Kiến thức tiểu học

Phát triển nhận thức cho trẻ toàn diện tại các trường mầm non

1

Giai đoạn mầm non được đánh giá là thời điểm “vàng” cho trẻ phát triển nhận thức toàn diện và hình thành thói quen, tính cách. Với tầm quan trọng này, giáo dục phát triển nhận thức với những chương trình mầm non khoa học, phù hợp là vô cùng cần thiết. Nhằm mục tiêu trang bị cách nhận thức cho trẻ đầy đủ và toàn diện.

Nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích vấn đề này để các bậc phụ huynh theo dõi. Giúp cha mẹ đồng hành cùng sự phát triển của con trong giai đoạn đầu đời một cách dễ dàng.

Giáo dục phát triển nhận thức với những chương trình mầm non khoa học, phù hợp là vô cùng cần thiết

Phát triển nhận thức cho trẻ là gì?

Phát triển nhận thức cho trẻ là hình thức giáo dục tập trung vào 3 lĩnh vực chủ đạo là nghiên cứu khoa học, làm quen với Toán học và khám phá xã hội. Quá trình thực hiện tuân theo lộ trình cụ thể và nên thực hiện cho trẻ từ giai đoạn tuổi mầm non là tốt nhất. Đây là thời điểm lý tưởng để trẻ tiếp khám phá thế giới xung quanh, tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức mới mẻ.

Giáo dục phát triển nhận thức là hoạt động đóng vai trò quan trọng, tạo nên nền tảng vững chắc hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển nhận thức sau này của trẻ. Đồng thời giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy, phát triển khả năng nhận thức, góp phần vào sự phát triển toàn diện trong tương lai.

Vì sao trẻ cần phát triển nhận thức toàn diện?

Phát triển nhận thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kích thích não bộ.Phát triển nhận thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kích thích não bộ.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, não bộ con người phát triển mạnh mẽ các neuron thần kinh, khả năng học hỏi và kỹ năng giao tiếp nhanh nhất trong giai đoạn 3 năm đầu đời (0-3 tuổi). Do đó việc phát triển nhận thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kích thích não bộ.

Trong giai đoạn từ 0-5 tuổi, có nhiều dấu hiệu về phát triển nhận thức để đánh giá một đứa trẻ bình thường. Thể hiện qua các hoạt động nhận thức, thể chất, giao tiếp xã hội, ngôi ngữ, khả năng cũng như kỹ năng đạt được của trẻ.

Tuy nhiên, với mỗi trẻ đều có có những dấu ấn cá nhân và khả năng tiềm ẩn trong nhận thức cần được khai phá. Nếu không biết cách khơi gợi sẽ tạo nên sự “lãng phí” trong khai phá khả năng tiềm tàng đó ở trẻ. Do đó những phương pháp giáo dục mới hiện nay đã khai thác triệt để giá trị nhận thức toàn diện, mang đến cho trẻ phát triển mọi mặt. Trẻ có điều kiện trong tập luyện và phối kết hợp nhịp nhàng hệ thống các giác quan qua các hoạt động thực hành, nhận biết và sử dụng thành thạo với vật dụng quen thuộc.

Tìm hiểu thêm về các phương pháp học cho con?

Các giai đoạn và đặc điểm phát triển nhận thức cho trẻ 

1. Phân chia giai đoạn nhận thức theo nghiên cứu

Nhà nghiên cứu Piaget đã chỉ rõ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ thông thường trải qua 4 giai đoạn. Cụ thể:

Đặc điểm Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4
Lứa tuổi 0 – 2 tuổi 2 – 7 tuổi 7 – 11 tuổi Từ 12 tuổi
Hoạt động Vận động cảm giác Tiền thao tác Thao tác cụ thể Nhận thức toàn diện
Đặc điểm Mọi vận động của trẻ xuất phát từ sự kích thích cơ bản Đánh dấu sự hình thành và phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ Trẻ thực hiện các thao tác cụ thể. Bước đầu có nhận biết đơn giản về sự vật, sự việc xung quanh. Hình thành khái niệm trừu tượng, trẻ biết suy luận, liên kết các sự vật và hiện tượng. Trẻ có khả năng tự lên kế hoạch

2. Đánh giá chung về các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ

Giúp quá trình phát triển của trẻ được toàn diện hơn.Giúp quá trình phát triển của trẻ được toàn diện hơn.

