- Tại sao cha mẹ lại đánh trẻ?
- Có nên đánh con khi con không nghe?
- Tác hại của việc đánh đòn khi dạy trẻ không nghe lời
- 1. Trẻ có thể trở nên hung hăng
- 2. Nguy cơ cao làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
- 3. Đánh đòn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ
- 4. Đòn roi dễ khiến trẻ hình thành thói quen xấu
- 5. Phương pháp giáo dục mất hiệu quả theo thời gian
- 5. Tác động xấu đến mối quan hệ giữa phụ huynh và trẻ
- Chia sẻ phương pháp dạy con không đòn roi
- 1. Dạy trẻ sự tích cực, không áp đặt
- 2. Dạy trẻ bằng quy tắc và sự mềm mỏng
- 3. Không quên khen ngợi, động viên khi trẻ làm tốt
- Cách dạy con hiệu quả với từng lứa tuổi
- 1. Dạy trẻ dưới 3 tuổi
- 2. Dạy trẻ sau 6 tuổi
- 3. Dạy trẻ tuổi dậy thì
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Đánh con là phản ứng dễ gặp ở nhiều phụ huynh nhất là trong trường hợp trẻ ương bướng, khó bảo. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, không nên sử dụng đòn roi hay hình phạt về thể xác với trẻ nhỏ. Một bộ phận cha mẹ không thống nhất với quan điểm này vì không sử dụng hình phạt trẻ sẽ không biết kỷ luật. Vậy có nên đánh con khi con không nghe lời hay không? Hãy cùng truonglehongphong.edu.vn đi tìm lời giải đáp trong nội dung tiếp theo của bài viết này nhé.
Cha mẹ thông thái Có nên đánh con khi con không nghe lời
Bạn đang xem: Cha mẹ thông thái: Có nên đánh con khi con không nghe lời?
Tại sao cha mẹ lại đánh trẻ?
Khi trẻ còn nhỏ, nếu con mắc lỗi lầm cha mẹ thường cố gắng kìm nén cảm xúc không xử dụng hình phạt. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, nếu con thường xuyên gây ra những hành động sau trái, đi quá giới hạn nhiều phụ huynh lựa chọn đánh đòn làm hình phạt cho trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao cha mẹ lại đánh trẻ
Vậy đâu mới là nguyên nhân tại sao cha mẹ lại đánh trẻ?
- Cha mẹ coi đánh trẻ là hình thức dạy con hiệu quả: Trên thực tế nhiều cha mẹ đánh con khi trẻ không nghe lời vì cho rằng đây là hình thức dạy dỗ con mang lại hiệu quả.
- Đánh con vì trẻ không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ: Ngoài ra, một bộ phận phụ huynh, do không kìm nén được cảm xúc đã đánh con để trút giận vì con không đáp ứng được kỳ vọng của mình.
- Đánh trẻ vì phụ huynh gặp áp lực cuộc sống: Một bộ phận khác, do gặp căng thẳng, áp lực trong cuộc sống nên thường xuyên đánh trẻ để giải tỏa tâm lý khó chịu.
- Yếu tố văn hóa: Tại Việt Nam có 1 bộ phận phụ huynh quan niệm rằng việc sử dụng đòn roi là cách dạy dạy cọn hiệu quả. Đây là 1 quan niệm nuôi dạy con một cách độc đoán để lại từ lối sống của thời xưa kéo dài đến hiện tại.
>>Xem thêm: Cách dạy con chuẩn như người Nhật, Do Thái và Mỹ?
Có nên đánh con khi con không nghe?
Có nên đánh con khi con không nghe lời
“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” là câu nói truyền miệng từ người xưa tại Việt Nam. Chính vì vậy nhiều phụ huynh coi việc đánh trẻ là vô hại, là cách giáo dục con mang đến hiệu quả tốt đẹp. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác hại không nhỏ từ việc giáo dục trẻ bằng đon roi. Vậy có nên đánh con khi con không nghe lời?
