- Thế nào là dạng bài tập làm văn kể chuyện?
- Các cách kể chuyện trong bài tập làm văn
- Một số yếu tố quan trọng khi làm bài tập làm văn kể chuyện
- Phương pháp làm bài tập làm văn kể chuyện
- Gợi ý dàn ý bài tập làm văn kể chuyện
- Gợi ý một số đề bài tập làm văn kể chuyện và bài mẫu
- Hướng dẫn giải bài tập trong SGK tiếng Việt lớp 4
- Bài tập làm văn kể chuyện để bé tự luyện
- Kết luận
Tập làm văn kể chuyện là một trong những dạng đề bài khi học tiếng Việt lớp 4 mà các em sẽ được làm quen và chinh phục. Vậy nên, để giúp các bé có thể sáng tạo, cũng như đạt điểm cao từ việc chinh phục dạng đề bài này, hãy tham khảo một số bí quyết Nguyễn Tất Thành chia sẻ ngay sau đây.
- [Update] Ôn tập thì hiện tại tiếp diễn kèm bài tập có đáp án chi tiết
- 5 Cách phát âm g trong tiếng Anh chuẩn bản xứ (Audio + VD)
- Toán ô vuông lớp 1: Các dạng bài thường gặp & hướng dẫn giải chi tiết cho bé
- Cấu tạo từ tiếng Việt và những kiến thức về từ cần nắm rõ
- Tổng hợp các danh xưng trong tiếng Anh và cách sử dụng chuẩn người bản ngữ
Thế nào là dạng bài tập làm văn kể chuyện?
Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc, hiện tượng có đầu, có cuối và có sự liên quan tới các nhân vật hay sự việc được nói tới. Mỗi câu chuyện kể ra đều nói lên được một thông điệp, ý nghĩa nào đó.
Đồng thời, khi làm bài tập làm văn kể chuyện thì các em cần phải xác định được rõ nội dung cốt truyện xem chúng gồm những sự việc gì, nhân vật nào, diễn biến ra sao và kết thúc như thế nào. Các nhân vật, sự việc trong chuyện có lời nói, hành động, tình cảm, ý nghĩa như thế nào… Đặc biệt, khi làm tập làm văn các em vẫn đảm bảo yếu tố làm văn có đủ mở bài, thân bài và kết bài.
Xem thêm: Giúp bé học tiếng việt lớp 4 kể chuyện với những bí quyết cực hay ho
Các cách kể chuyện trong bài tập làm văn
Trong bộ môn tiếng Việt, với chuyên đề tập làm văn kể chuyện thường học sinh sẽ được tiếp cận với 3 cách kể chuyện như sau:
-
Cách 1: Kể lại một câu chuyện mà các em đã được nghe, được đọc hay trực tiếp tham gia.
-
Cách 2: Cây cối, đồ vật, loài vật… kể lại câu chuyện của mình (tự thuật). Với dạng bài tập làm văn này, các em sẽ phải hoá thân thành sự vật đó hoặc biến sự vật thành con người, vận dụng trí tưởng tượng của mình để viết văn chính xác.
-
Cách 3: Học sinh sẽ kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình.
Một số yếu tố quan trọng khi làm bài tập làm văn kể chuyện
Để có thể làm được bài tập làm văn kể chuyện, các em cần phải xác định được một số yếu tố sau đây:
-
Ý nghĩa nhất định của nội dung câu chuyện: Để xác định được điều này, các em cần phải giải đáp được các câu hỏi như điều mà ta sắp kể khẳng định hay chứng minh điều gì? Nó mang tới cho người đọc những suy nghĩ hay tình cảm như thế nào?
-
Nắm được những chi tiết và cốt truyện chính: Cốt truyện này thường sẽ được lấy từ thực tế hoặc các em có thể tưởng tượng ra nhưng vẫn phải đảm bảo tính hợp lý. Đồng thời, cốt truyện này cần phải có sự kết nối các chuỗi chi tiết lớn, bổ sung các chi tiết nhỏ để giúp câu chuyện rõ ràng, sinh động hơn.
-
Xây dựng dàn bài hợp lý, linh hoạt: Để có thể xây dựng được một bài văn kể chuyện mượt mà, các em cần phải lên dàn ý trước khi viết. Để làm được điều này, các em cần phải xây dựng được tuyến nhân vật, đưa ra bố cục hợp lý, chọn lọc tình tiết ý nghĩa và sắp xếp chúng theo chuỗi sự việc một cách tự nhiên.