Trong 4 giai đoạn tiến triển nhận thức của trẻ thì giai đoạn 1 (từ 0 – 2 tuổi) và giai đoạn 2 (từ 2 – 7 tuổi) được đánh giá là quan trọng nhất. Bởi nó có ảnh hưởng lớn đến hình thành, phát triển nhận thức của trẻ nhanh hay chậm.

Nhận thức là chức năng tâm lý quan trọng với mọi đứa trẻ. Do đó định hướng nhận thức đúng đắn cho trẻ trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là việc làm cần thiết. Giúp quá trình phát triển của trẻ được toàn diện hơn.

3. Phân chia giai đoạn nhận thức tại trường mầm non

Mỗi giai đoạn khác nhau, cách nhìn nhận của trẻ về thế giới quan là khác nhau. Tại các trường mầm non phân chia giai đoạn nhận thức của trẻ căn cứ vào đặc thù phát triển. Từ đó có sự điều chỉnh và ứng dụng biện pháp giáo dục phù hợp nhất.

Phân chia giai đoạn nhận thức của trẻ ở trường mầm non như sau:

  • Giai đoạn 0-6 tháng tuổi: Phát triển năng lực tiếp thu qua giác quan

Thời điểm trẻ phát triển năng lực tiếp thu qua giác quan. Thời kỳ mẫn cảm nhất với kích thích bên ngoài thông qua giác quan. Từ tính giác đến thị giác và bắt đầu làm quen với xúc giác.

Đây là giai đoạn trẻ từ học đến biết bò, biết đi, biết nói. Mỗi giai đoạn bước ngoặt này thể hiện tính tự phát, sự độc lập cũng như sáng tạo của mỗi trẻ khác nhau. Giai đoạn này trẻ cần môi trường tự do khám phá để đạt sự phát triển toàn diện cho các hoạt động vận động, hoạt động giác quan nhằm hình thành tư duy và trí tuệ cho giai đoạn sau.

  • Giai đoạn 3-6 tuổi: Phát triển năng lực tư duy

Đây là giai đoạn phát triển trí tuệ vượt trội. Não bộ thay đổi tư duy logic, giác quan nhạy bén và vận động linh hoạt. Trẻ cần được tự khám phá, trải nghiệm để khai phá tốt nhất tiềm năng tiềm ẩn trong tiếp nhận tri thức.

Một số cách phát triển nhận thức cho trẻ

Khả năng nhận thức của trẻ giai đoạn mầm non gồm mọi mặt về tự nhiên, xã hội, nghệ thuật, biểu tượng với toán, tư duy, sáng tạo. Cách thức phát triển nhận thức cho trẻ đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm trang bị nền tảng cho việc hình thành tri thức và nhân cách sau này.

Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả cho hoạt động nhận thức của trẻ.

1. Sử dụng giáo cụ trực quan sinh động

Sử dụng giáo cụ trực quan sinh độngSử dụng giáo cụ trực quan sinh động

Phương pháp này mang đến sự phát triển nhận thức cho trẻ mầm non toàn diện cho trẻ với 5 giác quan: Thị giác, xúc giác, thính giác, khứu giác và vị giác. Những giáo cụ trực quan được đưa vào dạy trẻ như hình trụ có núm, tháp hồng, cầu thang nâu, tủ hình học…. mang đến khả năng quan sát và tăng nhận thức cho trẻ trong việc so sánh độ dài ngắn, to nhỏ, dày mỏng hay màu sắc, tính chất của đồ vật. Đồng thời qua đó hình thành tư duy toán học với các kỹ năng phân loại, sắp xếp trật tự hình khối cùng kích thước, màu sắc.

