- Phần I: Khởi động
- Phần II: Đọc bài thơ đồng hồ báo thức
- Phần III: Tìm hiểu nội dung bài thơ đồng hồ báo thức lớp 2 trang 86, 87, 88
- Bài 1: Trả lời câu hỏi bài đồng hồ báo thức
- Bài 2: Viết
- Câu 3: Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi
- Câu 4: Dựa vào bài tập 3, em hãy trả lời các yêu cầu sau:
- Câu 5: Nói và nghe
- Câu 6: Em hãy giới thiệu về đồ vật quen thuộc
- Phần IV: Vận dụng từ bài học đồng hồ báo thức tiếng Việt lớp 2
Soạn bài và giải bài 2: Đồng hồ báo thức lớp 2 sách Chân trời sáng tạo chi tiết nhất sẽ giúp các em hiểu và hoàn thành các bài tập dễ dàng.
- 100+ mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cho trẻ 7 tuổi thông dụng nhất
- Tiếng Việt lớp 5 từ đồng âm là gì? Phân loại & tác dụng
- Hướng dẫn học & giải bài tập câu bị động với động từ khuyết thiếu dễ hiểu nhất
- Phương pháp Effortless English: Cách học tiếng Anh tự nhiên và hiệu quả!
- TOP 10 Ứng dụng học tiếng anh qua video hiệu quả nhất năm 2024
Phần I: Khởi động
Yêu cầu: Giới thiệu một đồ vật trong nhà theo gợi ý: tên, công dụng?
Bạn đang xem: Giải bài tập tiếng Việt: Đồng hồ báo thức lớp 2 Chân trời sáng tạo cho bé
Gợi ý trả lời:
Tên
|
Công dụng
|
Đồng hồ
|
Giúp mọi người xem giờ
|
Điều hòa
|
Giúp làm mát hoặc ấm không gian ở
|
Giường
|
Dùng để nằm ngủ, nghỉ
|
Chổi
|
Dùng để quét nhà, quét sân
|
Cốc
|
Dùng để uống nước
|
Phần II: Đọc bài thơ đồng hồ báo thức
Qua phần khởi động vừa rồi, các em có biết bài học hôm nay của chúng ta cũng liên quan đến một đồ vật trong nhà không? Đó chính là bài tả cái đồng hồ báo thức đấy. Các em hãy đọc bài đồng hồ báo thức nhiều lần để nắm rõ nội dung và trả lời các câu hỏi trong những phần tiếp theo nhé.
ĐỒNG HỒ BÁO THỨC
Tôi là một chiếc đồng hồ báo thức. Họ hàng tôi có nhiều kiểu dáng. Tôi thì có hình tròn. Trong thân tôi có bốn chiếc kim. Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ. Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút. Kim giây màu vàng, hối hả cho kịp từng giây lướt qua. Chiếc kim còn lại là kim hẹn giờ. Cái nút tròn bên thân tôi có thể xoay được để điều chỉnh giờ báo thức.
Gương mặt cũng chính là thân tôi. Người ta thường chú ý những con số có khoảng cách đều nhau ở trên đó. Thân tôi được bảo vệ bằng một tấm kính trong suốt, nhìn rõ từng chiếc kim đang chạy.
Mỗi khi tôi reo lên, bạn nhớ thức dậy nhé!
Võ Thị Xuân Hà
|
Lưu ý khi đọc bài đồng hồ báo thức tiếng việt lớp 2, các em hãy chú ý ngắt nghỉ đúng nhịp dấu chấm, dấu phẩy. Ba mẹ có thể đọc mẫu và hướng dẫn con cách thể hiện giọng đọc diễn cảm để thể hiện bài học hay và sinh động hơn.
Xem thêm:
Phần III: Tìm hiểu nội dung bài thơ đồng hồ báo thức lớp 2 trang 86, 87, 88
Sau khi đọc bài đồng hồ báo thức lớp 2, các em hãy làm rõ nội dung, ý nghĩa bài học bằng cách làm bài tập ở trang 86, 87, 88 SGK tiếng Việt Chân trời sáng tạo.
Bài 1: Trả lời câu hỏi bài đồng hồ báo thức
Câu 1: Bài đọc giới thiệu về loại đồng hồ nào?
Phương pháp giải: Em hãy đọc lại bài đồng hồ báo thức lớp 2 và quan sát hình ảnh bên trên rồi đoán xem đâu là chiếc đồng hồ báo thức để tìm câu trả lời.
