- 1. Nhìn nhận về thực trạng về vấn đề xâm hại trẻ
- 1.1. Thực trạng
- 1.2. Nguyên nhân tình trạng xâm hại trẻ có xu hướng gia tăng
- 1.3. Hậu quả
- 2. Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay chống xâm hại
- 2.1. Ngón cái
- 2.2. Ngón trỏ
- 2.3. Ngón giữa
- 2.4. Ngón áp út
- 2.5. Ngón út
- 3. Làm thế nào để giúp bé ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay hiệu quả
- 4. Một số câu hỏi thường gặp
- 4.1. Tại sao nói quy tắc 5 ngón tay quan trọng với trẻ?
- 4.2. Quy tắc đồ lót là gì?
- 4.3. Quy tắc 5 ngón tay 4 vòng tròn
- Khám phá giờ học kỹ năng sống tại trường truonglehongphong.edu.vn
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương vì còn non nớt và ít kiến thức xã hội. Xã hội ngày nay, không những người lớn mà trẻ em cũng là nạn nhân của nhiều vụ xâm hại. Điều này đã khiến trẻ rơi vào bế tắc với những tổn thương tâm lý trong cả một quá trình dài. Một trong những bài học bố mẹ có thể giúp con bảo vệ mình đó là quy tắc 5 ngón tay cho trẻ mầm non.
- Project based learning – Phương pháp giáo dục hiện đại, nổi bật
- Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ
- Hướng dẫn cách nạp thẻ Free Fire chỉ với một vài thao tác đơn giản mà bạn nên biết
- Cẩm Nang Tự Dạy Con Theo Phương Pháp Montessori 2024
- 10+ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 10 tháng giàu dinh dưỡng
Vậy làm thế nào để giúp trẻ thành thục và vận dụng quy tắc này trong những tình huống cần thiết? Hãy cùng tìm hiểu về quy tắc này cùng trường mầm non quốc tế truonglehongphong.edu.vn nhé
Bạn đang xem: Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay phòng chống xâm hại
1. Nhìn nhận về thực trạng về vấn đề xâm hại trẻ
Điều nhiều người không ngờ đến là thực trạng xâm hại trẻ đã và đang trở thành vấn đề của xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tình trạng này gia tăng dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc?
1.1. Thực trạng
Quy tắc 5 ngón tay chống xâm hại
Một điều đáng buồn không thể không kể đến hiện nay là tình trạng trẻ em trở thành một trong những đối tượng bị xâm hại tình dục. Điều lo ngại hơn nữa là tình trạng này có chiều hướng gia tăng.
Trong khi đó một số trẻ chưa được ba mẹ, thầy cô giúp đỡ để bảo vệ chính mình nên khi xảy ra vấn đề đã khiến tâm lý của trẻ bất ổn. Không những vậy, trẻ còn gặp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hiện tại và cả tương lai sau này.
Thực tế vấn đề xâm hại trẻ ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn. Mọi trẻ em trong cộng đồng đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục dù trẻ ở lứa tuổi nào hay đang sống trong gia đình nghèo hay khá giả.
>> Xem thêm: Dạy trẻ kĩ năng sống tự lập với phương pháp Montessori
1.2. Nguyên nhân tình trạng xâm hại trẻ có xu hướng gia tăng
Taị sao thực trạng xâm hại trẻ có xu hướng gia tăng trong xã hội? Trên thực tế, thực trạng xâm hại trẻ mầm non có xu hướng gia tăng vì nhiều nguyên nhân có thể kể đến như:
- Về phía gia đình còn thiếu quan tâm và thờ ơ đến vấn đề trang bị các kiến thức phòng chống xâm hại cho con em mình.
- Các cấp, ngành chưa thực sự quan tâm và coi trọng đúng mức
- Việc thanh tra kiểm tra xử lý của ngành chức năng chưa thực sự sát sao và chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe.
- Các yếu tố tiêu cực từ trong cuộc sống, xã hội, phim ảnh, internet,…
1.3. Hậu quả
Tình trạng bị xâm hại ở trẻ có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, trẻ bị xâm hại thường sẽ cảm thấy sợ hãi, xấu xa và thất bại… nguy hại hơn trẻ có thể trở thành tự kỷ. Đặc biệt, nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì sau khi xâm hại, trẻ rất dễ bị ám ảnh trong một thời gian dài và có thể trở thành người xâm hại người khác.