-
Lựa chọn giọng kể phù hợp với nội dung: Các em cần phải đọc kỹ đề bài để biết được yêu cầu muốn mình hóa thân thành nhân vật nào, kể lại câu chuyện ra sao để có thể lựa chọn giọng kể phù hợp có thể là tình cảm, khôi hài, chân thật… để qua đó giúp tạo nên điểm nhấn cho bài văn hơn.
Phương pháp làm bài tập làm văn kể chuyện
Để có thể giúp hoàn thiện được bài tập làm văn này, các em có thể tham khảo phương pháp làm theo quy trình sau:
-
Bước 1: Đọc kỹ đề bài để biết được nội dung câu chuyện cần kể là gì? Đặc biệt cần phải liệt kê được những chi tiết, sự việc quan trọng có trong câu chuyện để kể lại đúng, dủ theo trình tự của cốt truyện. Cốt truyện là nòng cốt của diễn biến truyện, phải đảm bảo 3 phần mở đầu như thế nào, diễn biến ra sao và kết thúc như nào?
-
Bước 2: Tiến hành tóm tắt nội dung câu chuyện theo ý lớn trong từng đoạn đã liệt kê.
-
Bước 3: Lên dàn bài vắn tắt cho bài tập làm văn gồm mở bài, thân bài và kết bài. Đặc biệt, trong phần thân bài cần nêu được các tuyến nhân vật chính, diễn biến câu chuyện.
-
Bước 4: Tiến hành dựa vào dàn bài đã chuẩn bị, bắt đầu viết bài tập làm văn của mình kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối rõ ràng, mạch lạc và truyền tải được thông điệp muốn nói qua câu chuyện đó.
Gợi ý dàn ý bài tập làm văn kể chuyện
Để giúp các em viết được bài tập làm văn hoàn chỉnh, dưới đây là gợi ý về cách lên dàn bài chi tiết mà bé có thể tham khảo thêm:
-
Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về nhân vật, hoàn cảnh (chuyện xảy ra ở đâu? Có những nhân vật nào? Ở đâu?…) chú ý nên gói gọn trong khoảng 2 – 3 câu.
-
Thân bài: Tiến hành liệt kê ra các tình tiết, diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện mà đề bài đưa ra, có thể là những câu chuyện của bé hay do bé tưởng tượng ra. Lưu ý cần chọn từ, chọn chi tiết, đặt câu… để giúp bài văn thêm sinh động.
-
Kết bài: Nêu được câu chuyện kết thúc như thế nào? Thông điệp muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì? Hay bài học rút ra được từ câu chuyện đó.
Gợi ý một số đề bài tập làm văn kể chuyện và bài mẫu
Để giúp các em hiểu rõ hơn thế nào là tập làm văn kể chuyện thì dưới đây Nguyễn Tất Thành sẽ hướng dẫn giải đáp một số bài tập trong SGK, cũng như đưa ra một số bài tập tự luyện:
ĐỪNG BỎ LỠ!!
Xem thêm : Các dạng toán thi vào lớp 6 (chọn lọc) có hướng dẫn chi tiết! Chương trình xây dựng nền tảng tiếng Việt cho trẻ theo phương pháp hiện đại nhất.
Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!
|
Hướng dẫn giải bài tập trong SGK tiếng Việt lớp 4
Câu 1. (trang 10 sgk Tiếng Việt 4)
Kể lại câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể và cho biết :
a) Câu chuyện có những nhân vật nào?
b) Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy.
M: – Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội xin ăn —> không ai cho
c) Ý nghĩa của câu chuyện.
Hướng dẫn giải:
a) Tên các nhân vật: bà lão ăn xin, mẹ con bà góa, Bà con dự lễ hội (nhân vật phụ).
b) Các sự việc xảy ra và kết quả:
– Sự việc 1: Trong ngày hội cúng Phật, bà lão đi xin ăn nhưng chẳng ai cho.
– Sự việc 2: Hai mẹ con bà góa thương tình cho bà lão ăn và ngủ lại trong nhà.
– Sự việc 3: Về khuya, bà lão hiện hình một con giao long lớn.
– Sự việc 4: Sáng sớm, bà lão cho hai mẹ con bà góa tốt bụng gói tro và hai mảnh vỏ trấu, rồi ra đi.
