- Chứng chỉ CEFR là gì?
- Chứng chỉ CEFR dành cho ai?
- Các cấp độ của chứng chỉ tiếng Anh CEFR
- Cấu trúc đề thi chứng chỉ tiếng Anh CEFR
- Đăng ký thi chứng chỉ CEFR ở đâu?
- Một số thông tin cần nắm về chứng chỉ CEFR
- Lệ phí thi chứng chỉ CEFR tại Việt Nam
- Thời gian nhận kết quả thi CEFR
- Chứng chỉ CEFR có hiệu lực bao lâu?
- Chứng chỉ CEFR được công nhận ở những Quốc Gia nào?
- Nên luyện thi chứng chỉ CEFR tại trung tâm hay tự học?
- Bí quyết luyện thi chứng chỉ CEFR đạt kết quả cao
Với sự phổ biến và uy tín trên toàn thế giới, chứng chỉ CEFR đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế cho việc đánh giá năng lực tiếng Anh của mọi người. Việc sở hữu một chứng chỉ CEFR có thể mở ra vô vàn cơ hội cho sự nghiệp của bạn.
- Danh sách các loại hình học cho bé tô màu giúp phát triển tư duy vượt trội!
- Tất tần tật về bộ sách giáo khoa lớp 1 Chân trời sáng tạo
- Skinship là gì? Bật mí cách skinship tinh tế đốn tim crush, người yêu
- Quạt không cánh là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của quạt không cánh
- Trán cao là gì? Vận mệnh, tính cách của người trán cao
Tuy nhiên, việc đạt được kết quả cao trong kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh CEFR không hề dễ dàng. Để giúp bạn vượt qua thử thách này, Nguyễn Tất Thành đã tổng hợp những bí quyết luyện thi cực chất, giúp bạn nắm bắt kiến thức cần thiết và đạt kết quả cao trong kỳ thi chứng chỉ CEFR.
Bạn đang xem: Chứng chỉ CEFR là gì? Bí quyết luyện thi “cực chất” giúp bạn đạt kết quả cao
Chứng chỉ CEFR là gì?
CEFR là viết tắt của The Common European Framework of Reference for Languages, hay còn được gọi là Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu. Đây là một hệ thống được phát triển bởi Hội đồng Châu Âu, được dùng như một tiêu chuẩn Quốc Tế để miêu tả năng lực và mức độ thành thạo khi sử dụng ngôn ngữ. CEFR chia các kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc và viết) thành 6 cấp độ từ A1 đến C2, tương ứng với các cấp độ từ người mới học đến người sử dụng thành thạo ngôn ngữ.
Chứng chỉ CEFR được thiết kế riêng biệt để áp dụng cho mọi ngôn ngữ Châu Âu, bao gồm: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng estonia,… Tuy nhiên, tại Việt Nam CEFR được sử dụng phổ biến nhất để mô tả trình độ tiếng Anh của một người.
Chứng chỉ CEFR dành cho ai?
Chứng chỉ CEFR dành cho bất kỳ ai muốn đánh giá trình độ ngôn ngữ của mình, đặc biệt là tiếng Anh. Chứng chỉ này thường được yêu cầu trong nhiều ngành nghề và các hoạt động khác nhau.
Nó có thể hữu ích cho một số đối tượng sau:
-
Cán bộ, công nhân viên chức.
-
Giáo viên, giảng viên tiếng Anh.
-
Sinh viên đại học chính quy.
-
Sinh viên cao học đang bảo vệ luận án thạc sĩ, tiến sĩ.
-
Người đã đi làm (trong môi trường Quốc Tế)
Dưới đây là một số lý do bạn nên thi chứng chỉ CEFR:
-
Chứng chỉ cung cấp một khung tham chiếu chuẩn xác để đánh giá trình độ ngôn ngữ của bạn.
-
Giúp bạn tăng khả năng cạnh tranh khi xin việc, thăng tiến nhanh trong công việc và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường lao động.
-
Chứng chỉ CEFR có thể yêu cầu hoặc là một lợi thế trong việc tốt nghiệp, xin học bổng hoặc tham gia các chương trình học tập quốc tế.
-
Có giá trị Quốc Tế và được công nhận rộng rãi.
