Thơ hay

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm – Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác và nhận định

1
Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Những thông tin giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về tiểu sử, phong cách sáng tác và các nhận định về tác giả bài thơ Đất Nước nổi tiếng. Được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Dưới đây là một số thông tin tiểu sử Nguyễn Khoa Điềm:

  • Tên đầy đủ: Nguyễn Khoa Điềm.
  • Ngày sinh: 15/4/1943.
  • Quê quán: Thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa ĐiềmGiới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Lúc nhỏ, Nguyễn Khoa Điềm theo học tại quê, Tới năm 1955, ông chuyển ra miền Bắc và học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông chính thức tốt nghiệp khoa Văn của ĐH Sư phạm Hà Nội.

Ngay khi tốt nghiệp, Nguyễn Khoa Điềm về Nam và hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế. Ông xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo và làm thơ đến năm 1975.

Từ năm 1975, Nguyễn Khoa Điềm là hội viên của hội nhà văn 1975. Ông hoạt động trong hội tới năm 1994 thì chuyển ra Hà Nội làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

Năm 1995, Nguyễn Khoa Điềm được bầu làm Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn Việt Nam khóa V.

Năm 1996, ông trở thành Đại biểu Quốc hội khóa X và là Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin.

Tới năm 2001, Nguyễn Khoa Điềm trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương, Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung Ương.

Sau đại hội Đảng lần thứ X, Nguyễn Khoa Điềm về Huế, tiếp tục làm thơ.

Sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Sự nghiệp là một phần quan trọng không thể bỏ qua khi giới thiệu Nguyễn Khoa Điềm. Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ với rất nhiều tác phẩm hay nói về tình yêu quê hương đất nước và tinh thần chiến đất của người chiến sĩ Việt Nam. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm rất đặc biệt. Ông từng hoạt động cách mạng, viết báo và làm thơ khi còn trẻ và là một trong những thành viên chủ chốt của hội nhà văn 1975.

Tiểu sử Nguyễn Khoa ĐiềmTiểu sử Nguyễn Khoa ĐiềmSự nghiệp sáng tác

Nguyễn Khoa Điềm không chỉ được biết đến như một tác giả mà còn là nhà hoạt động chính trị tiêu biểu. Ông nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng như Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương, Trưởng ban Tư tưởng văn hóa trung ương.

Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm

Một số tập thơ tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm gồm:

  • Đất ngoại ô: Thơ, 1973
  • Cửa thép: Ký, 1972
  • Mặt đường khát vọng: Trường ca, 1974
  • Ngôi nhà có ngọn lửa ấm: Thơ, 1986
  • Thơ Nguyễn Khoa Điềm: Thơ, 1990

Trong đó bao gồm các tác phẩm nổi bật như:

  • Đất nước.
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
  • Mẹ và quả.
  • Đồng dao mùa xuân.
  • Lời chào.
  • Có một ngày.
  • Thời đại Hồ Chí Minh.
  • Viết cho lần cuối.
  • Sống.
  • Thấy người trở lại.
  • Những câu hỏi đầu năm.
  • Tuổi trẻ không yên.
  • Anh đợi.
  • Bạn thơ.
  • Ánh sáng.

Ngoài những bài thơ trên, bạn đừng quên theo dõi trọn bộ thơ Nguyễn Khoa Điềm được tổng hợp bởi The POET magazine.

Nhận định về Nguyễn Khoa Điềm

Có người đã nhận định Nguyễn Khoa Điềm và các tác phẩm của ông như sau: “Đọc qua thơ ông, dù ngàn năm còn tượng trăng trong gió mát”. Các tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu nói về tình yêu quê hương đất nước và những người chiến sĩ sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc. Dù thời gian trôi qua, những dòng thơ ấy vẫn giữ nguyên giá trị, trường tồn với thời gian. Bởi dù ở thời điểm nào thì giá trị cốt lõi là lòng yêu nước cũng không thể mai một đi.

Nhận định về Nguyễn Khoa ĐiềmNhận định về Nguyễn Khoa ĐiềmNhận định về Nguyễn Khoa Điềm

Chính Nguyễn Khoa Điềm đã từng nói: “Điều may mắn với tôi là được sống trong những năm thán hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn”. Chính bối cảnh cuộc sống lúc bấy giờ đã giúp ông trở thành người có trách nhiệm, cố ý thức gìn giữ non sống tổ quốc như hiện nay. Ông yêu lịch sử, yêu con người và yêu sự sống tươi đẹp.

Xem thêm: Nguyễn khoa điềm được mệnh danh là gì? Lý giải biệt danh của tác giả bài thơ Đất Nước.

FQA về tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Dưới đây là một số giải đáp thú vị liên quan đến nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà bạn không thể bỏ qua:

Nguyễn Khoa Điềm còn sống không?

Có. Hiện tại nhà thơ vẫn còn sống và tiếp tục sáng tác thơ tại Huế.

Nguyễn Khoa Điềm là ai?

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ, nhà hoạt động chính trị tiêu biểu tại Việt Nam. Ông trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và có rất nhiều tác phẩm thơ hay. Một trong số đó là Đất Nước.

Nguyễn Khoa Điềm sinh năm bao nhiêu?

Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15/4/1943.

Nguyễn Khoa Điềm mất năm bao nhiêu?

Hiện tại nhà thơ còn sống.

Lời kết

Các thông tin giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông. Trong suốt thời gian dài sáng tác, ông đã để lại rất nhiều tác phẩm thơ hay, ý nghĩa cho nền văn học Việt Nam. Là một người yêu nước, Nguyễn Khoa Điềm luôn truyền tải những thông điệp tích cực, tươi đẹp về tình yêu quê hương và nhiệm vụ gìn giữ non sông trong các tác phẩm của mình.

  • 99+ Những bài thơ thả thính tên Anh (Quỳnh Anh, Phương Anh, Ngọc Anh, Tuấn Anh, Hoàng Anh)
  • Những câu thả thính theo tên Vy, Vi hài hước, ngắn gọn và hiệu quả nhất
  • 50+ Thơ về tháng 4 hay, tình cảm lãng mạn đi vào lòng người
  • Tổng hợp thơ châm biếm thói đời sâu sắc nhất 
  • Tìm hiểu phong cách sáng tác của Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc
  • 0 ( 0 bình chọn )

    Nguyễn Tất Thành

    https://truongnguyentatthanh.edu.vn
    Nguyễn Tất Thành - Nơi chia sẻ kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa đến kỹ năng phát triển bản thân. Với các bài viết chất lượng, Nguyễn Tất Thành cung cấp nền tảng vững chắc cho người đọc muốn nâng cao hiểu biết và kỹ năng. Khám phá thông tin hữu ích và học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

    Ý kiến bạn đọc (0)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    Bài viết mới

    Xem thêm