- Lợi ích của việc học vẽ
- Hỗ trợ rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ
- Rèn luyện tư duy nhận tích tích cực
- Rèn luyện sự sáng tạo cho người học
- Tạo sự thư giãn, cảm thụ cái đẹp
- Vẽ tranh giúp thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người vẽ
- Học vẽ cần chuẩn bị những gì?
- Các kỹ năng cơ bản trong học vẽ
- Dựng hình
- Học đánh bóng
- Tạo phản quang
- Phân loại tranh vẽ phổ biến hiện nay
- Các phong cách và kỹ thuật vẽ phổ biến hiện nay
- Thể loại tranh Pop Art
- Thể loại tranh tối giản
- Tranh trừu tượng
- Tranh hiện thực
- Tranh siêu thực
- Các bước học vẽ cho người mới bắt đầu
- Lưu ý khi học vẽ hiệu quả
- Nên học vẽ bắt đầu từ những hình cơ bản
- Lựa chọn công cụ vẽ phù hợp
- Thực hành thường xuyên rất cần thiết
- Học vẽ từ từ các nguồn khác nhau
- Thử nghiệm các kỹ thuật và phong cách khác nhau
- Kết luận
Vẽ là một bộ môn nghệ thuật, năng khiếu. Ngoài đam mê thì để học vẽ thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cần phải trau luyện, học tập mới có thể tạo nên những tác phẩm ý nghĩa. Vậy nên, nếu bạn chưa biết học vẽ từ đâu? Cần chuẩn bị những gì thì nội dung sau đây của Nguyễn Tất Thành sẽ hướng dẫn chi tiết.
- Lịch âm dương 2024 – Lịch âm hôm nay đầy đủ, chi tiết, chính xác nhất
- [Pronunciation] Cách phát âm Q trong tiếng Anh phổ biến nhất
- Danh sách 20+ kênh học tiếng anh online cho bé 7 tuổi chất lượng giá tốt
- Câu bị động trong tiếng Anh là gì? Cấu trúc, cách dùng & bài tập
- Các dạng toán thi vào lớp 6 (chọn lọc) có hướng dẫn chi tiết!
Lợi ích của việc học vẽ
Vẽ là một bộ môn đang được nhiều người theo học. Nhất là nhiều phụ huynh hiện nay thường xuyên tìm kiếm các khóa học vẽ để con học và phát triển niềm đam mê này. Bởi vì thông qua việc học vẽ sẽ giúp:
Bạn đang xem: Học vẽ: Những yếu tố cần thiết và hướng dẫn học vẽ cơ bản cho người mới
Hỗ trợ rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ
Vẽ tranh là liệu pháp giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát, thị giác của mình với thế giới xung quanh. Qua đó giúp mọi người có thể lưu giữ thông tin về hiện tượng, sự vật rồi thể hiện thông qua hoạt động vẽ tranh, từ đó nhận định đúng đắn về những gì đã vẽ ra.
Rèn luyện tư duy nhận tích tích cực
Thông qua việc học vẽ sẽ hỗ trợ kích thích não bộ của bạn hoạt động tích cực hơn, để giúp nhận diện, xác định về hình dáng, màu sắc, kích thước,… của một sự vật và hiện tượng muốn vẽ. Khi đã có những khuôn mẫu cụ thể muốn vẽ, trong quá trình thực hiện bức tranh bé sẽ dễ dàng phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của mình, có thể phá vỡ mọi quy chuẩn để tạo ra những vật thể mới. Qua đó, có thể thấy vẽ là môn nghệ thuật giúp phát triển não bộ của bé rất tốt.
Rèn luyện sự sáng tạo cho người học
Đối với môn học vẽ sẽ không theo một quy chuẩn nào cụ thể, từ những nét vẽ nguệch ngoạc đó nhưng cũng có thể tạo ra những điều mới mẻ, thú vị từ chính góc nhìn của bé về sự vật, hiện tượng của thế giới. Đó chính là sự sáng tạo không phải môn nghệ thuật nào cũng có.
Tạo sự thư giãn, cảm thụ cái đẹp
Hoạt động vẽ tranh là một phương pháp giải toả cảm xúc cực kỳ hiệu quả. Thông qua những bức tranh, các thao tác “múa cọ” sẽ giúp người vẽ cảm nhận được cái đẹp của sự vật, hiện tượng từ đó có được cảm thụ cái đẹp và nhận định theo chiều hướng tích cực của bản thân.
Vẽ tranh giúp thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người vẽ
Thông qua việc vẽ tranh sẽ giúp người vẽ có thể gửi gắm được cảm xúc vui, buồn, nóng giận, khó chịu… của bản thân thông qua những hình vẽ, gam màu. Đồng thời, thông qua việc vẽ tranh cũng hiểu được cảm xúc, tính cách của người vẽ.