Tóm lại, thi chứng chỉ CEFR mang lại nhiều lợi ích cho bạn, từ việc đánh giá trình độ cho đến mở ra cơ hội học tập và sự nghiệp. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và xác thực năng lực của bạn khi sử dụng tiếng Anh.
Các cấp độ của chứng chỉ tiếng Anh CEFR
Chứng chỉ tiếng Anh CEFR được chia thành sáu cấp độ, từ A1 đến C2, cụ thể như sau:
Cấp độ A1 – Beginner (Người mới học):
-
Hiểu và sử dụng các biểu ngữ và từ vựng cơ bản liên quan đến bản thân và môi trường xung quanh.
-
Có thể giao tiếp đơn giản trong các tình huống hàng ngày và trao đổi thông tin cá nhân cơ bản.
Cấp độ A2 – Elementary (Sơ cấp):
-
Hiểu và sử dụng các cụm từ và biểu ngữ thông dụng trong các tình huống hàng ngày.
-
Có thể giao tiếp trong các tình huống đơn giản và trao đổi thông tin cơ bản.
Cấp độ B1 – Intermediate (Trung cấp):
-
Hiểu và sử dụng câu trình bày cơ bản trong các văn bản thông thường.
-
Có khả năng giao tiếp trong các tình huống thông thường và thảo luận về các chủ đề quen thuộc.
Cấp độ B2 – Upper Intermediate (Trung cấp cao):
-
Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phức tạp và chi tiết trong các văn bản liên quan đến các chủ đề chung.
-
Có khả năng giao tiếp một cách tự tin và tự nhiên trong hầu hết các tình huống hàng ngày.
Cấp độ C1 – Advanced (Cao cấp):
-
Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phức tạp và chính xác trong các văn bản kỹ thuật hoặc chuyên ngành.
-
Có khả năng giao tiếp linh hoạt và hiệu quả trong hầu hết các tình huống, thảo luận về các chủ đề phức tạp.
Cấp độ C2 – Proficiency (Thành thạo):
-
Xem thêm : Các ngày trong tiếng Anh: Hướng dẫn cách đọc, cách viết chính xác
Hiểu và sử dụng ngôn ngữ thành thạo, linh hoạt và chính xác trong mọi tình huống.
-
Có khả năng thảo luận về các chủ đề phức tạp, tham gia vào các cuộc tranh luận và phân tích chi tiết trong các văn bản chuyên ngành.
Cấp độ A1 và A2 được coi là trình độ sơ cấp, B1 và B2 là trình độ trung cấp, và C1 và C2 là trình độ cao cấp. Mỗi cấp độ tương ứng với một mức độ thành thạo ngôn ngữ khác nhau, từ người mới học đến người sử dụng thành thạo.
Cấu trúc đề thi chứng chỉ tiếng Anh CEFR
Một bài thi CEFR tiêu chuẩn sẽ bao gồm 5 phần: Grammar (Ngữ pháp), Listening (Nghe), Reading (Đọc), Writing (Viết) và Speaking (Nói). Cụ thể như sau:
Grammar (Ngữ pháp):
-
Cấu trúc: 100 câu hỏi trắc nghiệm.
-
Thời gian thi: 40 phút.
-
Dạng câu hỏi: Chọn đáp án đúng nhất, tìm đáp án sai, sửa lỗi ngữ pháp, phiên âm, chọn từ phù hợp, v.v.
Listening (Nghe):
-
Cấu trúc: 12 câu hỏi trắc nghiệm.
-
Thời gian thi: 20 phút.
-
Dạng câu hỏi: Thí sinh nghe một đoạn ghi âm dài 3 phút và trả lời câu hỏi liên quan.
Reading (Đọc):
-
Cấu trúc: 9-12 câu hỏi trắc nghiệm.
-
Thời gian thi: 20 phút.
-
Dạng câu hỏi: Đọc các đoạn văn với các chủ đề chuyên môn và trả lời câu hỏi.
Writing (Viết):
-
Cấu trúc: 1 câu hỏi dựa trên chủ đề.
-
Thời gian làm bài: 15 phút.
-
Dạng câu hỏi: Viết một câu dựa trên bức tranh cho trước hoặc viết một bài luận trình bày quan điểm.