Câu trả lời: Bài đọc giới thiệu về loại đồng hồ báo thức có hình tròn.
Câu 2: Kể tên các loại kim của đồng hồ báo thức.
Phương pháp giải: Em hãy đọc kỹ lại đoạn văn đầu tiên của bài tả cái đồng hồ báo thức lớp 2, đồng thời quan sát hình ảnh chiếc đồng hồ báo thức vừa tìm ra ở hình trên.
Câu trả lời: Các loại kim của đồng hồ báo thức là:
-
Kim giờ màu đỏ
-
Kim phút màu xanh
-
Kim giây màu vàng
-
Kim hẹn giờ
Câu 3: Đồng hồ báo thức giúp bạn nhỏ điều gì?
Phương pháp giải: Sau khi đọc xong bài đồng hồ báo thức tiếng việt lớp 2, các em hãy tự suy nghĩ và trả lời theo ý mình.
Gợi ý trả lời: Đồng hồ báo thức giúp bạn nhỏ xem giờ và thức dậy đi học đúng giờ.
Câu 4: Nếu có đồng hồ báo thức, em sẽ sử dụng thế nào?
Phương pháp giải: Em hãy tự liên hệ bản thân, suy nghĩ và trả lời.
Gợi ý trả lời: Nếu có đồng hồ báo thức, em sẽ hẹn giờ để thức dậy sớm và đi học đúng giờ.
Bài 2: Viết
-
Nghe – viết: Đồng hồ báo thức (Từ đầu đến nhịp phút)
Hướng dẫn trả lời:
Các em hãy viết chính tả bài đồng hồ báo thức lớp 2 từ đầu đến nhịp phút vào trong vở viết của mình để rèn luyện chữ đẹp.
Tôi là một chiếc đồng hồ báo thức. Họ hàng tôi có nhiều kiểu dáng. Tôi thì có hình tròn. Trong thân tôi có bốn chiếc kim. Kim giờ màu đỏ, chạy chậm rãi theo từng giờ. Kim phút màu xanh, chạy nhanh theo nhịp phút.
|
-
Tìm tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc k phù hợp với dấu ba chấm (…)
Hướng dẫn trả lời: Tiếng bắt đầu bằng chữ c hoặc k phù hợp với dấu ba chấm tương ứng là: kẻ khung, cắt giấy, kí tên.
-
Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với dấu ba chấm (…)
(bảy, bẩy)
|
đòn …
|
thứ …
|
(bày, bầy)
|
… chim
|
trưng …
|
(cày, cầy)
|
máy …
|
… hương
|
(bậc, bật)
|
… cửa
|
nổi …
|
(bấc, bất)
|
gió …
|
… ngờ
|
(nhấc, nhất)
|
hạng …
|
… chân
|
Câu trả lời:
(bảy, bẩy)
|
đòn bẩy
|
thứ bảy
|
(bày, bầy)
|
bầy chim
|
trưng bày
|
(cày, cầy)
|
máy cày
|
cầy hương
|
(bậc, bật)
|
bậc cửa
|
nổi bật
|
(bấc, bất)
|
gió bấc
|
bất ngờ
|
(nhấc, nhất)
|
hạng nhất
|
nhấc chân
|
Câu 3: Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi
Nhìn vào bức tranh dưới đây, em hãy tìm từ ngữ gọi tên các đồ vật giấu trong tranh và xếp vào 2 nhóm phù hợp
-
Đồ dùng gia đình
-
Đồ chơi.
Hướng dẫn trả lời: Các đồ vật được giấu trong tranh là:
-
Đồ dùng gia đình (các đồ vật được khoanh bằng màu đỏ): tivi, lọ hoa, xoong nồi, cốc nước, đồng hồ.
-
Đồ chơi (các đồ vật được khoanh bằng màu xanh): ô tô, búp bê, quả bóng, robot.
Câu 4: Dựa vào bài tập 3, em hãy trả lời các yêu cầu sau:
-
Đặt và trả lời câu hỏi về 1 – 2 đồ vật ở bài tập 3.
-
Viết 1 – 2 câu có sử dụng dấu chấm hỏi.
Hướng dẫn trả lời:
-
Đặt câu hỏi và trả lời về 1-2 đồ vật ở bài 3.
