“NUÔI CON THẬT NHÀN – Những hướng dẫn nhỏ dành cho cha mẹ” – Đó chính là tên của buổi tọa đàm vừa diễn ra vào cuối tuần qua (1/4) tại Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội) với sự tham dự của hàng trăm các bậc phụ huynh đang loay hoay với những khủng hoảng đầu đời của con em mình.
- Đau đầu tìm lời giải: trẻ 4 tháng rưỡi ăn dặm được chưa?
- Kích thước ảnh thẻ là bao nhiêu? Tổng hợp một số kích thước ảnh thẻ phổ biến hiện nay
- 6 công thức chế biến ngô ngọt cho bé ăn dặm chuẩn khoa học
- Bí Quyết Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ Từ 0-6 Tuổi Ba Mẹ Cần Biết
- 100+ TÊN CON GÁI HỌ LÊ HAY BA MẸ ĐỪNG BỎ LỠ
Diễn giả tại buổi tọa đàm là hai chuyên gia tâm lý, Montessori có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và tiếp xúc với trẻ trong độ tuổi dưới 6 tuổi:
Bạn đang xem: “NUÔI CON THẬT NHÀN” – Những hướng dẫn nhỏ dành cho cha mẹ
- Chuyên gia Montessori, bà Vũ Hải Bình, hiệu trưởng Trường Mầm non truonglehongphong.edu.vn.
- Chuyên gia tâm lý, Thạc sỹ Nguyễn Thị Thoan, giảng viên Trường cao đẳng sư phạm Trung ương.
Bà Vũ Hải Bình, hiệu trưởng Trường Mầm non Quốc tế truonglehongphong.edu.vn (áo vàng) và chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thoan (ở giữa) chia sẻ trong buổi tọa đàm.
Buổi tọa đàm tập trung đi sâu vào việc lý giải những khủng hoảng đầu đời của trẻ, để cha mẹ hiểu hơn về tâm sinh lý của con mình trong những giai đoạn quan trọng này và đưa ra lời khuyên, hướng dẫn nhỏ cho cha mẹ để sẵn sàng đối mặt với nó.
Theo đó, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có 2 mốc giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của trẻ đó là độ tuổi 0~6 tuổi và 12~18 tuổi. Trong đó 0~ 6 tuổi là thời kỳ lý tưởng nhất để phát triển trí tuệ con người, hình thành tính cách và phẩm chất tốt đẹp của trẻ sau này.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thoan cho biết: “Trong giai đoạn từ 0~6 tuổi, mọi trẻ đều trải qua 3 giai đoạn khủng hoảng chính. Khủng hoảng khi chào đời, khi cai sữa và khủng hoảng độ tuổi lên 3. Đối mặt với những khủng hoảng đầu đời này của con trẻ, bố mẹ cần biêt cách đồng hành cùng con”.
Lý giải thêm về những khủng hoảng đầu đời của trẻ, chuyên gia Montessori Vũ Hải Bình chia sẻ:
THỜI KỲ KHI CHÀO ĐỜI:
- Là khi trẻ từ một môi trường ấm áp là bụng mẹ tiếp xác với một môi trường rộng lớn hơn, có ánh sáng, có âm thanh, trẻ cảm thấy không được an toàn.
- Bố mẹ nên bố trí không gian phòng ngủ , đồ dùng, tắm bằng nước ấm cho con.
Xem thêm : Các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần biết
THỜI KỲ CAI SỮA:
- Theo Maria Montessori, “trẻ con khi cai sữa là bắt đầu tiến về sự độc lập”.
- Thay vì những biện pháp cực đoan như tách con ra khỏi mẹ khiến trẻ cảm thấy không được mẹ yêu thương, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con, tôn trọng cảm giác của trẻ.
KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 3:
- Trẻ nhỏ bắt đầu phát triển tính độc lập, tính bản ngã, cái tôi của trẻ rất cao như con muốn tự đi giày, tự chọn quần áo… Những mâu thuẫn này chứng tỏ sự trưởng thành của trẻ.
- Nên tôn trọng trẻ trong một chừng mực nào đó.
- Đây đều là những hoạt động thường thấy hàng ngày trong lớp học Montessori tại Trường Mầm non truonglehongphong.edu.vn, khi trẻ được chuẩn bị môi trường để tự mình làm các hoạt động cá nhân.
Với các giai đoạn nhạy cảm khác bố mẹ cần chuẩn bị cho con tâm lý đi học, để con có cơ hội tiếp xúc và vui chơi với bạn bè.
Cha mẹ đừng tước đi quyền học tập của con trẻ hãy giúp trẻ vượt qua giai đoạn nhẹ nhàng bằng các đồ chơi thích hợp cho con.
Hãy dành thời gian cho con , yêu con, tôn trọng con!
Về vấn đề giáo dục giới tính và tránh xâm hại cho trẻ: Cha mẹ cần giúp trẻ hiểu về cơ thể mình một cách đơn giản và rõ ràng nhất. Những bộ phận nào không cho người lạ chạm vào và phải được sự cho phép khi ôm teo quy tắc đồ lót, quy tắc bàn tay…
Từ 0~6 tuổi, trẻ trải qua các giai đoạn nhạy cảm, sau khi thuận lợi vượt qua thời kỳ nhạy cảm này, tâm lí và trí tuệ của trẻ sẽ phát triển lên một tầm cao mới.
Xem thêm : Tìm hiểu gối cao su non có tốt không?
Những cuốn sách phụ huynh có thể tham khảo:
– Sự thật về 3 năm đầu đời – chia sẻ của chuyên gia Lê Khanh
– Phương pháp Montessori cho gia đình
– 8 cuốn sách trong bộ sách “Thực hành Montessori tại nhà”.
Thay vì đọc cho trẻ một cuốn sách mang tính tưởng tượng thì hãy tìm cho trẻ các cuốn sách câu chuyện thực tế. Bởi giai đoạn này trẻ rất thích được khám phá môi trường xung quanh (động vật, thực vật).
Tạo cho trẻ một môi trường độc lập, 1 môi trường an toàn. Đừng đặt ra cho con mục tiêu và kết quả công việc.
Hãy giúp cho trẻ có cơ hội được trải nghiệm và khám phá.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)