Đăng ký thi chứng chỉ CEFR ở đâu?
Tại Việt Nam, bạn có thể trực tiếp đăng ký thi chứng chỉ CEFR tại Viện Khoa học Quản lý Giáo dục (IEMS), hoặc thông qua các trung tâm tiếng Anh Quốc Tế uy tín trên thị trường.
Một số thông tin khác mà bạn cần biết:
-
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Quyết định 1400/QD-TTg về việc CEFR sẽ trở thành tài liệu tham khảo chính thức cho ngoại ngữ trong đề án Quốc Gia, mà chúng ta thường biết đến cái tên VSTEP (chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam).
-
Mặc dù VSTEP là một kỳ thi được phát triển trên cơ sở của Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR). Tuy nhiên, VSTEP chỉ mới được công nhận ở Việt Nam, và bạn có thể tham gia thi chứng chỉ VSTEP ở bất kỳ trường đại học nào được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo công nhận.
Một số thông tin cần nắm về chứng chỉ CEFR
Bên cạnh những thông tin kể trên, thì dưới đây là một số thông tin quan trọng về cuộc thi chứng chỉ CEFR mà bạn cần biết.
Lệ phí thi chứng chỉ CEFR tại Việt Nam
Lệ phí thi chứng chỉ CEFR tại Việt Nam có thể khác nhau tùy theo trung tâm tổ chức kỳ thi và cấp độ chứng chỉ CEFR mà bạn đăng ký. Có thể giao động trong khoảng 1.000.000 VNĐ đến 3.500.000 VNĐ, lưu ý mức chi phí này có thể tăng trong tương lai.
ĐỪNG BỎ LỠ!!
Giải pháp giúp con thành thạo 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết một cách toàn diện nhất.
Nhận ưu đãi lên đến 40% NGAY TẠI ĐÂY!
|
Thời gian nhận kết quả thi CEFR
Thời gian nhận kết quả thi CEFR có thể khác nhau tùy thuộc vào tổ chức tổ chức kỳ thi và quy trình xử lý kết quả. Thông thường, sau khi bạn hoàn thành kỳ thi CEFR, thời gian để nhận kết quả có thể mất từ 4 đến 6 tuần cho bài thi trên giấy và 2 đến 3 tuần cho bài thi trên máy tính.
Để biết thông tin chính xác về thời gian nhận kết quả thi CEFR, bạn nên liên hệ trực tiếp với tổ chức tổ chức kỳ thi hoặc trung tâm tiếng Anh mà bạn đã đăng ký thi. Họ sẽ cung cấp thông tin cụ thể và chi tiết về quy trình xử lý kết quả và thời gian nhận kết quả cho bạn.
Chứng chỉ CEFR có hiệu lực bao lâu?
Chứng chỉ CEFR được coi là có hiệu lực vĩnh viễn vì không ghi thời hạn sử dụng cụ thể. Tuy nhiên, do mức độ thành thạo tiếng Anh có thể thay đổi theo thời gian, nên chứng chỉ CEFR thường được coi là có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định, thông thường là 2 năm, tùy thuộc vào từng tổ chức.
Chứng chỉ CEFR được công nhận ở những Quốc Gia nào?
Vì chứng chỉ CEFR là một hệ thống đánh giá và mô tả trình độ ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nên nó được công nhận và áp dụng ở hầu hết các Quốc Gia, như: Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu (Euro), các nước thuộc khu vực Châu Á (Việt Nam, Hàn Quốc,…). Tuy nhiên, sẽ có sự khác nhau trong việc áp dụng CEFR ở các nước, bạn nên tìm hiểu quy định chi tiết của Quốc Gia mà mình muốn đến hay đi du học.
Xem thêm: [FULL] Tổng hợp thông tin về chứng chỉ TOEFL tiếng Anh
Nên luyện thi chứng chỉ CEFR tại trung tâm hay tự học?
Việc lựa chọn giữa luyện thi chứng chỉ CEFR tại trung tâm hay tự học phụ thuộc vào sự ưu tiên cá nhân của bạn, một số điểm quan trọng mà bạn cần chú ý ở hai phương pháp như sau:
Trung tâm
|
Tự học (qua tài liệu, ứng dụng)
|
|
Ưu điểm
|
– Có sự hướng dẫn chuyên môn từ giáo viên có kinh nghiệm và tài liệu học theo cấu trúc đề thi.
