- 1. Tổng quan về nhóm tính cách ENFP
- 2. Người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ENFP
- 3. Tính cách đặc trưng của ENFP
- Điểm mạnh
- Điểm yếu
- 4. Mối quan hệ của nhóm tính cách ENFP
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- 5. ENFP phù hợp với nghề nghiệp nào?
- 6. Giá trị cốt lõi, nguyên tắc trong công việc của người thuộc nhóm tính cách ENFP
- Nguyên tắc trong công việc
- Điểm mạnh trong công việc của người thuộc nhóm ENFP:
- Điểm yếu trong công việc của người thuộc nhóm ENFP:
- 7. FAQ: Nhóm tính cách ENFP có hiếm không, độ phổ biến?
1. Tổng quan về nhóm tính cách ENFP
Nhóm tính cách ENFP là một trong các khái niệm về hành vi và đặc điểm tâm lý trong trắc nghiệm tính cách MBTI. ENFP là từ viết tắt của: Extraversion (Hướng ngoại), iNtuition (Trực giác), Feelings (Cảm xúc), Perceiving (Nhận thức).
- 6 Tướng mũi giàu sang, phú quý, cả đời sung túc ở đàn ông và phụ nữ
- Nhâm Thân 1992 năm nay 2024 bao nhiêu tuổi? Học lớp 1, 6, 9, 12 năm nào?
- Top 10 Bài văn phân tích tác phẩm ‘Chiều tối’ của Hồ Chí Minh đáng đọc nhất
- Hướng dẫn chi tiết cách chèn hình ảnh vào excel nhanh chóng
- 100+ STT chào ngày mới hay, ý nghĩa để bắt đầu một ngày tuyệt vời
Mỗi chữ cái trong ENFP sẽ đại diện cho nét tính cách của nhóm người này. Để giúp bạn đọc hiểu tường tận, chúng tôi sẽ giải thích rõ ý nghĩa đằng sau cụm ENFP:
Bạn đang xem: Những đặc trưng nhóm tính cách ENFP- Người truyền cảm hứng
- Extraverted: Được nạp năng lượng bằng cách ở bên cạnh người khác
- iNtuitive: Suy luận qua góc nhìn chủ quan, chẳng hạn như biểu tượng, ý nghĩa
- Feeling: Ra quyết định dựa vào cảm nhận của cá nhân và những giá trị cốt lõi
- Perceiving: Thích linh hoạt và tùy cơ ứng biến hơn đóng khuôn, có kế hoạch sẵn
Theo nghiên cứu từ MBTI, các cá nhân thuộc nhóm tính cách ENFP được miêu tả là người nhiệt huyết, sáng tạo, tự chủ. Bên cạnh đó, họ còn được gọi với các cái tên khác như Người truyền cảm hứng, Người khởi xướng,…
ENFP có hai phân nhóm chính: ENFP-A và ENFP-T.
ENFP-A, hay còn được gọi là “Người vận động quyết đoán”, là nhóm người có sự tự tin hơn và khả năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn trong các mối quan hệ. ENFP-A thường hiển thị tính quyết đoán trong hành động và quyết định.
ENFP-T, được biết đến là “Người vận động hỗn loạn”, thường thiếu tự tin và gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc. Họ có xu hướng trải qua nhiều lo lắng và căng thẳng hơn trong cuộc sống hàng ngày.
2. Người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ENFP
Trên thế giới hiện nay có khoảng 7% dân số thuộc vào nhóm tính cách ENFP. Điểm nổi bật ở họ là tính tò mò, hiếu kỳ và có quan điểm duy tâm, bí ẩn. Mặc dù 7% là con số không quá lớn nhưng so với 16 nhóm tính cách trong MBTI thì ENFP chiếm tỷ lệ tương đối cao. Có rất nhiều người nổi tiếng trên thế giới thuộc nhóm tính cách ENFP, có thể kể đến những cái tên: Bill Clinton – Cựu Tổng thống Mỹ, Hunter S. Thompson – nhà báo người Mỹ, Bill Cosby – diễn viên hài, nhà văn người Mỹ, Oscar Wilde – nhà văn người Ireland, Julian Assange – lập trình máy tính người Úc, Joan Baez – nhạc sĩ người Mỹ,…
3. Tính cách đặc trưng của ENFP
Để phân biệt ENFP với những nhóm tính cách khác, hãy cùng tiếp tục khám phá thông tin sau đây:
Điểm mạnh
- Thấu hiểu người khác: Họ có khả năng thấu hiểu những suy nghĩ và kỳ vọng của người khác. Do đó, họ luôn cảm thông, dễ dàng giúp đỡ và định hướng tích cực cho người khác. Đây là nét tính cách tương đồng với các nhóm INFP, ISFJ,…
- Hoạt ngôn, giao tiếp tốt: Ngoại giao chỉ là chuyện nhỏ đối với ENFP. Họ rất dễ kết giao với tất cả mọi người và thường có mạng lưới bạn bè rộng rãi.