– Sự việc 5: Trong đêm lễ hội, dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm
– Sự việc 6: Nước lụt lên cao, mẹ con bà góa thoát nạn, chèo thuyền cứu người.
c) Ý nghĩa
– Ca ngợi những tấm lòng nhân ái, sẵn lòng cứu giúp người hoạn nạn, khó khăn.
– Khẳng định: Lòng nhân ái nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng.
– Giải thích nguồn gốc, sự hình thành hồ Ba Bể.
Câu 2. (trang 11 sgk Tiếng Việt 4)
Bài văn sau có phải là bài văn kể chuyện không? Vì sao?
Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể nằm giữa bốn bề vách đá, trên độ cao 1200 mét so với mực nước biển. Chiều dài của hồ bằng một buổi chèo thuyền độc mộc. Hai bên hồ là những ngọn núi cao chia hồ thành ba phần liền nhau: Bể Lầm, Bể Lèng, Bể Lù.
Mỗi hòn đá, gốc cây, mỗi loài thú, loài chim, cho đến từng loài thủy tộc nơi đây đều gắn với một sự tích li kì, sắc nước, hương trời ở đây cũng mang màu sắc huyền thoại. Các cô gái ngồi bên khung cửi dệt thổ cẩm soi bóng xuống hồ. Người Việt Bắc nói rằng: “Ai chưa biết hát bao giờ đến Ba Bể sẽ biết hát. Ai chưa biết làm thơ đến Ba Bể sẽ làm được thơ.” Ai chưa tin điều đó xin hãy đến Ba Bể một lần.
Theo DƯƠNG THUẤN
– Thuyền độc mộc: thuyền dài và hẹp. làm bằng một cây gỗ to khoét trũng.
– Thủy tộc: các loài vật sống dưới nước.
– Huyền thoại: câu chuyện lạ kì, hoàn toàn do tưởng tượng.
– Thổ cẩm: vải dệt bằng sợi nhiều màu sặc sỡ, tạo thành những hình đa dạng.
Hướng dẫn giải:
Bài văn Hổ Ba Bể không phải là bài văn kể chuyện mà chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể.
Lý do:
Bài văn không có nhân vật
Bài văn không có sự kiện nào xảy ra.
Bài văn giới thiệu về độ cao, vị trí, chiều dài, địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể
Xem thêm : Tụng niệm thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát để được gì?
Chú ý: Bài “Sự tích hồ Ba Bể” có nhân vật, có cốt truyện, có ý nghĩa câu chuyện ⇒ Là văn kể chuyện.
Câu 3 (trang 11 sgk Tiếng Việt 4)
Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Gợi ý:
– Nhân vật xuất hiện: em, người phụ nữ, con của người phụ nữ ấy.
– Tình huống: em gặp một người phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ đạc. Em giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường.
Hướng dẫn giải:
Tan học, tôi vội vã về nhà phụ giúp mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa như lời mẹ dặn lúc sáng. Vừa mới ra khỏi cổng trường được một đoạn, tôi gặp một người phụ nữ trạc tuổi mẹ tôi, tay xách nách mang lại còn ẵm trên tay một em bé chưa đầy tuổi đang bước đi chậm chạp khó nhọc giữa cái nắng hè như đổ lửa. Thỉnh thoảng người phụ nữ ấy phải đặt hành lí lỉnh kỉnh xuống đường, thay đổi vị trí bồng bế em bé từ tay này sang tay kia, trông có vẻ mệt mỏi, khó nhọc lắm. Thấy thế, tôi bước nhanh đến bên cạnh lễ phép hỏi:
– Cô đi đâu ạ? Để cháu giúp cô một tay nhé!
– Cô chào cháu! Nếu được cháu giúp thì thật quý hóa. Cô đi về cái xóm có cây đa cổ thụ trước mặt đấy. Cháu giúp cô một quãng thì còn gì bằng!
Tội vội nó ngay:
– Cháu cũng đi về xóm ấy đấy. Cô đưa hành lí cho cháu.
