nhỏ. Ba mẹ ĐĂNG KÝ GÓI HỌC ngay hôm nay để nhận ƯU ĐÃI lên đến 40% và nhiều phần quà giá trị khác.
|
Xem thêm:
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)