- Thích ứng nhanh: Nếu mọi người bị lạc trên hòn đảo hoang thì rất may mắn khi đi cùng với ENFP bởi họ linh hoạt, dễ ứng biến với mọi hoàn cảnh. Mọi suy nghĩ của họ không cứng nhắc và luôn dựa trên mọi yếu tố, mọi khía cạnh.
- Sáng tạo đỉnh cao: Trong mọi trường hợp, ENFP luôn phát minh ra được những ý tưởng độc đáo, mới lạ, tạo dấu ấn riêng cho bản thân.
- Năng lượng tích cực: Tính cách của ENFP cho thấy họ thuộc kiểu người hướng ngoại. Bằng cách ngoại giao, họ sẽ có thêm năng lượng dồi dào để luôn cảm thấy hào hứng và vui vẻ. Năng lượng tích cực này rất dễ truyền tải đến người khác và đó chính là ưu điểm lớn của ENFP.
Điểm yếu
- Dễ bị choáng ngợp: Các ENFP luôn tò mò và muốn thử sức nhiều thứ. Nhưng đôi khi họ cũng cảm thấy bị choáng ngợp bởi có quá nhiều vấn đề phức tạp xảy ra, nhiều thứ cần giải quyết trong thời gian ngắn. Nghỉ ngơi, viết nhật ký và từng bước hoàn thành công việc, giải quyết triệt để từng vấn đề sẽ giúp ENFP lấy lại nguồn năng lượng dồi dào ban đầu.
- Xu hướng trì hoãn: ENFP thường không thích những cái lặp đi lặp lại và luôn hướng đến kết quả hơn là quá trình. Dù nghĩ ra nhiều ý tưởng nhưng họ lại hay trì hoãn để việc quan trọng tới phút cuối mới hoàn thành.
- Nghĩ nhiều: Như đã nói, ENFP luôn tìm tòi, thắc mắc về nhiều thứ. Đôi khi họ suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ nên dễ bị nghĩ vẩn vơ và lo âu.
- Cần sự công nhận của người khác: ENFP luôn cần được mọi người yêu quý. Đôi lúc, họ còn cố thay đổi bản thân và đồng ý làm tất cả mọi thứ để được người khác công nhận. Vì vậy, để phát triển tốt bản thân thì ENFP phải biết nói lời từ chối và thể hiện mình không nhất thiết phải sống theo kỳ vọng của người khác.
4. Mối quan hệ của nhóm tính cách ENFP
Xem thêm : 50 ảnh mèo meme Tết 2024 hài hước, độc đáo
Các ENFP luôn là người vui vẻ, chân thành, cởi mở. Họ cũng rất ít khi gặp khó khăn trong việc hiểu tính cách khác và tương tác với “ngôn ngữ” của họ. Đây được nhận định là đặc điểm hiếm, có giá trị. Người có cá tính này thường thu hút được cả những người có nhiều lớp vỏ tính cách.
Tuy nhiên, người thuộc nhóm ENFP khá duy tâm và nhạy cảm. Họ có xu hướng nuôi dưỡng kỳ vọng không thực tế về các mối quan hệ như tình bạn, tình yêu,… Điều này sẽ khiến họ thấy thất vọng bởi nhận ra bạn bè không hoàn mỹ, tận tâm và tình yêu không màu hồng, không chân thành như họ tưởng tượng.
Bởi vì ENFP trực quan, nhiệt tình và luôn ấm áp nên họ rất dễ lan truyền những điều đó đến người khác. Tuy nhiên, ENFP cần chắc chắn sự theo dõi của người khác là không nhàm chán bởi vì không phải ai cũng tiếp thu hết luồng ý tưởng, chủ đề mà ENFP tạo ra.
Các ENFP cũng có xu hướng quan tâm và ủng hộ nên họ cũng cần đảm bảo rằng nhu cầu của mình phải được đáp ứng. Những mang cá tính này thường can thiệp sâu đến cuộc sống của những người xung quanh mà quên việc chăm sóc chu đáo cho bản thân. ENFP còn có xu hướng nuôi dưỡng kỳ vọng viển vông nên có thể dẫn tới căng thẳng, thất vọng khi nhận bạn bè không tận tâm như họ nghĩ..
Nhóm tính cách ENFP bị mê hoặc các bí ẩn và luôn nỗ lực sức mình để hiểu người khác nếu như họ cảm thấy có điều gì chưa rõ ràng. Đây chính là lý do vì sao ENFP có xu hướng hình thành nên những tình bạn mạnh mẽ với đối tượng khác.
