- Vì sao nên dạy con bơi tự lập?
- Nên dạy con bơi tự lập từ mấy tuổi?
- Hướng dẫn 7 bước dạy con bơi tự lập nhanh chóng
- Dạy con bơi tự lập từ việc cho làm quen với nước
- Hướng dẫn con biết đập chân dưới nước
- Tập kỹ năng thổi bong bóng
- Dạy con bơi tự lập qua tập đập cánh tay
- Hướng dẫn bơi cự ly ngắn
- Tập thở dưới nước
- Thao tác nhảy trên bờ xuống nước
- Những lưu ý quan trọng ba mẹ cần nhớ khi dạy con bơi tự lập
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước, chiếm tỉ lệ cao nhất khu vực Đông Nam Á và cao hơn 8 lần các nước phát triển. Chính vì thế, dạy con bơi tự lập là một trong những kỹ năng cần thiết ba mẹ nên trang bị cho con ngay từ khi còn nhỏ. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn ba mẹ 7 bước đơn giản và 5 lưu ý quan trọng để nuôi dưỡng trải nghiệm học bơi vui vẻ và an toàn.
- [A-Z] Kiến thức về phép nhân lớp 3 & các dạng toán thường gặp
- Màu sắc tiếng Anh: Trọn bộ từ vựng, mẫu câu giao tiếp và cách học hiệu quả
- Toán lớp 2 phép trừ có nhớ: Khái niệm, các dạng bài tập & bí quyết học hay
- Đàn ông tiếng Anh là gì? Cách phát âm và từ vựng liên quan đến đàn ông trong tiếng Anh
- Bộ đề thi thử Trạng Nguyên tiếng Việt lớp 3 cập nhất mới nhất
Vì sao nên dạy con bơi tự lập?
Bơi lội là một trong những kỹ năng cần thiết đối với bất cứ ai, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Việc ba mẹ dạy con bơi tự lập, nhất là dạy bơi cho các bé ngay từ nhỏ không chỉ giúp con rèn luyện thể lực, phát triển chiều cao mà còn giúp phát triển tư duy toàn diện, xây dựng các kỹ năng suốt đời. Sau đây là những lợi ích tuyệt vời mà con nhận được khi được ba mẹ rèn luyện kỹ năng bơi tự lập từ sớm cho con:
Bạn đang xem: Dạy con bơi tự lập: 7 bước đơn giản và 5 lưu ý quan trọng
-
Tránh rủi ro trong tương lai: Những bài học bơi bổ ích sẽ dạy con biết những kỹ năng sinh tồn cần thiết mà bất cứ ai đều cần để giữ an toàn cho bản thân khi ở dưới nước, tránh những rủi ro trong tương lai.
-
Học bơi giúp bé bảo vệ sự an toàn của chính mình: Khi không có người lớn bên cạnh hay ở gần các khu vực có nước, nếu con không biết bơi sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Vì thế, việc dạy con bơi tự lập sẽ khiến phụ huynh yên tâm rằng con có đủ khả năng để bảo vệ mình, tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
-
Giúp con yêu thích vận động: Bơi lội là một cơ hội lý tưởng mà ba mẹ có thể đưa các hoạt động lành mạnh vào thói quen của con. Mặc khác, khi ba mẹ dạy con bơi tự lập ngay từ nhỏ, điều này sẽ khuyến khích con yêu thích vận động, tự tin theo đuổi những điều mới, thậm chí khơi dậy niềm đam mê của con đối với các bộ môn như bơi lội chuyên nghiệp, chèo thuyền kayak, lặn biển…
-
Giúp con phát triển chiều cao: Bơi lội là môn thể thao đòi hỏi khả năng kết hợp vận đồng toàn diện và đầy đủ. Các động tác bơi yêu cầu người bơi phải vươn người về phía trước. Điều này đã được khoa học chứng minh có khả năng giúp sản sinh ra những hormone tăng trưởng, giúp con phát triển chiều cao một cách vượt trội nhất.
-
Nâng cao sức khỏe: Dạy con bơi tự lập là điều ba mẹ nên làm để giúp con khỏe mạnh và xây dựng một nền tảng quan trọng trong sự phát triển thể chất của chúng, bao gồm sức khỏe cơ và phổi, tính linh hoạt, sức bền và sức chịu đựng. Ngoài ra, để có thể bơi tốt, con cần kiên trì và nỗ lực luyện tập trong một thời gian dài. Điều này còn giúp con tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ béo phì, từ đó phòng tránh được một số bệnh thường gặp.
