- Kinh nghiệm làm việc trong CV có quan trọng không?
- Với ứng viên
- Với nhà tuyển dụng
- Hướng dẫn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chuyên nghiệp
- Nội dung kinh nghiệm làm việc cần những gì?
- Mô tả về kinh nghiệm làm việc trong CV
- Cách viết bản giới thiệu về kinh nghiệm làm việc
- Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm
- Một số lưu ý cần thiết khi viết kinh nghiệm việc làm trong CV
- Trình bày ngắn gọn, súc tích, ấn tượng
- Sắp xếp theo thứ tự thời gian từ gần đến xa
- Nên dùng động từ mạnh trong mô tả công việc
- Đừng quên bằng cấp và thành tựu
- Đính kèm Portfolio (nếu có)
- Sử dụng từ chuyên ngành ứng tuyển
- Nên đưa vào những con số
- Chú ý số lượng trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV
- Lựa chọn kinh nghiệm dựa theo mô tả
- Một số mẫu kinh nghiệm làm việc hấp dẫn nhà tuyển dụng
- Mẫu CV với nội dung kinh nghiệm làm việc của một nhân sự thuộc ngành Dịch vụ
- Mẫu kinh nghiệm làm việc ngành Sales
- Mẫu kinh nghiệm làm việc ngành nhân sự
Kinh nghiệm làm việc trong CV có quan trọng không?
Kinh nghiệm làm việc là tất cả những công việc, hoạt động mà ứng viên đã từng làm trước đó. Khi hỏi về kinh nghiệm làm việc có nghĩa là nhà tuyển dụng đang muốn biết ứng viên đó đã từng làm những việc gì, vận dụng những kỹ năng nào trong công việc.
- 1982 năm nay bao nhiêu tuổi theo lịch âm, dương chính xác
- 1966 năm nay bao nhiêu tuổi và thuộc mệnh gì? Tuổi con gì?
- Bậc lương đại học là gì? Hệ số và cách tính lương mới nhất 2024
- Số 1 có may mắn không? Lý giải ý nghĩa tốt xấu của số 1
- 2010 năm nay bao nhiêu tuổi? Thuộc cung gì, mệnh gì, hợp số nào?
Hiện nay, đa số các nhà tuyển dụng thường đặt sự chú ý vào những ứng viên có kinh nghiệm liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Bởi khi càng có kinh nghiệm, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí vào khâu đào tạo nhân viên mới. Bên cạnh đó, những ứng viên đã có kinh nghiệm thường chủ động và thời gian hoàn thành công việc tốt hơn.
Bạn đang xem: Hướng dẫn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV hiệu quả gây ấn tượng mạnh cho các ứng viên
Vì thế, cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV là vô cùng quan trọng đối với cả ứng viên và nhà tuyển dụng.
Với ứng viên
Đối với ứng viên, kinh nghiệm làm việc chính là phần thể họ thể hiện lợi thế và chứng minh khả năng của bản thân với vị trí ứng tuyển. Dù bạn là sinh viên mới ra trường hay người đã có nhiều năm làm việc thì kinh nghiệm làm việc là nội dung chắc chắn không nên để trống. Kinh nghiệm làm việc không hẳn chỉ là quá trình làm việc tại các công ty chính thức mà bạn còn có thể công việc part-time, dự án nhỏ lẻ nếu là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm.
Với nhà tuyển dụng
CV hoàn chỉnh sẽ bao gồm khá nhiều hạng mục nội dung. Tuy nhiên, theo thực tế, nhà tuyển dụng khi nhìn vào CV ứng viên thường chỉ chú trọng nhất vào phần kinh nghiệm làm việc của họ. Bởi đây là phần thể hiện rõ nhất quá trình làm việc, kỹ năng chuyên môn của từng ứng viên. Qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem liệu họ có phù hợp với tính chất công việc ứng tuyển.
Điều quan trọng trong cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong cv chính là làm thế nào để nhà tuyển dụng hiểu được chính xác công việc bạn đã từng làm, kinh nghiệm làm việc bạn đã có hay những kỹ năng mềm bạn đã học được. Hãy nhớ rằng cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chính là chìa khóa ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Hướng dẫn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chuyên nghiệp
Nội dung kinh nghiệm làm việc cần những gì?
Trước khi tiến hành viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV, bạn cần nắm được những thông tin cần xuất hiện trong đó.
- Tên doanh nghiệp cũ: Trình bày đầy đủ tên công ty/doanh nghiệp/tổ chức để nhà tuyển dụng dễ xác minh
- Thời gian làm việc: Ghi rõ mốc thời gian đã làm việc tại từng công ty. Nhà tuyển dụng sẽ dựa trên thời gian gắn bó với công ty cũ để dự đoán thời gian cống hiến cho công ty của ứng viên.
- Vị trí từng đảm nhận: Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được ứng viên có kinh nghiệm và kiến thức có phù hợp với vị trí họ đang thiếu hay không.
- Công việc từng thực hiện: Thông tin cung cấp ở mục này sẽ giúp nhà tuyển dụng nắm được phần nào kiến thức chuyên môn của ứng viên. Từ đó, đánh giá năng lực của ứng viên và đưa ra quyết định cuối cùng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc trình bày thêm các thông tin như: kế hoạch phát triển bản thân, lý do nghỉ việc,… vào phần kinh nghiệm trong CV của mình. Tuy nhiên, bạn cần khéo léo để tận dụng những thông tin này để làm lợi thế cho bản thân.
Mô tả về kinh nghiệm làm việc trong CV
Nếu là người đã có kinh nghiệm, những thông tin về công việc bạn đã làm trước đó thực sự rất cần thiết. Nó sẽ trở thành điểm cộng lớn nếu bạn trình bày đúng trọng tâm. Vì thế, thay vì chỉ kể tên những việc đã từng làm chung chung, bạn nên mô tả chi tiết kinh nghiệm, nêu rõ những dự án đã hoàn thành, các công việc đã hỗ trợ, những kinh nghiệm đã tích lũy được sau mỗi dự án, giải thưởng đã đạt được,… để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá.
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, các nhà tuyển dụng rất chú trọng và luôn mở rộng để cửa chào đón những ứng viên có nhiều kinh nghiệm. Do đó, hãy trình bày thật ngắn gọn, đầy đủ và nên chọn lọc kinh nghiệm liên quan đến vị trí đang ứng tuyển. Và đảm bảo tất cả những nội dung bạn viết phải đúng sự thật.
Cách viết bản giới thiệu về kinh nghiệm làm việc
Kinh nghiệm làm việc là điểm cộng thu hút nhà tuyển dụng trong CV xin việc. Tuy nhiên, bạn cần có cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV sao cho hiệu quả và hợp lý.
- Trình bày kinh nghiệm đúng thực tế: Nhà tuyển dụng rất thông minh trong việc xác định ứng viên có trình bày đúng sự thật hay không. Nên bạn cần thật trung thực trong những thông tin được trình bày ở phần kinh nghiệm làm việc. Nếu không đúng sự thật, dù vượt qua vòng loại CV thì bạn cũng sẽ bị “lộ tẩy” ở các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp.
- Rõ ràng và rành mạch: Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc kinh nghiệm làm việc của một ứng viên được viết dài cả sớ. Vì thế, bạn hãy trình bày rành mạch, rõ ràng, loại bỏ các chi tiết dư thừa để chiếm được thiện cảm từ HR nhé.
- Thông tin cụ thể: Bạn hãy viết cụ thể, ngắn gọn nhưng xúc tích và đầy đủ nội dung về: các công ty, vị trí công việc đã từng đảm nhiệm, thời gian làm việc trong bao lâu,… đừng viết lan man, không trọng tâm để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm
Những ứng viên có kinh nghiệm luôn được các nhà tuyển dụng ưu tiên hơn. Vậy các bạn sinh viên mới ra trường, những người chưa có kinh nghiệm thì sao?
Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ từ “kinh nghiệm” có nghĩa là gì? Kinh nghiệm là những kỹ năng, chuyên môn mà ứng viên đã tích lũy được trong quá trình làm việc, dù đó là công việc toàn thời gian 8 tiếng/ngày hay công việc bán thời gian hoặc thực tập. Ngoài ra kinh nghiệm còn là các hoạt động ngoại khóa, các dự án cá nhân và cả những môn học thực tiễn ở trường.