– Luyện tập với các bài kiểm tra mô phỏng cấu trúc đề thi CEFR.
– Có môi trường học tập tương tác, như: tham gia vào các buổi học nhóm, trao đổi với các bạn học viên khác.
|
– Cho phép bạn linh hoạt trong việc lựa chọn thời gian và nơi học.
– Dễ dàng tìm kiếm tài liệu, sách giáo trình, bài tập và tài liệu trực tuyến miễn phí hoặc trả phí để tự luyện thi.
– Có thể sử dụng các website hay ứng dụng di động luyện thi trực tuyến để đánh giá trình độ hiện tại của mình.
|
Nhược điểm
|
– Chi phí tốn kém hơn rất nhiều.
– Không linh động về mặt thời gian và không gian học.
– Phải học theo trình độ hiện tại của cả lớp, có thể quá nhanh hoặc quá chậm so với bạn.
|
– Không có giáo viên hướng dẫn, nên bạn phải tự đánh giá tiến độ học của mình.
– Tự học nên sẽ dễ nản hơn.
|
Tóm lại, lựa chọn giữa luyện thi tại trung tâm hay tự học phụ thuộc vào sở thích cá nhân và điều kiện của bạn. Bạn có thể kết hợp cả hai phương pháp để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc luyện thi chứng chỉ CEFR.
Hy vọng với những thông tin cụ thể về hai cách thức luyện thi kể trên đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho riêng mình. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp học tiếng Anh sớm cho trẻ em, thì Nguyễn Tất Thành Junior là một sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Ứng dụng này giúp xây dựng nền tảng vững chắc cho trẻ em từ sớm, trẻ sẽ được bắt nhịp và tạo thói quen học tiếng Anh mỗi ngày, từ đó giúp con dễ dàng thành thạo ngôn ngữ này trước tuổi lên 10.
Bên cạnh đó, Nguyễn Tất Thành Junior được các bậc phụ huynh và chuyên gia giáo dục đánh giá cao nhờ các phương pháp học tập hiện đại, như: truyện tranh tương tác, trò chơi tương tác, flashcard, chụp hình nguyên từ,… Từ đó, giúp trẻ nhanh chóng nâng cao trình độ tiếng Anh và áp dụng chúng vào cuộc sống hằng ngày.
Đăng ký tài khoản Ngay Tại Đây để nhận ưu đãi lên đến 40% và nhiều tài liệu học tập miễn phí!
Bí quyết luyện thi chứng chỉ CEFR đạt kết quả cao
Dựa vào kinh nghiệm thực tế của các bạn đạt điểm cao khi thi chứng chỉ tiếng Anh CEFR, dưới đây là một số bí quyết được đúc kết lại:
-
Tìm hiểu về cấu trúc và yêu cầu của kỳ thi, như: phần thi, số lượng câu hỏi, thời gian và điểm số của từng phần,… để có thể lập kế hoạch học tập hiệu quả
-
Đánh giá trình độ tiếng Anh của bạn và xác định mục tiêu đạt được, điều này giúp bạn biết được những khía cạnh cần tập trung cải thiện.
-
Lên kế hoạch học tập thật chi tiết theo cấu trúc đề thi và tuân thủ nó.
-
Hãy lựa chọn tài liệu học tập phù hợp với trình độ CEFR hiện tại của bạn, và bạn nên tận dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến uy tín hiện nay.
-
Thực hiện các bài tập, đề thi mô phỏng sẽ giúp bạn nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao.
-
Tham gia vào các nhóm học tập hoặc tìm một người hướng dẫn để có sự giúp đỡ trong quá trình luyện thi.
Hãy nhớ rằng, để thành công trong việc luyện thi chứng chỉ CEFR cần đòi hỏi sự kiên nhẫn, cố gắng và luyện tập đều đặn. Hy vọng rằng những thông tin về chứng chỉ tiếng Anh CEFR được Nguyễn Tất Thành chia sẻ trên đây là hữu ích với bạn. Chúc bạn đạt kết quả cao!
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Giáo dục
Ý kiến bạn đọc (0)