Theo các chuyên gia nghiên cứ tâm lý và sự phát triển của trẻ đều chỉ ra rằng đòn roi là hình thức kỷ luật không mang lại hiệu quả. Đây là hành vi sai lầm của cha mẹ có thể gây tổn thương cho trẻ về cả thể chất và tinh thần. Hậu quả có thể khiến con trở nên sợ hãi, bất ổn khiến trẻ không thể nhớ những điều mình đã sai. Đáp án của câu hỏi “Có nên đánh con khi con không nghe lời? của chúng tôi là KHÔNG. truonglehongphong.edu.vn không ủng hộ phương pháp giáo dục trẻ bằng phương pháp răn đe đánh đòn này.
Phương pháp dạy con trẻ hiệu quả
Tác hại của việc đánh đòn khi dạy trẻ không nghe lời
Tác hại của việc đánh đòn khi dạy trẻ không nghe lời
Trên thực tế việc dạy trẻ không nghe lời bằng đòn roi không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề. Trong khi đó việc làm này lại gây ra nhiều tác hại không mong muốn. Dưới đây là những lý do tại sao chúng tôi không ủng hộ phương pháp dạy còn bằng đòn roi:
1. Trẻ có thể trở nên hung hăng
Xem thêm : TOP 10 cách nạp tiền điện thoại siêu nhanh, siêu đơn giản
Những đứa trẻ bị cha mẹ áp dụng kỷ luật đòn roi có xu hướng trở nên hung hăng, bạo lực khi cảm thấy tức giận. Như vậy, không những chúng ta không rèn luyện được trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Thậm chí trẻ càng phản ứng lại cha mẹ bằng cách làm sai một cách quyết liệt hơn so với lần trước. Tình trạng này lặp lại và kéo dài sẽ tạo nên hệ lụy xấu, tạo hành thói quen hung hăng và chống đối xã hội của trẻ trong tương lai.
2. Nguy cơ cao làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Giáo dục đòn roi – Phương pháp giáo dục mất hiệu quả theo thời gian
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tác động vật lý lên trẻ có nguy cơ cao làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của con. Sau mỗi trận đòn roi, trẻ dễ rơi vào trạng thái sợ hãi, lo lắng, bất ổn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập cũng như cuộc sống.
Ngoài ra, những đứa trẻ bị cha mẹ đánh đòn có thể tự ti, mất niềm tin vào bản thân, luôn cảm thấy xấu hổ. Vì vậy trẻ không có động lực để cải thiện hành vi sai trái, luôn cảm thấy nghi ngờ về năng lực của mình. Đánh đòn được coi là hình thức kỷ luật quá nặng nề với nhiều trẻ nhỏ cho đến lúc trưởng thành, làm chúng hiểu rằng người mạnh hơn có thể làm tổn thương người khác.
3. Đánh đòn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ
Khi cha mẹ quá nóng giận, không kìm nén được cảm xúc có thể dẫn đến hành động đánh còn vào các vị trí quan trọng, vô tình làm tổn hại sức khỏe của trẻ. Trẻ thường xuyên nhận hình phạt đòn roi cũng tăng khả năng mắc các bệnh lý về thể chất như bệnh hô hấp, bệnh tim…
>>Xem thêm: 10+ Bí Quyết Dạy Trẻ Bướng Bỉnh Khéo Léo và Hiệu Quả
4. Đòn roi dễ khiến trẻ hình thành thói quen xấu
Thường xuyên bị đánh đòn khiến trẻ hình thành tư duy chống đối, tìm cách làm sao để giải quyết vấn đề và không bị đánh. Mỗi khi trẻ sai lầm con sẽ tập trung và việc tránh bị đánh đòn thông qua những hành động lấp liếm, nói dối để giải quyết vấn đề. Như vậy, đây không còn là phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ, thậm chí còn khiến con bạn mắc tiếp các hành vi sai trái khác.
5. Phương pháp giáo dục mất hiệu quả theo thời gian
Giáo dục bằng đon roi có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý trẻ
Trong những lần đầu tiên áp dụng đòn roi với trẻ nhiều phụ huynh có thể thấy tác dụng của phương pháp với con mình. Tuy nhiên, chỉ trong 1 thời gian ngắn khi trẻ dần quen với sự trừng phát này, phương pháp sẽ mất đi tính hiệu quả. Kỷ luật đòn roi với trẻ không nhận được sự đồng thuận của các bác sỹ, các chuyên gia tâm lý. Cha mẹ hãy chọn lựa phương pháp giáo dục dài hạn khác để giúp con phát triển.