Chắc hẳn một bạn sinh viên sẽ có 1 trong số những kinh nghiệm được nêu ở trên. Việc của bạn là xác định xem kinh nghiệm đó có phù hợp với vị trí mà nhà tuyển dụng đang cần hay không để đưa vào cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, sinh viên mới ra trường hoặc những người làm trái ngành chưa có kinh nghiệm có thể bổ sung các kỹ năng mềm để lấp đầy khoảng trống “kinh nghiệm” để lại trong CV.
>>>Xem thêm: Cách viết giới thiệu bản thân trong CV hay nhất
Một số lưu ý cần thiết khi viết kinh nghiệm việc làm trong CV
Trình bày ngắn gọn, súc tích, ấn tượng
Kinh nghiệm làm việc trong CV cần được trình bày ngắn gọn, súc tích nhưng phải ấn tượng. Bạn không cần phải viết quá dài dòng về quá trình làm việc của bản thân mà chỉ cần chắt lọc những nội dung công việc quan trọng nhất và phù hợp nhất với ngành nghề hoặc công việc bạn đang ứng tuyển. Đồng thời, cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV cũng cần rõ ràng, mạch lạc để khi đọc nhà tuyển dụng hiểu được công việc, chuyên môn, kỹ năng và thế mạnh của bạn trước đây.
Sắp xếp theo thứ tự thời gian từ gần đến xa
Bạn cần nêu rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của vị trí công việc bạn đã đảm nhiệm. Quá trình làm việc này nên được trình bày theo thứ tự thời gian từ hiện tại đến xa nhất. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hình dung được kỹ năng chuyên môn của bạn được xây dựng vững vàng theo thời gian ra sao.
Nên dùng động từ mạnh trong mô tả công việc
Mỗi công việc bạn đảm nhận trong quá khứ cũng cần được mô tả cụ thể và dễ hiểu nhất trách nhiệm và nhiệm vụ của bạn. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng, cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV có thể sử dụng những động từ mạnh để nhấn mạnh vào những nội dung công việc, kỹ năng áp dụng trong công việc đó. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng việc sử dụng động từ này mà bạn chỉ nên nhấn vào những công việc có liên quan đến công việc đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng nhận thấy được sự phù hợp.
Đừng quên bằng cấp và thành tựu
Đừng mải liệt kê các kỹ năng, kinh nghiệm mà quên đi bằng cấp và thành tựu của bản thân. Bằng đại học, cao cẳng và các chứng chỉ đạt được liên quan đến vị trí tuyển dụng là điểm cộng trong mắt HR, vì thế bạn hãy tự tin liệt vào CV nhé!
Ngoài ra, nếu có thành tích đã đạt được trong quá trình học tập hay thực tập tại đơn vị nào đó, bạn cũng list vào để chứng minh bản thân đã từng làm tốt ở vị trí trước đó.
>>>Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV để chinh phục nhà tuyển dụng
Đính kèm Portfolio (nếu có)
Nếu có Portfolio, bạn nên đính kèm trong CV. Portfolio sẽ liệt kê chi tiết những kinh nghiệm làm việc và những dự án mà bạn đã từng tham gia trước đó. Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng thấy được khả năng làm việc và độ phù hợp của bạn với vị trí mà họ đang thiếu. Một phần kinh nghiệm làm việc vừa chuẩn chỉnh, ấn tượng vừa kèm theo Portfolio chắc chắn sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn nhiều.
Sử dụng từ chuyên ngành ứng tuyển
Việc sử dụng các từ khóa liên quan đến ngành nghề, công việc ứng tuyển sẽ giúp bạn thể hiện được kiến thức chuyên môn cũng như khả năng thuần thục trong công việc. Hãy tận dụng điều này trong cách trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Nên đưa vào những con số
Nếu bạn có những thành tựu trong công việc trước đây, bạn nên sử dụng những con số để mô tả cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn chứng minh rõ nhất năng lực của bản thân và gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng (Ví dụ: Quản lý nhóm Sales gồm 07 người, tăng doanh số hàng tháng lên 40%…).