Học vẽ cần chuẩn bị những gì?
Để có thể học vẽ, nhất là với trẻ em thì mọi người cần chuẩn bị một số đồ dùng cơ bản sau đây:
-
1. Bút chì: Nên chọn loại bút chì gỗ, ruột mềm sẽ giúp nét vẽ đậm, sắc nét hơn và không làm hư giấy vẽ. Tuyệt đối không dùng bút chì kim.
-
2. Gôm (tẩy): Khi vẽ bằng bút chì cần có cục tẩy đi cùng. Nên chọn loại tẩy mềm 4B (2 loại đen và vàng) hay tẩy trắng Pentel sẽ giúp quá trình tẩy các nét vẽ sạch nhất.
-
3. Giấy: Nếu muốn học vẽ chuyên nghiệp, nên đầu tư các loại giấy chất lượng dành cho việc vẽ thay vì vẽ trên sách vở thông thường. Trong đó, chất liệu giấy Canson A3 được ưu tiền nhiều nhất, vì giấy mỏng, có 2 mặt trơn và nhám (vẽ mặt trơn) sẽ giúp thể hiện được nét vẽ chính xác hơn.
-
4. Bảng vẽ khổ A3: Đây là tấm bảng cứng lót đặt dưới giấy vẽ, to hơn khổ A3 để giúp quá trình vẽ giấy không bị nhàu.
-
5. Dây dọi: Đây là loại dây có cấu tạo như một con lắc đơn gồm 1 vật năng và 1 dậy nhẹ, giúp gióng các điểm nằm trên cùng 1 đường thẳng. Nhưng dụng cụ này khá rườm rà, mọi người có thể thay thế bằng bút chì.
-
6. Kẹp giấy: Dùng 2 kẹp giấy để cố định bảng vẽ với giấy vẽ.
-
7. Dao rọc giấy: Hỗ trợ cắt những phần giấy thừa hay những chi tiết trong bài vẽ để không làm hỏng giấy.
-
8. Ống đựng giấy: Để đựng giấy vẽ khi di chuyển đi xa.
-
9. Thước kê tay: Khi học vẽ, các khu vực nằm sâu trong tranh sẽ cần đến một thước kê tay bằng mica trong để tì cườm tay không chạm vào những nét đã vẽ trên giấy.
-
10. Đồ chuốt chì: Có thể dùng gọt bút chì chuyên dụng hoặc dao rọc giấy để chuốt.
Các kỹ năng cơ bản trong học vẽ
Học vẽ tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi rất nhiều kỹ năng từ người học. Chẳng hạn như:
Dựng hình
Để vẽ được tranh, người học cần phải biết được cách ước lượng, so sánh tương quan để đưa ra một tỷ lệ hình vẽ tương đối chính xác. Chẳng hạn, nếu muốn vẽ người cần phải dùng bút chì rồi so sánh tỉ lệ các đoạn như chiều dài thân, cánh tay so với vai,… Việc so sánh tỉ lệ hình phẳng bằng cách nối những điểm tương đồng với nhau rất cần thiết khi mới học vẽ. Đặc biệt, mọi người cũng nên dựng thêm các khối mắt, mũi với tỷ lệ tương ứng nếu không rất dễ vẽ sai.
Đặc biệt, khi mới học vẽ, người học cần luyện tập thường xuyên việc dựng hình ảnh bằng cách nghiên cứu khối. Khối bẽ, khối lớn hay khối cầu,… theo từng bộ phận, hình ảnh mà bạn tưởng tượng được.
Học đánh bóng
Một kỹ năng tiếp theo khi học vẽ chính là học đánh bóng. Kỹ năng này sẽ giúp bức tranh sau khi vẽ các hình khối sẽ trở nên tổng quát hơn.
Khi học vẽ, thao tác đánh bóng sẽ được thực hiện với những mảng nhạt, đậm nên mọi người cần phải có sự tập trung, phân chia từng vùng sáng tối sao cho hợp lý.
Sau khi học được cách đánh bóng, tiếp đến người học cần tìm hiểu cách đánh nền, lưu ý đừng chạm tay vào, có thể chỉ tỳ một ngón ít xuống bài vẽ hoặc kê tờ giấy nilon lên.
Tạo phản quang
Để tạo nên những bức vẽ chất lượng, mọi người có thể học thêm kỹ năng tạo phản quang cho đối tượng trong bức tranh như sau: tối đánh trước, sáng phản quang đánh sau. Đồng thời, mọi người sẽ phải di từng lớp, lớp này thành lớp khác cho đến khi cảm thấy đạt thì dừng.