5. Tác động xấu đến mối quan hệ giữa phụ huynh và trẻ
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái cần được kết nối và xây dựng trên nền tảng tình cảm, yêu thương, quan tâm, chăm sóc và động viên. Phương pháp dạy con bằng đòn roi có thể làm tác động xấu đến mối quan hệ này. Cha mẹ thường xuyên cảm thấy cáu giận, áp lực, trẻ luôn trong tâm lý sợ hãi không dám gần gũi chia sẻ vì sợ bị đánh đòn.
Chia sẻ phương pháp dạy con không đòn roi
Hãy áp dụng phương pháp dạy con không đòn roi
Theo nhiều phân tích phụ huynh có thể thấy kỷ luật bằng đòn roi dẫn đến nhiều hậu quả không tốt cho trẻ. Đối với trẻ không nghe lời chúng ta có thể áp dụng nhiều cách dạy con khác mang lại hiệu quả. Những chia sẻ về phương pháp dạy con không đòn roi nhưng vẫn mang lại hiệu quả giáo dục dưới đây có thể làm thay đổi quan niệm cũng như cách làm của cha mẹ:
1. Dạy trẻ sự tích cực, không áp đặt
Nhiều phụ huynh có xu thế áp đặt, đưa ra kết luận tiêu cực cho trẻ khi con chưa hoàn thành tốt công việc của mình. Ví dụ: Khi trẻ học tậm không chăm chỉ, cha mẹ kết luận con lười biếng. Khi trẻ khóc lóc ăn vạ, cha mẹ kết luận con là đứa trẻ hư…. Việc gắn “mác” xấu cho trẻ thường xuyên sẽ khiến con cảm thấy mình là đứa trẻ không có thành tựu, dẫn đến hình thành sự bất cần, không nghe lời thậm chí thiếu tự tin.
Vì vậy một trong những cách dạy con hiệu quả là cha mẹ tuyệt đối đừng hướng trẻ đến sực tiêu cực, không nên áp đặt kết luận của mình lên trẻ. Vơi mỗi việc làm chưa đúng của con hãy lựa lời phân tích, giải thích trẻ tự tìm ra sự sai trái và sửa lỗi. Đây cũng là cách để trẻ học rút kinh nghiệm và học thêm kỹ năng mới.
2. Dạy trẻ bằng quy tắc và sự mềm mỏng
Xem thêm : Cẩm nang 5 bước chuẩn bị cho bé đi học mẫu giáo
Việc đặt ra các quy định và giới hạn cho con là vô cùng cần thiết, tuy nhiên với mỗi quy tắc cha mẹ cần giải thích rõ để trẻ hiểu đúng sai. Ngoài ra, chúng ta cần cứng rắn, răn đe để trẻ không vi phạm các quy tắc đã thống nhất. Từ đó con dần trở nên ngoan ngoan, nghe lời và tuân thủ những việc nên làm, không vi phạm các việc không được phép thực hiện.
Cha mẹ cũng cần mềm mỏng trong việc phân tích, giải thích để trẻ hiểu vấn đề được trao đổi mà không cảm thấy sợ hãi. Thường xuyên tâm sự, lắng nghe và đặt mình vào vị trí của con để thấu hiểu tâm lý của trẻ sẽ giúp cha mẹ dạy con hiệu quả hơn.
3. Không quên khen ngợi, động viên khi trẻ làm tốt
Ngược lại với quy tắc, hình phạt khi trẻ làm sai, mỗi khi con hoàn thành tốt nhiệm vụ, ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ đừng quên động viên, khen ngợi trẻ. Chúng ta có thể chuẩn bị những món quà phù hợp để khích lệ tinh thần bé. Phương pháp dạy trẻ thông minh này sẽ giúp con nhận thức về việc nghe lời và cố gắng làm tốt hơn trong những lần sau.