Cùng Nguyễn Tất Thành khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!
Chú ý số lượng trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV
Trong cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV hiệu quả không phải cứ càng nhiều là càng tốt. Ở phần này, nội dung chỉ nên nằm trong khuôn khổ vắn tắt, thể hiện được hết những điểm nổi bật nhất của bạn.
Giữa hàng trăm, hàng nghìn CV, nhà tuyển dụng không đủ thời gian để đọc hết từng câu từng chữ mà bạn trình bày. Các HR sẽ lướt rất nhanh nên việc sắp xếp thông tin về kinh nghiệm làm việc một cách thông minh là rất quan trọng.
Một điều bạn cũng cần lưu ý là nên lựa chọn những công việc có độ dài trên 6 tháng, và nên đưa từ 2 – 3 vị trí công việc từng đảm nhận vào CV.
Lựa chọn kinh nghiệm dựa theo mô tả
Khi lựa chọn kinh nghiệm để đưa vào CV, bạn cần nghiên cứu kỹ về bản mô tả công việc. Tránh đưa những kinh nghiệm không liên quan khiến CV lan man, dài dòng. Nó không những không khoe ra được những kỹ năng cần thiết cho công việc đang ứng tuyển mà còn khiến nhà tuyển dụng đánh giá không tốt về bạn.
Một số mẫu kinh nghiệm làm việc hấp dẫn nhà tuyển dụng
Mẫu CV với nội dung kinh nghiệm làm việc của một nhân sự thuộc ngành Dịch vụ
2001 – Nay, MICE Manager (Du lịch kết hợp Hội nghị, Hội thảo)
- Liên lạc và thương lượng với khách hàng về các hợp đồng (công ty du lịch, nơi tổ chức hội nghị, các công ty nước ngoài trên khắp thế giới)
- Tổ chức hội nghị, họp, hội thảo, triển lãm, sự kiện cho các công ty nước ngoài tại Việt Nam
- Xây dựng các tour du lịch trong và ngoài nước cho khách hàng
- Giới thiệu với khách hàng các thông tin cập nhật
- Đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên tại văn phòng để đảm bảo hiệu quả công việc tốt
- Giám sát và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
03/1997 – 12/2000: Business Travel & Special Tours Manager
- Chuẩn bị hợp đồng phục vụ tour đi công tác nước ngoài cho khách hàng
- Liên lạc và thảo luận với khách hàng về các điều khoản của hợp đồng
- Cung cấp vé máy bay và các dịch vụ hàng không cho khách hàng doanh nghiệp
- Nộp hồ sơ xin và gia hạn hộ chiếu, visa và giấy phép tạm trú cho khách hàng
- Cung cấp dịch vụ thuê ô tô và đặt phòng khách sạn trong và ngoài nước cho khách hàng
- Xây dựng các tour du lịch trong và ngoài nước cho khách hàng
- Giới thiệu với khách hàng các thông tin cập nhật
- Đào tạo và quản lý đội ngũ nhân viên tại văn phòng để đảm bảo hiệu quả công việc tốt
- Tổng hợp và nộp các báo cáo MIS (Hệ thống thông tin quản lý) và các báo cáo hàng tháng cho khách hàng
- Gửi hóa đơn tới các khách hàng và thu tiền
02/1996 – 03/1997: Sales Manager of Airlines Booking Office
- Chuẩn bị Hợp đồng dịch vụ đặt vé về việc cung cấp vé máy bay và các dịch vụ hàng không cho khách hàng
- Liên lạc và thương lượng với khách hàng về hợp đồng
- Cung cấp vé máy bay và các dịch vụ hàng không cho khách hàng
- Thương lượng với bên hàng không để có được những hợp đồng và hoa hồng tốt nhất
- Cập nhật thông tin cho khách hàng
- Tổng hợp và nộp báo cáo cho khách hàng và Ban Quản trị
- Chuẩn bị hóa đơn hàng tháng và thu tiền từ khách hàng
Mẫu kinh nghiệm làm việc ngành Sales
7/2020 – 8/2021: Nhân viên bán hàng part – time – Chuỗi cửa hàng ABX
- Chào đón khách hàng đến tham quan, mua sắm tại cửa hàng, tư vấn về trang phục và phụ kiện cho nam giới
- 3 tháng liên tiếp đạt nhân viên có doanh số cao nhất trong ca làm việc
9/2021 – nay: Nhân viên sales – Công ty Thời trang ABC
- Tư vấn và bán sản phẩm thời trang cho khách hàng bằng cách phân tích nhu cầu của khách hàng và đưa ra các giải pháp bán hàng phù hợp.