Nói chung, ENFP luôn nghiêm túc trong mọi mối quan hệ và họ yêu cầu sự chân thành, sâu sắc từ mối quan hệ xung quanh. ENFP rất nhiệt huyết, tin cậy, chu đáo và kiên trì nuôi dưỡng mọi mối quan hệ của mình. Họ giao tiếp tốt và có khả năng truyền cảm hứng, giúp mọi người bộc lộ hết khả năng lực. Đồng thời, với sự năng động và sôi nổi, ENFP cũng thường đắm mình trong ngọn lửa đam mê, nồng hậu và chân thành.
Dưới đây là những ưu, nhược điểm nổi bật của ENFP được thể hiện qua vấn đề cuộc sống hàng ngày:
Ưu điểm
- Trung thành, luôn cống hiến hết mình
- Hiểu rõ suy nghĩ và hành động của người khác
- Giao tiếp tốt
- Luôn vui vẻ, lạc quan
- Hết mình, nhiệt huyết giúp đỡ người khác để đạt kết quả cao nhất
- Cố gắng hết mình để thực hiện mong muốn của người khác
- Thân thiện, đáng tin cậy
Nhược điểm
- Nhanh chán nản
- Thường bị vùi trong công việc
- Không thích làm công việc tẻ nhạt
- Sự nhiệt huyết khiến họ trở nên bay bổng
- Yêu cầu trong một mối quan hệ hoàn hảo khiến họ dễ thay đổi các mối quan hệ thường xuyên.
- Có xu hướng muốn níu kéo một mối quan hệ không tốt đẹp
- Không thích bị người khác chê bai,…
Cùng khám phá các nhóm tính cách MBTI khác
5. ENFP phù hợp với nghề nghiệp nào?
Từ phân tích trên, chúng ta thấy rằng, nếu đặt ENFP vào trong môi trường tiếp xúc nhiều người sẽ giúp họ phát huy tối đa khả năng, điểm mạnh của mình. Đặc biệt, với tính cách gần gũi, nhiệt huyết, sáng tạo thì lựa chọn đó sẽ rất hoàn hảo cho họ.. Những nghề nghiệp thích hợp cho ENFP phải là công việc có tính chất thay đổi liên tục đi kèm cơ hội, thách thức mới mẻ. Điều đó sẽ giúp họ cảm thấy kích thích khả năng sáng tạo không ngừng.
Và ngược lại, nếu đặt những người có nhóm tính cách này vào công việc nhàm chán, lặp đi lặp lại, không sáng tạo, không có tính khiêu chiến thì chắc chắn họ sẽ chán nản. ENFP luôn muốn được thể hiện khả năng của bản thân theo con đường riêng.
Dưới đây là các lĩnh vực, nghề nghiệp phù hợp với người thuộc nhóm tính cách ENFP:
- Nghệ thuật và giải trí (Ca sĩ, Nhạc sĩ, Diễn xuất, Nhiếp ảnh,…);
- Thiết kế (Kiến trúc sư, Designer,..
- Kinh doanh (Marketing, Quản lý bán hàng, Sale,… );
- Truyền thông (Đại diện nhãn hàng, Chuyên viên truyền thông, Biên tập viên, Sáng tạo nội dung, Nhà văn, Nhà báo..);
- Khoa học (Chuyên gia tâm lý, Chuyên gia xã hội,..);
- Giáo dục (Hiệu trưởng, Phó hiệu trường, Giảng viên, giáo viên, Chuyên viên tư vấn học đường…);
- Hành chính nhân sự
- Dịch vụ (Tư vấn sức khỏe, Tư vấn hôn nhân,..)
- Công nghệ thông tin (Giám đốc công nghệ thông tin, Kỹ sư IT, Lập trình viên, Chuyên gia IT,…)
Đó là một số lĩnh vực thích hợp nhất cho người thuộc nhóm tính cách ENFP. Chỉ cần phát huy hết ưu điểm của mình thì họ sẽ gặt hái được nhiều thành công trong nghề. Tuy nhiên, không nhất thiết phải tìm kiếm việc làm ở các lĩnh vực này, nếu hứng thú và đam mê công việc khác thì họ vẫn có thể tiến xa hơn trong công việc.
6. Giá trị cốt lõi, nguyên tắc trong công việc của người thuộc nhóm tính cách ENFP
Giá trị cốt lõi của ENFP là gì? Đó là những người sáng tạo không ngừng, giàu năng lượng và đam mê, hứng thú với tất cả mọi người. ENFP luôn cố gắng để mang đến ý tưởng, sinh lực và kích thích người khác phát triển thông qua sự nhiệt tình trong chính bản thân họ.