Thế rồi, cô ấy đưa hành lí cho tôi. Qua chuyện trò tôi mới biết, cô là dâu của xóm tôi, công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được tin mẹ chồng ốm nặng, chú ấy công tác ở dầu khí Vũng Tàu chưa kịp về nên một mình cô bế em bé theo chuyến xe tốc hành về thăm bà. Hai cô cháu vừa đi vừa nói chuyện vui vẻ, chả mấy chốc đã đến nhà cô. Tôi trao lại hành lí cho cô, rồi chạy một mạch về nhà chuẩn bị bữa cơm trưa. Vừa chạy, tôi vừa nghe tiếng cô nói vọng đằng sau:
– Cảm ơn cháu nhé! Chiều qua nhà cô chơi.
Câu 4 (trang 11 sgk Tiếng Việt 4)
Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật nào? Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
Hướng dẫn giải:
Câu chuyện có hai nhân vật:
a) Nhân vật tôi.
b) Nhân vật người phụ nữ.
Ý nghĩa của câu chuyện: Qua câu chuyện kể trên, ta thấy hành động giúp đỡ người già, phụ nữ, trẻ em của nhân vật “tôi” trong truyện thật đẹp. Thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa con người với con người. Bạn nhỏ trong truyện đã nêu một tấm gương sáng cho tuổi trẻ chúng em noi theo.
Bài tập làm văn kể chuyện để bé tự luyện
Bài 1: Suốt đêm mưa to gió lớn. Sáng ra ở tổ chim chót vót trên cây cao, có con chim lớn đang giữ cánh ướt. Bên cạnh là chú chim con lông cánh vẫn khô nguyên vừa mở bừng đôi mắt đón ánh nắng mặt trời.
Câu chuyện gì xảy ra với 2 chú chim trong đêm qua? Em hãy hình dung và kể lại.
Bài 2: “…Một cậu bé vui sướng cầm tiền mẹ vừa cho ra phố mua kem. Bỗng cậu gặp một ông lão ăn xin già yếu. Ông chìa bàn tay gầy gò, run rẩy trước mọi người để cầu xin sự giúp đỡ…”
Em hãy hình dung sự việc diễn biến tiếp theo để kể trọn vẹn câu chuyện, thể hiện tình thương, sự thông cảm với ông lão ăn xin trong cậu bé mạnh hơn mong muốn được ăn kem.
Bài 3: Em đã từng tự làm một món quà đặc biệt để tặng người thân. Món quà ấy đã làm cho người nhận quà hết sức ngạc nhiên và xúc động. Hãy kể lại câu chuyện đó.
Bài 4: Hãy xây dựng một cốt truyện có nội dung như sau:
Một lần em đã có một hành động thiếu trung thực. Em rất ân hận vì hành động đó của mình và đã tìm cách sửa chữa.
Bài 5: “Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khát khao được ăn quả táo thơm ngon. Người con đã ra đi và cuối cùng , anh mang được quả táo về biếu mẹ.
Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm quả táo của người con hiếu thảo.
Bài 6: Hãy viết tiếp bài văn của bạn Nga được mở đầu như sau:
Trong hộp bút của em có một chiếc bút đã cũ, không còn dùng được nữa, nhưng em luôn đem bên mình và giữ gìn cẩn thận. Đó là cây bút cô giáo đã cho em trong một lần em để quên bút ở nhà. Cây bút luôn nhắc em nhớ lại một kỉ niệm đẹp về cô giáo cũ của mình. Chuyện là thế này…
Bài 7: Em đã từng nhận được một món quà đặc biệt chứa đầy tình thương của người tặng. Hãy kể lại câu chuyện về kỉ niệm đó.
Bài 8: Hãy kể lại câu chuyện có nội dung : Kẻ kiêu ngạo sẽ chuốc lấy thất bại chua cay.
(Gợi ý: Chuyện Thỏ và Rùa; Cuộc chạy đua trong rừng,…)
Bài 9: Kể lại câu chuyện có nội dung “Ở hiền gặp lành” theo lời của một nhân vật trong chuyện.
(Gợi ý: Chuyện Tấm Cám, Cây khế,…)
Bài 10: “Một con dê đen và một con dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp, chẳng con nào chịu nhường con nào…”
Kết quả ra sao? Em hãy kể lại câu chuyện ấy.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về cách làm bài tập làm văn kể chuyện tiếng Việt lớp 4 để các em tham khảo. Đây được xem là một dạng bài tập khá phổ biến, cũng như xuất hiện nhiều trong các đề thi của các kỳ thi. Vậy nên, hy vọng với những chia sẻ trên của Nguyễn Tất Thành sẽ giúp các em có thêm kiến thức để hỗ trợ việc học tập đạt kết quả tốt hơn nhé.
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)