Cách dạy con hiệu quả với từng lứa tuổi
Cha mẹ hãy chọn phương pháp dạy trẻ phù hợp với từng lứa tuổi
Phương pháp dạy con không đòn roi được đánh giá cao và khuyến cáo cha mẹ nên áp dụng với trẻ. Đặc biệt trong 3 giai đoạn nhạy cảm của trẻ dưới 3 tuổi, dưới 6 tuổi và tuổi dậy thì trẻ cần được giáo dục trong tình yêu thương và phụ huynh không nên “động thủ” với con.
1. Dạy trẻ dưới 3 tuổi
Dưới 3 tuổi là độ tuổi còn nhỏ, các tác động từ hình phạt đòn roi dễ dẫn đến tổn thưởng tâm lý sâu sắc cho trẻ. Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất cha mẹ không nên đánh con khi trẻ phạm sai lầm, bởi gai đoạn này mọi thái độ, hành vi và sinh hoạt của con đều là nhu cầu sinh lý, phản xạ có điều kiện và hoàn toàn vô thức.
Trừng phạt trẻ trong giai đoạn dưới 3 tuổi có thể gây ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, tổn hại sức khỏe, khiến trẻ trở nên nhút nhát, ám ảnh, hoảng sờ và lo lắng. Trẻ không còn tin tưởng, chia sẻ với cha mẹ, dễ hình thành tính cách tách biệt, trầm cảm.
Trong giai đoạn này, nếu con không nghe lời, gây rối thì tốt nhất cha mẹ không cần giải thích quá nhiều. Không chiều theo mọi yêu cầu của trẻ và để cho con hiểu khóc không có tác dụng. Cha mẹ có thể biểu hiện cảm xúc tức giận cho trẻ thấy được hành vi của con là không đúng để kịp thời dừng lại, nhưng tuyệt đối không nên áp dụng hình phạt đòn roi với con.
2. Dạy trẻ sau 6 tuổi
Thường xuyên tâm sự, kết nối để hiểu và tìm ra cách giáo dục trẻ hiệu quả
Sau 6 tuổi trẻ có sự phát triển vượt trội, trẻ hiểu lý lẽ, hiểu những điều cha mẹ giảng giải, phân tích. Con đã hình thành lòng tự trọng một cách sâu sắc, nhìn nhận đúng sai và ghi nhớ tốt. Trong giai đoạn này cha mẹ cần áp dụng các cách dạy con phù hợp với tâm lý, nhận thức và lứa tuổi.
Giáo dục trẻ sau 6 tuổi nên sử dụng phương pháp dạy trẻ thông minh, mềm mỏng. Tức là, cha mẹ hãy giải thích, phân tích để trẻ hiểu vấn đề, không nên áp đặt quan niệm, suy nghĩ cách nhìn của bản thân lên con. Phụ huynh nên học cách lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng trẻ như những người bạn. Thường xuyên tâm sự, kết nối với con là việc làm cần thiết để chúng ta cùng con tìm ra cách giải quyết vấn đề khúc mắc.
3. Dạy trẻ tuổi dậy thì
Để dạy trẻ tuổi dậy thì hiệu quả, trước tiên cha mẹ cần hiểu đặc điểm tâm lý của con trong giai đoạn này là nổi loạn một cách mãnh liệt. Đây là biểu hiện bình thường trong giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn cuat trẻ. Trẻ thường khá bất ổn, mẫu thuẫn trong suy nghĩ và hành động, có thể phản ứng cha mẹ một cách thái quá hoàn toàn không sợ hãi.
Phụ huynh nên chuẩn bị tâm lý, hãy hiểu con và cân bằng cảm xúc trước khi đối diện với trẻ. Cần tôn trọng, không nên xâm phạm vào đời tư của trẻ để tránh nhưng phản ứng mạnh mẽ của chúng. Dạy trẻ tuổi dậy thì chỉ có tôn trọng, thấu hiểu, chia sẻ mới mang lại hiệu quả như mong muốn.
Đến đây chắc hẳn vấn đề có nên đánh con khi con không nghe lời đã được giải quyết triệt để. Như vậy, cách dạy con bằng đòn roi thực sự không phải là hình thức kỷ luật mang lại hiệu quả. truonglehongphong.edu.vn hy vọng từ các thông tin trên, cha mẹ sẽ tìm ra định hướng giáo dục con tốt nhất thay vì sử dụng đòn roi với trẻ.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)