2. Thực hành cuộc sống

Những hành động trong đời sống hàng ngày để tự phục vụ bản thân mình tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính tự lập ở trẻ. Sự bao bọc của ông bà, cha mẹ trong gia đình như truyền thống vô tình khiến trẻ mất đi sự tự lập.

Vì vậy với cách phát triển nhận thức cho trẻ ở các trường mầm non, trẻ được học các bài học về thực hành cuộc sống. Theo đó, các con được tự phục vụ bản thân như tự mặc/cởi áo khoác, tự buộc dây giày, tự chuẩn bị đồ ăn theo sở thích… Rộng hơn nữa, các con được chăm sóc cây xanh trong khuôn viên lớp học, trường học, lau bụi trên bàn, giá kệ, lau bụi trên lá cây….

3. Làm quen ngôn ngữ và toán học

Trẻ được làm quen với mặt chữ, tô chữ và đặc biệt được khích lệ để thể hiện, bày tỏ cảm xúc bản thân bằng ngôn ngữ nói. Ngoài ra các hoạt động giao tiếp hàng ngày cũng trang bị cho trẻ vốn từ phong phú và hình thành thêm về ngôn ngữ. Đồng thời khi giao tiếp với bạn bè, cô giáo cũng đánh giá được khả năng nhận thức và kỹ năng xử lý tình huống của trẻ. Trẻ tự tin sẽ giao tiếp lưu loát, rành mạch; còn trẻ nhút nhát sẽ thường rụt rè, ngại ngùng. Qua đó giáo viên sẽ có những định hướng giúp đỡ, bổ sung, rèn luyện với mỗi trẻ khác nhau.

Với toán học, trẻ được làm quen dần với con số, biểu tượng để nhận biết. Dần dần trẻ sẽ phát triển tư duy với con số, phép tính đơn giản như cộng, trừ.

4. Khám phá thế giới với khoa học

Khám phá thế giới với khoa họcKhám phá thế giới với khoa học

Lĩnh vực khoa học mang đến cho trẻ những nhận thức tìm hiểu về thế giới thực vật, động vật, trái đất, vũ trụ… Trẻ được tiếp cận khoa học theo cách tự nhiên nhất với những trải nghiệm của bản thân. Trẻ được thực hành chuẩn bị đất, gieo hạt giống, quan sát cây mọc và theo dõi sự phát triển…

Chính sự chủ động trải nghiệm thực hành thực tế cho trẻ những tư duy và óc sáng tạo trong việc phát hiện những điều mới lạ. Điều này giúp trẻ dễ ghi nhớ và nhớ lâu.

5. Tôn trọng sự khác biệt

Mỗi trẻ sẽ có nhận thức và những điểm yếu, điểm mạnh trên các phương diện khác nhau. Tôn trọng sự khác biệt cá nhân, giúp trẻ nhìn nhận ra những điểm mạnh của mình để phát huy hiệu quả.

Đây là cách phát triển nhận thức không chỉ nên áp dụng trong nhà trường mà còn có thể áp dụng tại mọi gia đình. Đơn giản hãy để trẻ làm những điều mình thích trong khuôn khổ cho phép, điều hướng trẻ đến các hoạt động đó với sự khuyến khích nhằm tăng cường sức mạnh và rèn luyện sự tự tin.

Trên đây là những chia sẻ về cách giáo dục phát triển nhận thức toàn diện cho trẻ tại các trường mầm non. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh.

Tại trường song ngữ quốc tế truonglehongphong.edu.vn giảng dạy với phương pháp giáo dục Montessori chuẩn quốc tế hiện đại. Mang đến cho trẻ mầm non cơ hội khám phá những lĩnh vực phong phú, đa dạng, cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Đây là ngôi trường được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em mình trong những năm đầu đời.

 

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

Nguyễn Tất Thành

https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Nguyễn Tất Thành - Nơi chia sẻ kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa đến kỹ năng phát triển bản thân. Với các bài viết chất lượng, Nguyễn Tất Thành cung cấp nền tảng vững chắc cho người đọc muốn nâng cao hiểu biết và kỹ năng. Khám phá thông tin hữu ích và học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm