Thơ hay

Giới thiệu nhà thơ Huy Cận: Tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp

1
Giới thiệu tác giả Huy Cận

Giới thiệu tác giả Huy Cận gồm tiểu, sự nghiệp sáng tác, biệt danh cùng nhiều thông tin thú vị khác sẽ giúp bạn hiểu rõ về nhà thơ hàng đầu trong phong trào Thơ Mới. Ông đã có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam, trong đó phải kể đến tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá và Tràng Giang.

Giới thiệu tác giả Huy Cận

Một số thông tin giới thiệu về tác giả Huy Cận:

  • Tên thật: Cù Huy Cận.
  • Bút danh: Huy Cận.
  • Ngày sinh: 31/5/1919 – 19/2/2005.
  • Quê quán: Làng Ân Phú, huyện Hương Sơn nay thuộc xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Xuất thân: Ông sinh ra trong gia đình nho nghèo gốc nông dân.

Giới thiệu tác giả Huy CậnGiới thiệu tác giả Huy Cận

Tiểu sử Huy Cận có những thông tin quan trọng sau:

  • Khi còn nhỏ ông học ở quê rồi vào Huế học hết trung học.
  • Tới năm 1939, Huy Cận ra Hà Nội học Cao đẳng Canh nông.
  • Từ năm 1942 ông bắt đầu tích cực hoạt động trong mặt trận Việt Minh và được bầu vào ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc.
  • Từ sau cách mạng tháng tám 1945, Huy Cận giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng. Sau này, ông làm Thứ trưởng Bộ Văn Hóa, Bộ trưởng đặc trách Văn Hóa thông tin thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam.
  • Từ năm 1984, Huy Cận là chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông còn là đại biểu quốc hội khóa I, II và VII.
  • Về đời tư, Huy Cận có 2 người vợ, người vợ đầu của ông là em gái của nhà thơ Xuân Diệu. Người vợ thứ hai là bà Trần Lệ Thu, cán bộ giảng dạy Nga văn tại Hà Nội. Huy Cận và Xuân Diệu là hai nhà thơ tri kỉ, Xuân Diệu đã sống cùng Huy Cận đến hết cuộc đời tại số nhà 24 đường Cột Cờ (Điện Biên Phủ), Hà Nội.

Sự nghiệp sáng tác của Huy Cận

Huy cận là nhà thơ lớn, đại diện xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não. Trước cách mạng tháng 8, ông chủ yếu sáng tác các bài thơ mang nét buồn thương. Từ sau cách mạng tháng 8, phong cách sáng tác của Huy Cận mới mẻ, tràn đầy sức sống.

Huy CậnHuy CậnHuy Cận đạt nhiều danh hiệu, giải thưởng cao quý

Khi tìm hiểu các thông tin giới thiệu về Huy Cận bạn sẽ phải bất ngờ với số danh hiệu, giải thưởng mà nhà thơ có trong suốt sự nghiệp sáng tác. Theo đó, Huy cận từng nhận:

  • Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật năm 1996.
  • Được bầu là viện sĩ Việt Hàn lâm Thơ thế giới năm 2001.
  • Được truy tặng Huân chương Sao Vàng năm 2005.

Những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Huy Cận

Trước cách mạng tháng 8, Huy Cận đã sáng tác một số tập thơ, truyện nổi tiếng như:

  • Lửa thiêng – 1940.
  • Kinh cầu tư – 1942.
  • Vũ trụ ca – từ 1940 đến 1942.

Sự nghiệp sáng tác của Huy CậnSự nghiệp sáng tác của Huy CậnTập thơ Lửa Thiêng

Sau cách mạng tháng 8, thơ ông có nhiều thay đổi với các tác phẩm tiêu biểu gồm:

  • Trời mỗi ngày lại sáng – 1958.
  • Đất nở hoa – 1960.
  • Những năm sáu mươi – 1968.
  • Chiến trường gần đến chiến trường xa – 1973.
  • Những người mẹ, những người vợ – 1974.
  • Ngày hằng sống ngày hằng thơ – 1975.

Để hiểu rõ hơn, bạn hãy theo dõi tuyển tập các tác phẩm của Huy Cận từ trước đến sau cách mạng tháng tám.

Huy Cận được mệnh danh là gì trong phong trào Thơ Mới?

Biệt danh của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là Kiện tướng. Ông và Xuân Diệu được xem như cặp bài trùng sáng giá nhất thời ấy. Thơ Huy Cận khẳng định dấu ấn riêng với tiếng thơ sâu sắc, trầm lắng, chất chứa nhiều niềm bâng khuâng, vui buồn của hồn thơ đa cảm.

Trong thi đàn văn học Việt, Huy Cận được mệnh danh là Nhà thơ đa tài. Ông làm thơ từ năm 14 tuổi nhưng đến năm 16 tuổi đã có thơ được đăng báo và khi chỉ 20 tuổi, Huy Cận đã ra mắt tập thơ đầu tay với nhan đề Lửa Thiêng.

Tóm tắt về tác giả Huy Cận

Huy Cận, tên đầy đủ là Cù Huy Cận, sinh năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nhà nho nghèo.