Nguyên tắc trong công việc
ENFP sẽ không thể thành công nếu họ không biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong công việc. Cụ thể:
Điểm mạnh trong công việc của người thuộc nhóm ENFP:
- Quan sát: ENFP tin rằng không có hành động nào không liên quan và họ cố gắng nhận thấy mọi thứ, tất cả sự kiện như là một phần của cuộc sống.
- Gần gũi, thân thiện: ENFP làm hết sức mình để lấy được sự đồng cảm, thân thiện đối với mọi người trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Họ kết giao với hầu hết mọi người, thường có quan hệ xã giao rộng.
- Dồi dào năng lượng: Họ muốn chia sẻ ý tưởng của bản thân với người khác và sự nhiệt tình của họ rất dễ lan truyền.
- Biết cách thư giãn: Người thuộc nhóm tính cách này sẽ biết làm thế nào để giải trí, giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi..
- Truyền thông tốt: Sở hữu khả năng giao tiếp tuyệt vời nên họ nhanh chóng có được ý tưởng trình bày với mọi người thật thuyết phục. Họ có khả năng xử lý các cuộc nói chuyện cùng lúc.
- Thích khám phá: ENFP giàu trí tưởng tượng, luôn cởi mở. Họ đam mê những điều mới, không ngại thoát ra vùng an toàn.
Điểm yếu trong công việc của người thuộc nhóm ENFP:
- Quá nhạy cảm: Họ có những cảm xúc mãnh liệt, xem chúng là phần không thể tách rời của họ. Đây nguyên nhân khiến ENFP phản ứng mạnh mẽ trước những cuộc xung đột, căng thẳng.
- Thực hành kém: ENFP rất giỏi khi giải quyết vấn đề, tạo ra quy trình hay bắt đầu dự án. Tuy nhiên, họ thường cảm thấy khó khăn khi thông qua, áp dụng nó vào thực tế.
- Suy nghĩ quá nhiều điều: Họ luôn tìm kiếm động cơ ẩn và thường có xu hướng suy nghĩ quá xa với cả những điều đơn giản. Họ có thể tự hỏi vì sao người khác làm như thế và điều đó mang lại ý nghĩa gì.
- Dễ bị căng thẳng: Các ENFP khá nhạy cảm, quan tâm sâu sắc đến cảm xúc người khác nên gây ra căng thẳng nhiều căng thẳng và ENFP không thể lúc nào cũng nói “Đồng ý”.
- Thường bị mất định hướng: Họ sẽ cảm thấy mất hứng thú, mất định hướng nếu dự án của thay đổi bất ngờ.
- Quá độc lập: Các ENFP luôn không thích bị người khác quản lý chặt chẽ, hạn chế bởi những quy định nghiêm khắc. Họ muốn được xem như là cá nhân độc lập, tự làm chủ của số phận.
Với những ưu, nhược điểm đó thì ENFP cần làm gì để thành công? Họ có thể áp dụng một số nguyên tắc được gợi ý dưới đây:
- Tiếp tục trau dồi ưu điểm
- Kiên trì khắc phục khuyết điểm
- Bộc lộ cảm xúc cá nhân
- Tự tin và quyết đoán hơn
- Cố gắng thấu hiểu người khác
- Bình tĩnh với trước mọi lời chỉ trích
- Biết mình cần gì, muốn gì
- Có trách nhiệm và chăm sóc bản thân tốt hơn
- Còn thắc mắc thì hãy hỏi lại
- Luôn tin tưởng vào điều tốt đẹp nhất
7. FAQ: Nhóm tính cách ENFP có hiếm không, độ phổ biến?
ENFP là nhóm tính cách MBTI phổ biến nằm ở mức trung bình, chiếm khoảng 5-8% dân số. Tỷ lệ nam giới có nhóm tính cách ENFP rơi vào khoảng 2%, còn tỷ lệ ở nữ giới lại cao gấp 5 lần (10%). Có một số người nổi tiếng thuộc nhóm tính cách ENFP như chúng tôi đã liệt kê ở trên.
Trên đây là các thông tin liên quan đến nhóm tính cách ENFP. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm một nghề nghiệp, công việc chất lượng thích hợp với bản thân thì hãy đến với Nguyễn Tất Thành. Bạn có thể tạo CV ấn tượng ngay tại WowCV của Nguyễn Tất Thành để tự tin ứng tuyển và nâng cao cơ hội trúng tuyển hơn. Chúc các bạn thành công!
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại Nguyễn Tất Thành! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Bộ Ngoại Giao tuyển dụng, Davipharm tuyển dụng, Eurofins tuyển dụng, Medochemie tuyển dụng, DHG tuyển dụng, Công ty Dược phẩm KCN Tân Tạo tuyển dụng, và Boston Pharma tuyển dụng.
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Blog
Ý kiến bạn đọc (0)