-
Con vui vẻ: Ngoài sự phát triển thể chất vượt trội, các bài học bơi còn cho phép con gặp gỡ với bạn bè mới, những đứa trẻ khác cùng tuổi, giao tiếp và thực hành các kỹ năng xã hội. Điều này giúp con hoạt bát và vui vẻ hơn. Nếu thói quen này được duy trì thường xuyên, con cũng sẽ được giải tỏa những căng thẳng từ việc học tập, cuộc sống,… trong độ tuổi trưởng thành một cách hiệu quả.
-
Gắn kết ba mẹ và con: Ba mẹ dạy con bơi tự lập cũng là cơ hội tuyệt vời để gắn kết tình cảm gia đình. Hướng dẫn con những kỹ năng bơi lội là khoảng thời gian ba mẹ được trò chuyện, lắng nghe, hiểu con nhiều hơn và ngược lại. Điều này còn giúp trẻ được phát triển thêm nhiều kỹ năng như tư duy, phản biện, chia sẻ và lắng nghe…
-
Phát triển trí não: Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng, bơi lội từ sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển trí nào của con. Việc vận động dưới nước thường xuyên sẽ giúp kích thích các dây thần kinh trong não phát triển, điển hình là các dây thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác,… Quá trình này giúp tăng sự hưng phấn của con, kích thích sự khám phá, tò mò, thông minh hơn.
Nên dạy con bơi tự lập từ mấy tuổi?
Ở Châu Âu, ba mẹ dạy con bơi tự lập từ rất sớm ngay khi bé chỉ vài tháng tuổi như một kĩ năng bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều này còn khá xa lạ tại Việt Nam. Vậy đâu là thời điểm tốt nhất để bắt đầu dạy con bơi tự lập?
Xem thêm : Con hổ tiếng Anh là gì? Cách đọc con hổ trong tiếng Anh
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, thời điểm tốt nhất để con bắt đầu học bơi cơ bản là từ 1 đến 4 tuổi. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 3 tuổi là đã có thể tham gia các bài học làm quen với nước. Bên cạnh đó, những bài học này cũng mang đến cho ba mẹ những kỹ năng quan trọng về an toàn nước để giáo dục và bảo vệ con tốt nhất. Từ 4 tuổi trở lên là thời điểm thích hợp để trẻ được dạy về những kỹ thuật bơi, bơi nổi hay bơi đến một mục tiêu cụ thể.
Xem thêm:
Hướng dẫn 7 bước dạy con bơi tự lập nhanh chóng
Để có thể dạy con bơi tự lập đúng cách, ba mẹ cần hiểu rõ về bơi lội cùng cách dạy bơi hiệu quả, những điều cần chú ý khi dạy bơi cho con. Dưới đây là 7 bước dạy con bơi tự lập nhanh chóng, đúng cách mà ba mẹ cần tham khảo.
Dạy con bơi tự lập từ việc cho làm quen với nước
Ba mẹ hãy giữ trẻ dưới cánh tay và đi lại vòng quanh hồ bơi. Trong thời gian này, hãy trò chuyện cùng con để con không bị sợ hãi khi lần đầu xuống một môi trường mới. Hãy khiến con cảm thấy thích thú và thoải mái nhất. Đây là cách an toàn và nhanh chóng nhất để giúp con tập làm quen với nước.
Hướng dẫn con biết đập chân dưới nước
Sau khi làm quen với nước, hướng dẫn con đập chân dưới nước là bước tiếp theo trong quá trình ba mẹ dạy con bơi tự lập. Ba mẹ có thể hướng dẫn con bám vào thành hồ, hoặc bậc cầu thang trong hồ bơi, sau đó hướng cho con cách đập chân dưới nước đều đặn. Một cách khác, bạn có thể giữ hai tay con, làm điểm tựa vững chắc để con có thể đập chân. Ba mẹ cũng có thể chuẩn bị cho con miếng ván xốp cầm tay khi con lớn hơn.
Tập kỹ năng thổi bong bóng
Khi cả cơ thể con tiếp xúc với nước, ba mẹ hãy hướng dẫn cho con kỹ năng thổi bóng dưới nước. Đầu tiên, hãy cho con úp mặt xuống nước rồi từ từ thở ra những bọt khí. Khi con quen dần với động tác này, hãy cho con lặn lâu hơn một chút. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng hướng dẫn con kỹ năng mở mắt dưới nước. Tổ chức một số trò chơi hay cuộc thi nhỏ cũng là ý kiến hay ho trong quá trình học để con giảm bớt sợ hãi và lo lắng với nước.
Dạy con bơi tự lập qua tập đập cánh tay
Đập cánh tay là bước tiếp theo trong quá trình dạy con bơi tự lập mà ba mẹ cần lưu ý. Ba mẹ cần vòng tay qua ngang hông con để giúp con giữ thăng bằng trên nước. Đồng thời, hãy hướng dẫn con cách chuyển động, đập tay thế nào cho đúng cách. Để con học nhanh hơn, ba mẹ hãy làm mẫu trước để con học theo. Sau khi con đập tay thành thạo, ba mẹ cần hướng dẫn con kết hợp cả tay và chân.
Hướng dẫn bơi cự ly ngắn
Sau khi đã tập thành thạo các động tác cơ bản trên, ba mẹ hãy bắt đầu cho con tập bơi trong các cự ly ngắn. Đây là bước quan trọng trong quá trình dạy con bơi tự lập, giúp con làm quen với môi trường nước khi không có người lớn ở bên và cũng giúp con học bơi nhanh hơn. Khi con đã bơi được các cự ly ngắn, ba mẹ hãy tăng dần khoảng cách và mục tiêu để con có thể bơi được các quãng đường dài hơn.
Tập thở dưới nước
Tập thở dưới nước là kĩ năng rất quan trọng cần có khi bơi lội. Ba mẹ cần hướng dẫn con cách nâng đầu và hạ đầu dưới nước. Đến bước này, khi con đã biết cách thở sẽ dễ dàng bơi được quãng đường xa hơn.
Thao tác nhảy trên bờ xuống nước
Thao tác nhảy trên bờ xuống nước là một kỹ năng bơi lội cơ bản mà ba mẹ cần dạy cho con. Một lưu ý cho ba mẹ: Bạn cần phải chờ sẵn ở dưới nước để đỡ con khi con bắt đầu nhảy từ trên xuống. Sau đó, nên giãn dần khoảng cách để con có thể bơi đến chỗ bạn được xa hơn.
Những lưu ý quan trọng ba mẹ cần nhớ khi dạy con bơi tự lập
Để giúp con có những trải nghiệm bài học an toàn và thú vị, ba mẹ cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau đây khi dạy con bơi tự lập.
-
Tự dạy con nếu ba mẹ có kỹ năng bơi lội tốt: Đây là cách dạy con bơi tự lập lý tưởng. Nếu ba mẹ có kỹ năng bơi lội tốt, bé có thể học bơi một cách nhanh chóng và an toàn nhất, vì được thường xuyên thực hành và quan sát chi tiết những bài học từ ba mẹ. Cách nhanh nhất để trẻ có thể học bơi là ba mẹ làm mẫu để trẻ hiểu và dễ dàng thực hiện theo. Những suy nghĩ, lo lắng hay nguyện vọng của con cũng sẽ được biểu đạt rõ nét khi được ba mẹ trực tiếp dạy bơi.
-
Xem thêm : Chi tiết lộ trình học TOEIC cho người mất gốc tiếng Anh
Tìm trung tâm thích hợp: Nếu ba mẹ không có kỹ năng bơi lội tốt, hãy cho con tham gia các khóa học bơi tại trung tâm thích hợp. Hãy lựa chọn trung tâm học bơi cho con một cách kỹ lưỡng. Các lớp học dạy con bơi tự lập nên có quy mô nhỏ, tập trung và được dẫn dắt bởi một giảng viên giỏi được chứng nhận. Những huấn luyện viên hay nhân viên cứu hộ là những chuyên gia được đào tạo và được trang bị đầy đủ các kiến thức, có thể truyền đạt bài học, xử lý tình huống một cách an toàn và hiệu quả. Hãy nhớ rằng không phải chương trình học bơi nào cũng phù hợp với tất cả trẻ em. Và một điều quan trọng khác, hồ bơi cho con cần sạch sẽ, an toàn, tránh gây ra các bệnh về da.