Với kỹ năng tạo phản quang này không đơn giản, nên đòi hỏi người học cần có sự kiên trì, dùng tẩy chậm bớt những điểm thừa để tạo ranh giới sáng tối, phản quang thích hợp.
Phân loại tranh vẽ phổ biến hiện nay
Khi có nhu cầu học vẽ, mọi người cần phải xác định được thể loại tranh muốn theo đuổi. Bởi vì tranh vẽ có rất nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như:
Phân loại tranh theo chất liệu
-
Tranh lụa
-
Tranh sơn dầu/Tranh sơn mài
-
Tranh ghép hình/Tranh xếp hình
-
Tranh khảm màu/Tranh khảm đá quý
-
Tranh khắc đồng/Tranh khắc lụa/…
-
Tranh thủy mặc(vẽ bằng mực tàu)
-
Tranh cát
-
Tranh gốm
-
Tranh khắc đồng
-
Tranh giấy cuốn
-
Tranh dầu
-
Tranh phun sơn
-
Tranh thêu,…
Phân loại tranh theo nội dung
-
Tranh phong cảnh
-
Tranh chân dung
-
Tranh tĩnh vật
-
Tranh dân gian
-
Tranh sơn thủy
-
Tranh thờ
-
Tranh tôn giáo
-
Xem thêm : Tổng hợp 20+ bài hát tiếng Anh cho bé 8 tuổi được yêu thích nhất hiện nay
Tranh hoành tráng
-
Tranh vui
-
Tranh cổ động,…
Ngoài ra, ở nước ta còn có thêm một số loại tranh theo làng nghề như tranh Hàng Trống, Tranh Đông Hồ, tranh Làng Sình, tranh Kim Hoàng…
Các phong cách và kỹ thuật vẽ phổ biến hiện nay
Sau khi đã chọn được loại tranh yêu thích, dưới đây là một số phong cách vẽ tranh phổ biến nhất để mọi người theo đuổi:
Thể loại tranh Pop Art
Đây được xem là một trào lưu nghệ thuật vẽ tranh hiện đại, thường lấy chủ đề từ những hình ảnh bình dị, phổ biến, gắn liền với đời sống như nhãn mác, nhân vật truyện tranh, bao bì sản phẩm, thiên nhiên…
Thể loại tranh Pop Art này sẽ ưu tiên những hình ảnh phẳng, màu sắc rực rõ, phân chia theo từng mảng. Đồng thời, chúng thường có tính tương phản cao, chịu ảnh hưởng nhiều từ các ấn phẩm báo chí.
Thể loại tranh tối giản
Đối với loại tranh này, nội dung vẽ thường sẽ chỉ mang tính chất biểu tượng. Từ màu sắc, hình dạng hay các chi tiết đều được lược bỏ một cách tối giản nhất.
Cụ thể, thay vì hướng đến những nét vẽ quá hoa mỹ, hấp dẫn thì trong thể loại tranh tối gian sẽ tập trung vào những đường nét cơ bản nhất của đồ vật, hiện tượng, chỉ gồm 1 – 2 chủ thể trên phông nền sắc đơn giản. Nhưng vẫn thể hiện được linh hồn của bức tranh, tạo được hiệu ứng gây được sự thích thú cho người xem.
Tranh trừu tượng
Đây được biết đến là một thể loại trào lưu hội hoạ khá phổ biến hiện nay, như đúng tên gọi của nó nội dung vẽ đều sẽ mang tính chất biểu tượng, không hữu hình như cảm xúc, quan niệm tâm linh, âm thanh, không khí…
Thay vì vẽ các đường nét cơ bản như tranh tối giản, ở tranh trừu tượng sẽ mang tới cái nhìn mới mẻ hơn về bản chất của sự vật, biến hoá từ những thứ vô hình để tượng tượng ra những thứ hữu hình.
Thường phong cách vẽ tranh này thường thích hợp với những người có trí tưởng tượng, sáng tạo và kiến thức nhất định về nghệ thuật, chiêm nghiệm mới tạo ra được bức tranh có hồn.
Tranh hiện thực
Tranh hiện thực là thể loại tranh vẽ lại những gì thể hiện trong đời sống, như tranh phong cảnh, qua đó làm mềm hoá những chi tiết tạo ra hiệu ứng đa chiều, giúp bức tranh sống động và chân thật hơn.
Đặc biệt, đối với phong cách vẽ tranh hiện thực thường sẽ lợi dụng những tác động của ánh sáng, màu sắc để tạo độ ảo hoá, tạo ảo giác về mặt không gian để giúp người xem cảm nhận được sự chân thật, chủ thể của bức tranh như đang hiện hữu.