- Xây dựng và quản lý mối quan hệ khách hàng bền vững bằng cách đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ và giải quyết các vấn đề của khách hàng.
- 4 tháng liên tiếp là nhân viên có doanh số cao nhất trong ca làm việc
Mẫu kinh nghiệm làm việc ngành nhân sự
03/2020 – 09/2020: Thực tập nhân viên hành chính nhân sự – công ty ABC
- Hỗ trợ chuyên viên nhân sự chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn, sàng lọc hồ sơ
- Hỗ trợ về phần giấy tờ của nhân sự trong công ty
- Được tham gia phỏng vấn trực tiếp các ứng viên
01/2021 – 09/2022: Nhân viên hành chính nhân sự – công ty MBQ
- Tuyển dụng và phát triển nhân sự bằng cách xây dựng và triển khai các chiến lược tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
- Giữ chân nhân viên hiện có và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng nhân viên.
- Tư vấn và hỗ trợ các bộ phận khác trong công ty về các vấn đề nhân sự, bao gồm đào tạo, đánh giá và phát triển nhân viên, quản lý hiệu suất và giải quyết các vấn đề tại chỗ.
10/2022 – nay: Trưởng phòng nhân sự – Công ty MBQ
- Quản lý các hoạt động của bộ phận nhân sự, bao gồm quản lý các chương trình tiền lương và phúc lợi, quản lý hồ sơ nhân viên, xây dựng các chính sách và quy trình nhân sự và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật.
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ với các tập đoàn đối tác tuyển dụng, trường đại học và các tổ chức khác để đưa ra các giải pháp tuyển dụng và đào tạo nhân sự hiệu quả.
- Xây dựng và tổ chức ngày hội việc làm hằng năm thu hút 346 sinh viên và người tìm việc tham gia.
Khi viết CV, phần kinh nghiệm làm việc là yếu tố quan trọng giúp ứng viên thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Để đạt hiệu quả, hãy bắt đầu bằng việc liệt kê các vị trí đã đảm nhận và mô tả ngắn gọn nhưng súc tích về các công việc đã thực hiện. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Đừng quên điều chỉnh CV sao cho phù hợp với từng vị trí ứng tuyển cụ thể trên các nền tảng như web tìm việc.
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm các cơ hội việc làm từ những doanh nghiệp lớn, hãy tham khảo các trang như TTI tuyển dụng. Đặc biệt, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm theo vùng địa lý, các trang tìm việc làm phổ thông tại Quy Nhơn, tuyển dụng Bình Phước, danangjob, việc làm Đắk Lắk, việc làm Hậu Giang, việc làm quận 4, Nha Trang tuyển dụng, việc làm Kon Tum và việc làm Thái Bình sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời để tìm kiếm cơ hội phù hợp.
Kinh nghiệm làm việc chính là nội dung then chốt, quyết định thành công hay thất bại của quá trình ứng tuyển xin việc. Đừng bỏ qua nội dung này nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp của bản thân. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV hữu ích.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại Nguyễn Tất Thành! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Công ty Intel tuyển dụng, CMC Telecom tuyển dụng, FPT Retail tuyển dụng, Minh Tuấn Mobile tuyển dụng, ShopDunk tuyển dụng, Di Động Việt tuyển dụng, Hoàng Hà Mobile tuyển dụng và Viettel Digital tuyển dụng.
>>> Xem thêm: Cách viết phần kinh nghiệm làm việc trong CV bằng tiếng Anh
— HR Insider —Nguyễn Tất Thành – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Blog
Ý kiến bạn đọc (0)