-
Giám sát đảm bảo an toàn cho trẻ suốt quá trình học: Hãy cho con luyện tập trong hồ bơi có người giám sát cẩn thận. Ba mẹ hay huấn luyện viên cần phải theo sát bên cạnh con để hướng dẫn, hỗ trợ con khi cần để đảm bảo an toàn cho con. Bên cạnh đó, hãy dạy con cách sử dụng những thiết bị nổi, bao gồm cả vòng ném, vùng nguy hiểm… và những quy định của hồ bơi để chúng biết cách tự ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Hãy quan sát con để nhận biết kịp thời những dấu hiệu bất thường khi ở dưới nước.
-
Lưu ý trước khi bơi: Trước khi dạy con bơi tự lập, ba mẹ hãy kiểm tra để đảm bảo rằng nước ở nhiệt độ vừa phải – không quá nóng và không quá lạnh. Đừng quên hướng dẫn trẻ những bài khởi động cơ bản, đầy đủ và cần thiết trước khi xuống hồ bơi. Trang bị cho con đầy đủ những vật dụng cần thiết như đồ bơi, mũ, kính, phao… Tuyệt đối không cho con xuống hồ bơi ngay khi vừa ăn no hoặc đang đói.
-
Lưu ý sau khi bơi: Ba mẹ không nên để con bơi quá lâu, thời gian bơi thích hợp là từ 30 – 45 phút. Sau khi con bơi xong, hãy làm khô người cho con thật cẩn thận, nhanh chóng và kỹ lưỡng. Ba mẹ cần chú ý đến sức khỏe của con trước, trong và sau khi bơi.
-
Khi con không thích bơi: Thay vì ép buộc con, hãy cho con thấy bơi lội là hoạt động vui nhộn thay vì một bài học khó khăn cần vượt qua. Nghĩ ra một số trò chơi, mục tiêu hay phần thưởng thú vị trong lúc học bơi cho con. Hãy cân nhắc đến việc sử dụng đồ chơi, đồ vật trang trí sinh động để khiến cho hồ bơi trở nên hấp dẫn hơn…
-
Thiết lập một thói quen: Lặp lại thói quen là điều kiện thiết yếu của bất kỳ việc học một kỹ năng mới nào. Hãy đảm bảo con được luyện tập kỹ năng bơi lội một cách thường xuyên, tạo cơ hội để con tiếp tục phát triển khả năng này theo thời gian.
Như vậy, dạy con bơi tự lập từ khi còn nhỏ vô cùng có lợi cho sự phát triển thể chất và tinh thần của con. Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây về chủ đề dạy con bơi tự lập, ba mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để quá trình dạy con trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh kỹ năng bơi lội, nếu ba mẹ quan tâm đến phát triển tư duy và ngôn ngữ cho con thì đừng bỏ qua những ứng dụng học tập dưới đây của Nguyễn Tất Thành nhé:
-
Nguyễn Tất Thành Junior: Ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu 0-10 tuổi. Có Nguyễn Tất Thành Junior, con sẽ dễ dàng nắm bắt được toàn diện từ vựng từ mặt chữ, phát âm, sử dụng trong từng văn cảnh… Công nghệ nhận diện giọng nói AI sẽ hỗ trợ đắc lực giúp con phát âm chuẩn Anh-Mỹ ngay từ nhỏ.
-
Nguyễn Tất Thành Stories: Học tiếng Anh dễ dàng và hiệu quả cả 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết qua truyện tranh tương tác và sách nói.
-
Nguyễn Tất Thành Math: Ứng dụng học Toán bằng tiếng Anh giúp trẻ phát triển cả ngôn ngữ và tư duy.
-
VNguyễn Tất Thành: Giúp con học vần dễ dàng, nuôi dưỡng cảm xúc, trí tuệ với những câu chuyện, thơ, bài học cuộc sống…
Nguyễn Tất Thành rất sẵn lòng đồng hành cùng ba mẹ giúp con phát triển cả tư duy, trí tuệ, cảm xúc ngay từ nhỏ!
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)