Tranh siêu thực
Nếu tranh hiện thực mang tới người xem một bức tranh chân thức, rõ nét, sinh động thì với phong cách vẽ tranh siêu thực thì hình ảnh, chủ thể sẽ được ảo hoá theo lối tưởng tượng, suy nghĩ của mỗi người. Đặc biệt, thể loại tranh này mang tính chất đột phá, sáng tạo cao mà không phụ thuộc vào bất kỳ quy luật nào, “thực mà không thực”.
Các bước học vẽ cho người mới bắt đầu
Với các bé mới học vẽ tranh có thể vẽ bất kỳ những gì mình thích, nhưng một khi đã học vẽ tranh một cách chuyên nghiệp hơn cần tuân thủ các bước sau đây:
-
Bước 1: Cần tìm khóa học online hay lớp học trực tiếp tại trung tâm nghệ thuật, trường học để rèn luyện đam mê hội hoạ của mình.
-
Bước 2: Cần xác định phong cách tranh muốn học vẽ, có thể là tranh siêu thực, trừu tượng, hiện thực… đi kèm với chất liệu tranh muốn thực hiện như tranh chì, tranh nước, tranh sơn dầu, tranh digital…
-
Bước 3: Tiến hành theo học những kĩ thuật cơ bản của từng loại tranh theo tuổi từ việc thuật lấy hình, ánh sáng, bố cục, màu sắc, tạo bóng, phản quang, dựng hình…
-
Bước 4: Tham khảo những tài nguyên có sẵn trên internet, trường học, hỏi ý kiến người dạy để có thể luyện tập, thực hành và thực hiện các bài tập vẽ tranh tương ứng.
-
Bước 5: Cần luyện tập vẽ tranh thường xuyên, cần theo dõi tiến độ của mình. Nếu mọi người muốn theo đuổi nghiệp hội hoạ này thì chắc chắn tập trung, luyện tập thường xuyên rất cần thiết.
-
Bước 6: Tham gia các cuộc thi, sự kiện vẽ tranh hay thực tập để có cơ hội đánh giá năng lực và học hỏi thêm nhiều điều mới từ các hoạ sĩ tài năng khác.
Lưu ý khi học vẽ hiệu quả
Để giúp nâng cao hiệu quả học vẽ tranh của mình, mọi người cần chú ý một số vấn đề sau:
Nên học vẽ bắt đầu từ những hình cơ bản
Khi mới bắt đầu học vẽ, thay vì quá tập trung vào những bức tranh đẹp, công phụ thì mọi người hãy luyện vẽ đẹp từ những hình nét đơn giản như hình tam giác, hình vuông, hình tròn, các đường gấp khúc… Sau khi đã luyện vẽ được những nét cơ bản này thuần thục, mọi người mới chuyển sang những kỹ năng với các hình khó hơn.
Lựa chọn công cụ vẽ phù hợp
Một yếu tố quyết định đến sự thành công khi học vẽ chính là lựa chọn được công cụ hỗ trợ vẽ phù hợp. Bạn có thể chọn màu nước, bút chì, màu sáp,… tuỳ thuộc vào sở thích và phong cách vẽ tranh của mỗi người.
Thực hành thường xuyên rất cần thiết
Cũng như nhiều môn học khác, việc học vẽ đòi hỏi cần sự nỗ lực, kiên trì và thực hành thường xuyên. Ban đầu mọi người có thể học vẽ theo từng chủ đề nhiều lần, sau đó có thể thực hành vẽ những gì mình nhìn thấy, mình tưởng tượng được theo đúng năng lực và sở thích của mình.
Học vẽ từ từ các nguồn khác nhau
Với sự phát triển mạnh mẽ của internet, cùng với nhiều lớp hội hoạ được tổ chức ra nên mọi người có thể tham khảo nhiều nguồn học tập, tài liệu từ online đến offline để trau dồi kinh nghiệm và đam mê của mình tốt hơn.
Thử nghiệm các kỹ thuật và phong cách khác nhau
Thay vì chỉ tập trung vào một phong cách vẽ tranh sở trường, mọi người có thể thử nghiệm với nhiều thể loại khác nhau để khai phá tiềm năng hội hoạ của mình tốt hơn. Cũng như kích thích, tạo sự hứng thú hơn khi vẽ nhiều thể loại tranh.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm học vẽ tranh dành cho người mới bắt đầu, nhất là với những bé có niềm đam mê với hội hoạ. Hy vọng, dựa vào những kiến thức này, mọi người hoàn toàn có thể tự tin theo đuổi niềm đam mê này của mình tốt hơn nhé.
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)