-
Hỏi: Ti vi dùng để làm gì?
-
Trả lời: Ti vì dùng để xem các chương trình truyền hình, giải trí.
-
Hỏi: Cốc dùng để làm gì?
-
Trả lời: Cốc dùng để uống nước.
-
Đặt câu có sử dụng dấu chấm hỏi là:
-
Bạn có biết xem đồng hồ không?
-
Bạn có biết bật ti vi không?
-
Bạn có biết bơi không?
-
Mẹ bạn làm nghề gì?
-
Khi nào bạn về quê thăm ông bà?
Câu 5: Nói và nghe
-
Nếu là cô bé trong câu chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn, em sẽ nói gì khi gặp lại chú chó?
-
Em xin nuôi một chú chó nhỏ nhưng bố mẹ từ chối. Cùng bạn đóng vai nói và đáp lời phù hợp với tình huống.
Gợi ý trả lời:
-
Nếu là cô bé trong câu chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn, khi gặp lại chú chó em sẽ nói lời xin lỗi chú chó vì mình đã làm chú chó thất vọng mà bỏ đi và hứa không bao giờ làm như vậy nữa.
-
Đóng vai đối thoại:
Em: Bố mẹ ơi, con muốn nuôi một chú chó nhỏ. Bố mẹ cho phép con nhé?
Bố: Chưa được đâu con ơi. Lông chó rụng ra nhà sẽ rất bẩn và hôi. Và nếu con cứ để đồ đạc bừa bộn như thế này thì nhà mình sẽ rất chật chội và có mùi khó chịu.
Em: Dạ, con hiểu rồi ạ. Con sẽ giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng.
Câu 6: Em hãy giới thiệu về đồ vật quen thuộc
a. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Chiếc đồng hồ đeo tay của em có màu vàng dây đeo màu xanh. Mặt đồng hồ trong suốt có kim chỉ giờ phút giây. Cái nút vặn nhỏ xinh để chỉnh giờ. Nhờ có đồng hồ em luôn đi học đúng giờ.
-
Đoạn văn giới thiệu đồ vật gì?
-
Bạn nhỏ giới thiệu những bộ phận nào của đồ vật đó?
-
Đồ vật đó có ích gì đối với bạn nhỏ?
Gợi ý trả lời:
-
Đoạn văn giới thiệu về chiếc đồng hồ đeo tay.
-
Bạn nhỏ giới thiệu những bộ phận của đồ vật đó là: dây đeo, mặt đồng hồ, kim đồng hồ, nút vặn.
-
Đồ vật đó có ích đối với bạn nhỏ là giúp bạn nhỏ đi học đúng giờ.
b. Viết 3 đến 4 câu giới thiệu chiếc đèn bàn dựa vào hình vẽ và gợi ý:
-
Đó là đồ vật gì?
-
Đồ vật đó có những bộ phận nào?
-
Mỗi bộ phận có đặc điểm gì đồ vật đó giúp ích gì cho em?
Gợi ý trả lời:
Em có chiếc đèn học màu hồng rất xinh xắn. Đèn học gồm có 3 phần: phần chân đèn, phần thân đèn và bóng đèn. Ấn tượng nhất là phần chân đèn có in hình chú thỏ hồng trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Phần thân đèn có thể điều chỉnh cao thấp theo ý để phù hợp với tầm mắt của em. Bóng đèn tỏa ra ánh sáng màu vàng nhẹ rất dễ chịu. Xung quanh bóng còn có chụp đèn giúp ánh sáng không tỏa mạnh, giúp em không có cảm giác bị chói mắt mỗi khi ngồi học. Em rất yêu thích chiếc đèn bàn học đó và sẽ giữ gìn thật tốt để nó luôn đồng hành cùng em.
Phần IV: Vận dụng từ bài học đồng hồ báo thức tiếng Việt lớp 2
Những câu hỏi của bài đồng hồ báo thức lớp 2 chắc hẳn đã giúp các em đã nắm rõ các bộ phận và lợi ích của đồ vật đó. Hãy dựa vào những kiến thức đã được học, em hãy trả lời các câu hỏi vận dụng dưới đây:
Câu 1: Đọc một truyện về đồ vật hoặc con vật.
-
Chia sẻ về truyện đã đọc.