Ông bắt đầu học tập ở quê nhà khi còn nhỏ, sau đó vào Huế để học trung học và đậu tú tài Pháp. Sau đó, ông ra Hà Nội học tại Trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học tập tại đây, ông sống tại phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia vào phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, tham dự Quốc dân đại hội tại Tân Trào vào tháng 8 năm 1945 và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức là Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó). Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Sau Cách mạng tháng 8, ông giữ nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền cách mạng. Ông trở thành Thứ trưởng Bộ Văn hóa và sau đó là Bộ trưởng đặc trách văn hóa thông tin thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách công tác văn hóa và văn nghệ.

Từ năm 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông cũng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII. Tháng 6 năm 2001, ông được bầu làm Viện trưởng Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Huy Cận qua đời vào ngày 16 tháng 2 năm 2006 tại Hà Nội.

Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm: “Bài thơ cuộc đời”, “Những năm sáu mươi”, “Lửa hồng muối mặn”, “Đất nở hoa”, “Một cuộc cách mạng trong thi ca”, “Suy nghĩ về nghệ thuật”, “Hạt lại gieo”, “Ngôi nhà giữa nắng”, “Cô gái mèo”,…

Nhận định về Huy Cận

Huy Cận là người đam mê thi ca từ nhỏ, ông say mê cuộc sống và sự sáng tạo bất tận. Nét riêng của ông không chỉ đến từ hoàn cảnh sống mà còn là từ chính tâm hồn nhạy cảm.

Nhân định về Huy CậnNhân định về Huy CậnXuân Diệu có những nhận định về Huy Cận

Dưới đây là những nhận xét về Huy Cận của các nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng giúp bạn có thêm góc nhìn đa chiều về ông:

  • Xuân Diệu: Huy cận rất nhạy cảm với những vùng hoang vắng trong tâm hồn. Đây là tố chất cần để hình thành hồn thơ của một thi sĩ.
  • Hoài Thanh: Huy Cận lượm lặt chút buồn để rồi tạo nên những vần thơ ảo não, u sầu. Người đời sẽ phải ngạc nhiên vì chỉ với ít cát bụi tầm thường mà người vẫn có thể đúc thành bao châu ngọc. Dù dấu chân Huy Cận đã tan trên đường thì dấu tích mà ông để lại trong thơ văn không bao giờ tan được.
  • Lê Đình Kỵ: Hồn thơ Huy Cận có cái màu riêng là sự cô độc, đơn chiếc, cho đến chăn chiếu cũ mục cũng nở màu vĩnh viễn.
  • Bùi Giáng: Tình yêu và lữ thứ, lữ thứ và không gian, đó là những gì quyết định nguồn thơ Lửa thiêng.
  • Hà Minh Đức: Vẫn có một mạch tình cảm trong trẻo, thiết tha gắn bó ân cầu với cuộc sống và nói như cách nói của tác giả sau này, đó là tâm trạng yêu đời nên đau đời.

FQA về nhà văn Huy Cận

Để trả lời câu hỏi Huy Cận là ai bạn đừng quên theo dõi thêm các giải đáp thú vị có liên quan đến nhà thơ như sau:

Huy Cận quê ở đâu?

Huy Cận quê ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, nay là xã Ân Phú huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh.

Huy Cận tên thật là gì?

Tên thật của Huy Cận là Cù Huy Cận.

Huy Cận thường viết về đề tài gì?

Huy Cận thường viết về lòng tha thiết gắn bó với quê hương, đất nước và khao khát được ông hiến tuổi trẻ, tài năng của mình. Chủ đề chính trong thơ ông là mưa với các tác phẩm tiêu biểu gồm “Mưa xưa” buồn hiu hắt thê lương, “Mưa nay” gieo rắc sự sống tươi mát.

Huy Cận sinh năm bao nhiêu?

Huy Cận sinh ngày 31/5/1919.

Huy Cận mất năm bao nhiều?

Huy Cận mất ngày 19/2/2005.

Lời kết

Giới thiệu tác giả Huy Cận không chỉ mang đến những thông tin cơ bản như họ tên, quê quán, ngày tháng năm sinh mà còn giúp bạn hiểu hơn về hoàn cảnh sáng tác của ông. Huy Cận có rất nhiều tác phẩm thơ hay, xuất sắc, truyền cảm hứng cho đời mà bạn không thể bỏ qua.

 

  • 99+ Bài thơ tán Thảo 2 câu hài hước, thả thính Thảo Nguyên, Phương Thảo
  • Trọn bộ thơ về hoa Cúc: Những bài thơ trữ tình gây thương nhớ
  • 25+ Bài thơ Lưu Trọng Lư làm siêu lòng người đọc
  • Tuyển tập những bài thơ mùa hè hay, mùa hạ buồn, lãng mạn nhất
  • 99+ Những bài thơ thả thính tên Anh (Quỳnh Anh, Phương Anh, Ngọc Anh, Tuấn Anh, Hoàng Anh)
  • 0 ( 0 bình chọn )

    Nguyễn Tất Thành

    https://truongnguyentatthanh.edu.vn
    Nguyễn Tất Thành - Nơi chia sẻ kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa đến kỹ năng phát triển bản thân. Với các bài viết chất lượng, Nguyễn Tất Thành cung cấp nền tảng vững chắc cho người đọc muốn nâng cao hiểu biết và kỹ năng. Khám phá thông tin hữu ích và học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

    Ý kiến bạn đọc (0)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    Bài viết mới

    Xem thêm