Có một vấn đề đáng ngại đó là không phải lúc nào trẻ bị xâm hại cũng thể hiện ra bên ngoài, những tổn thương tâm lý mà đôi khi sang chấn tâm ký sau nhiều năm sau đó. Nếu trẻ không được hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời thì rất dễ bị trầm cảm, tự kỷ, hoặc có thể trở thành người xấu khi chúng lớn lên
>> Xem thêm: Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân
2. Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay chống xâm hại
Dạy trẻ tự bảo vệ và chống xâm hại dường như là vấn đề nhạy cảm và khó với nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên đây là điều chúng ta cần thẳng thắn đối mặt và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Việc ba mẹ, thầy cô dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay để chống xâm hại là cách tiếp cận tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay.
Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay chống xâm hại
2.1. Ngón cái
Người lớn cần giúp trẻ nhớ rằng ngón tay cái là ngón gần nhất sẽ tượng trưng cho những người thân thiết trong gia đình, bao gồm ông, bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Đây là những người có thể tắm, ngủ chung, làm vệ sinh cho trẻ cho đến khi trẻ có thể tự mình làm mà không cần đến sự trợ giúp của gia đình.
2.2. Ngón trỏ
Ngón này thường tượng trưng cho những đối tượng đó là thầy cô, bạn bè mà trẻ gặp hàng ngày trên trường, người thân họ hàng. Đây là những người chỉ có thể nắm tay, khoác vai và chơi đùa cùng trẻ.
Với những người thuộc nhóm này chỉ dừng lại ở những hành động trên đây. Trẻ cần nhớ họ không được có hành động nào liên quan như hôn, chạm và vùng nhạy cảm. Nếu gặp phải tình trạng này, trẻ phải hét thật to và gọi cho bố mẹ.
2.3. Ngón giữa
Xem thêm : Cẩm nang 5 bước chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo
Đây là ngón gồm hàng xóm, bạn bè của bố mẹ là nhóm người quen biết nhưng ít gặp. Những người này chỉ có thể dừng lại ở cử chỉ như bắt tay, cười, chào hỏi. Mọi cử chỉ gần gũi khác cần bị phản đối, lên án.
2.4. Ngón áp út
Đây là nhóm người quen gia đình nhưng là những người lần đầu gặp và chỉ dừng lại ở mức độ chào hỏi và vẫy tay. Trẻ tuyệt đối không được phép có cử chỉ thân mật hơn với những người này.
2.5. Ngón út
Đây là ngón xa nhất có nghĩa là nhóm người xa lạ mà trẻ không hề biết trước đó. Nếu họ có những hành động như chạm, hôn,…khiến trẻ lo sợ thì cần phải bỏ chạy và hét thật to để mọi người xung quanh biết được.
Quy tắc 5 ngón tay ba mẹ nên cho con biết (nguồn: internet)
3. Làm thế nào để giúp bé ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay hiệu quả
Trước tiên cha mẹ, thầy cô cần dạy trẻ nhận biết về các mỗi quan hệ xung quanh trong cuộc sống. Khi trẻ đã có nhận thức về những mối quan hệ này, chúng ta có thể giới thiệu cho trẻ quy tắc 5 ngón tay và vòng tròn giao tiếp.
Để trẻ có thể ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay này, ba mẹ có thể chơi cùng con một số những trò chơi. Các trò chơi như hỏi đáp khi trò chuyện về vòng tròn giao tiếp, trò chơi thế vai và giải quyết những vấn đề trong các tình huống cụ thể giúp con ghi nhớ nhanh hơn.
Ba mẹ lưu ý rằng hãy giải thích rõ cho trẻ về những nguyên tắc ứng xử với từng nhóm người của từng ngón tay. Ngoài ra cần lưu ý cho trẻ những trường hợp đặc biệt như khi cứu người, khi ở trong nơi công cộng, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trong một môi trường tập thể để trẻ có thể phân biệt.
4. Một số câu hỏi thường gặp
4.1. Tại sao nói quy tắc 5 ngón tay quan trọng với trẻ?
Trẻ em là đối tượng có thể bị xâm hại tình dục ở bất cứ đâu như trường học, công viên, sân chơi, thang máy hay ngay tại chính trong gia đình mình. Mọi trẻ em đều có nguy cơ xâm hại tình dục cao, dù trẻ có sống trong gia đình nghèo hay khá giả đều là nguy cơ của việc xâm hại.