-
Viết vào Phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Gợi ý trả lời:
-
Truyện Chú voi tốt bụng
CHÚ VOI TỐT BỤNG
Một buổi sáng mùa xuân, trăm hoa khoe sắc, gà con vui vẻ gọi vịt con ra vườn chơi. Gà con rủ vịt con bắt sâu bọ, côn trùng có hại cho cây cối. Nhờ có mỏ nhọn nên gà con bắt sâu rất dễ dàng. Nhưng vịt con không có mỏ nhọn nên không thể nào bắt sâu được. Thấy thế gà con vội chạy tới giúp vịt.
Bỗng một chú voi con xuất hiện, chú dùng vòi khều con sâu đưa cho vịt con. Vịt và gà con cùng cảm ơn chú voi. Vịt và gà con lại rủ nhau ra ao chơi. Chân vịt con có màng nên vịt bơi lội rất giỏi, còn gà con vô ý nên bị ngã xuống ao, vì không biết bơi nên gà con bị ướt sũng nước, lạnh đến phát run. May quá, chú voi lại đi tới. Chú cứu gà con lên, chú còn đùa nghịch dùng vòi phun đầy nước vào gà con và vịt con. Gà và vịt cười vang bỏ chạy, còn lũ ruồi đậu trên lưng chú voi cũng phải hốt hoảng bay đi. Sau đó voi dùng kèn thổi acmonica. Chú thổi hay đến nổi gà con và vịt non đang chơi vui cũng phải chạy đến, những chú chim trên cành cây cũng ngừng hót để lắng nghe những âm thanh tuyệt vời mà voi thổi.
Gà và vịt con rất yêu chú voi tốt bụng. Chúng thích vui đùa và nhảy vào nằm trong lòng chú voi. Chúng cảm thấy ấm áp và hết sức an toàn.
|
Viết vào Phiếu đọc sách:
-
Tên truyện: “Chú voi tốt bụng”
-
Con vật: Voi, Gà, Vịt, Chim.
-
Hoạt động:
-
Gà và vịt ra vườn bắt sâu bọ.
-
Voi dùng vòi khều con sâu đưa cho vịt con.
-
Vịt xuống ao bơi. Gà xuống ao bị ướt sũng nước.
-
Voi cứu gà con lên, dùng vòi phun nước vào gà và vịt con để đùa nghịch.
-
Ruồi đậu trên lưng voi hoảng hốt bay đi.
-
Voi thổi kèn acmonica.
-
Chim, gà, vịt lắng nghe voi thổi kèn.
-
Đặc điểm: Voi tốt bụng.
-
Bài học: Trong cuộc sống, chúng ta cần luôn biết thể hiện lòng tốt, giúp đỡ người khác.
Câu 2: Chia sẻ cách em giữ gìn đồ vật trong nhà.
Em giữ gìn đồ vật trong nhà bằng cách:
-
Sử dụng nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh va chạm các đồ vật.
-
Sau khi sử dụng xong sẽ lau sạch đồ đạc rồi cất gọn gàng.
Như vậy, phần soạn bài chi tiết này đã giúp các em hoàn thành nhanh chóng các bài tập đồng hồ báo thức lớp 2 trong SGK. Thông qua đó, Nguyễn Tất Thành chúc các em sẽ học tập tốt hơn môn tiếng Việt.
Nếu còn bài tập nào chưa hiểu, ba mẹ cùng các bé đừng quên Nguyễn Tất Thành luôn sẵn sàng đồng hành trong suốt hành trình chinh phục tri thức nhé. Ba mẹ hãy nhấn nút “Nhận cập nhật” phía trên để không bỏ lỡ bài học bổ ích nào.
Đồng thời, ba mẹ có thể tham khảo lựa chọn ứng dụng dạy Toán – Tiếng Việt – Tiếng Anh tại nhà cho bé. Đây là giải pháp thời 4.0 giúp con học tốt hơn vô cùng hiệu quả đã được rất nhiều ba mẹ lựa chọn. Truy cập ngay link bên dưới để tìm hiểu thêm về các sản phẩm Nguyễn Tất Thành ba mẹ nhé!
Trọn bộ ứng dụng học tập Nguyễn Tất Thành – Giúp con phát triển toàn diện tư duy và ngôn ngữ. Ba mẹ hãy nhanh tay tìm hiểu và đăng ký gói học để nhận được nhiều ưu đãi.
|
Xem thêm:
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)