Nạn nhân của tình trạng này sẽ không phân biệt độ tuổi nào và những đối tượng xâm hại tình dục trẻ là nam giới, những người có mối quan hệ quen biết như bạn bè, hàng xóm, họ hàng, láng giềng, hàng xóm,… Những kẻ dùng thủ đoạn để lợi dụng sự tin tưởng của gia đình và của trẻ để thực hiện hành vi xâm hại.
Đa phần, thủ phạm đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng cũng không ít những người đứng tuổi. Trong thời gian gần đây còn xuất hiện những trường hợp bị xâm hại bởi chính những người thân trong gia đình và đến khi sự việc phát giác khiến cho dư luận không khỏi phẫn nộ.
Trong khi nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh còn chưa hoàn thiện, quy tắc 5 ngón tay là cách đơn giản giúp trẻ nhanh chóng ghi nhớ được các mối quan hệ xung quanh mình. Đồng thời giúp các con có nhận thực rõ về những hành động được làm và không được làm với các nhóm đối tượng. Vậy nên quy tắc 5 ngón tay cho trẻ mầm non sẽ vô cùng cần thiết đối với trẻ.
4.2. Quy tắc đồ lót là gì?
Quy tắc đồ lót là gì? (nguồn: internet)
Ngoài quy tắc 5 ngón tay thì quy tắc đồ lót cũng là quy tắc người lớn nên dạy cho trẻ. Ba mẹ đừng ngại ngùng khi nhắc đến quy tắc đồ lót trước mặt con bởi vì quy tắc này khá nổi tiếng. Đây là chiến dịch tuyên truyền của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em của Anh giúp ba mẹ giáo dục con khi gặp những đối tượng xâm hại. 5 chữ cái đầu tiên của thông điệp chữ PANTS:
- P- Privates are Private ‘Riêng tư là riêng tư’ – Chữ cái này có nghĩa là không một ai có thể nhìn và chạm vào vùng kín của con, trừ bác sĩ, ý tá và bố mẹ. Những người đó sẽ giải thích cho con là họ cần chạm vào để làm gì và được sự đồng ý của con mới được thực hiện.
- A – Always remember your body belongs to you – Luôn nhớ rằng cơ thể con thuộc về con’ – Cơ thể là của trẻ nên không ai có quyền làm bất cứ điều gì với cơ thể của con và khiến con cảm thấy khó chịu. Nếu ai cố tình thì trẻ cần biết nói không.
- N – No means NO ‘không là không – Trẻ cần biết rằng mình có quyền nói không khi ai đó động chạm mà trẻ không thích kể cả những thành viên trong gia đình.
- T – Talk about secrets that upset you – Nói về những điều bí mật khiến trẻ buồn’ – Ba mẹ nên giải thích cho con những bí mật nào là tốt và bí mật nào là xấu. Có những kẻ khiến con sợ và không dám kể cho ai nghe. Những bí mật không tốt sẽ khiến trẻ cảm thấy buồn và lo lắng.
- S – Speak up, someone can help – Hãy lên tiếng’ Khi nào thì con cảm thấy buồn, lo lắng và sợ hãi con hãy lên tiếng với người mà con tin tưởng nhất và không nhất thiết là ba mẹ. Đừng bao giờ nghĩ rằng việc xảy ra là lỗi của mình và mọi người luôn ở bên con.
4.3. Quy tắc 5 ngón tay 4 vòng tròn
Bàn tay của trẻ có 5 ngón và được chia thành 5 vòng tròn giao tiếp, ba mẹ có thể dạy con xác định được người thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó trẻ có thể định hướng giao tiếp một cách phù hợp giúp trẻ có thể tránh bị lạm dụng hoặc bị xâm hại.
Quy tắc 5 ngón tay 4 vòng tròn
- Vòng 1: ôm hôn với những người ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em
- Vòng 2 là nắm tay, khoác tay dành cho bạn bè, thầy cô và họ hàng
- Vòng 3 là bắt tay đối với những người quen
- Vòng 4 là vẫy tay nếu đó là người lạ
Quy tắc này sẽ nêu được rõ những mức hành vi và mức quan hệ bào được làm đối với trẻ. Ba mẹ cần dạy con biết ứng xử lịch sự và có khoảng cách thông qua các vòng tròn màu sắc:
- Phần bên trong vòng tròn màu xanh ở chính giữa sẽ có ba mẹ đẻ – đây là những người sinh ra và chăm sóc, dạy dỗ trẻ nên được phép động vào một số bộ phận trên cơ thể trẻ.
- Giữa màu xanh và vàng là khu vực người nhà đó là ông bà, anh chị em có thể được cầm tay trẻ, hạn chế không động vào những khu vực khác
- Giữa vòng vàng và đỏ là những người quen mà trẻ chỉ nên bắt tay nếu họ yêu cầu còn đâu sẽ không cho họ động đến bất cứ một bộ phận nào khác trên cơ thể.
- Bên ngoài là vòng màu đỏ là người lạ, tuyệt đối trẻ không được đến quá gần
Để bớt đi sự lo lắng và giúp trẻ có thể an toàn khi ở ngoài tầm mắt của mình, ba mẹ nên dạy con cách bảo vệ bản thân theo quy tắc đơn giản trên.
Khám phá giờ học kỹ năng sống tại trường truonglehongphong.edu.vn
Xem thêm : 15+ CÁCH DẠY CON THÔNG MINH TỪ TẤM BÉ CHA MẸ NÀO CŨNG CẦN BIẾT
Để giúp cha mẹ hiểu rõ về phương pháp giảng dạy quy tắc 5 ngón tay cho con, mời phụ huynh khám phá giờ học kỹ năng sống tại trường mầm non truonglehongphong.edu.vn.
Trong giờ học Kỹ năng sống tuần này, các cô giáo truonglehongphong.edu.vn Thụy Khuê đã mang đến cho các con một bài học bổ ích và ý nghĩa mang tên “Quy tắc 5 ngón tay”.
“Với bài học này, chúng tôi giáo dục trẻ cách ứng xử phù hợp với từng nhóm đối tượng theo Quy tắc 5 ngón tay. Quy tắc này cực kỳ đơn giản và gần gũi với trẻ, có thể giúp các con tự phân biệt, biết cảnh giác và tránh xa các đối tượng nguy hiểm, biết trân trọng và bảo vệ cơ thể mình”
Khám phá quy tắc “5 ngón tay” tại truonglehongphong.edu.vn
Theo đó, Quy tắc 5 ngón tay vô cùng đơn giản và dễ thuộc với các bạn nhỏ:
– Ngón cái – gần mình nhất – tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột: Trẻ có thể ôm, hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ.
– Ngón trỏ – tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình: Trẻ có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa với những đối tượng này và chỉ dừng lại ở đó. Nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.
– Ngón giữa – người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ: Trẻ chỉ bắt tay, cười, chào hỏi.
– Ngón áp út – người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu: Trẻ chỉ vẫy tay chào.
– Ngón út – ngón tay xa bé nhất – thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an: Trẻ không tiếp xúc, bỏ chạy, hét to khi họ tiến lại gần.
Bằng việc sử dụng những giáo cụ trực quan, sinh động, lời nói tự nhiên, đơn giản, kết hợp bài hát… các cô giáo đã truyền tải thông tin theo cách chân thực, gần gũi nhất về Quy tắc 5 ngón tay tới từng bạn nhỏ. Các con cũng được hướng dẫn thực hành quy tắc này ngay tại lớp học.
Thông qua mỗi hoạt động học tập, vui chơi tại truonglehongphong.edu.vn, Nhà trường hy vọng các bạn nhỏ sẽ có thêm cơ hội trau dồi hiểu biết của bản thân và các kỹ năng sống.” – Cô Phạm Nhâm Tuất, Hiệu trưởng Trường Mầm non truonglehongphong.edu.vn chia sẻ.
Mời ba mẹ cùng xem lại những khoảnh khắc thú vị trong giờ học Kỹ năng sống của SMISers Thụy Khuê ngay dưới đây nhé!
Việc giáo dục con khi bị xâm hại cần được ba mẹ và nhà trường kết hợp giáo dục trẻ một cách toàn diện. Thông qua đó chúng ta không chỉ dạy con trở thành một đứa trẻ tự tin, độc lập mà còn phải dạy con những kỹ năng khác như kỹ năng nói không và kỹ năng nói ra ý kiến của mình.
Quy tắc 5 ngón tay cho trẻ mầm non là quy tắc có thể bảo vệ được con khỏi những tình huống xâm hại tình dục. Đây là quy tắc phù hợp mà ba mẹ có thể thường xuyên trò chuyện cùng với con mình để trẻ ghi nhớ một cách sâu sắc.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)