- Trẻ 8 tháng tuổi có thể làm được những điều gì
- Vận động nhẹ
- Thể hiện cảm xúc
- Đưa ra ngôn ngữ của bé
- Những phương diện phát triển của bé 8 tháng mà ba mẹ cần chú ý
- Phát triển về cân nặng
- Sự phát triển về răng và lợi
- Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
- Phát triển cảm xúc
- Sự phát triển về khả năng vận động
- Những điều mẹ nên làm để dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh
- Dạy bé 8 tháng cách tương tác và giao tiếp
- Dạy con 8 tháng tuổi tập bò và tự đứng
- Dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh bằng các trò chơi thú vị
- Dạy trẻ 8 tháng tuổi bằng cách tạo sự tập trung và tò mò
- Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi
- Những điều cần tránh trong cách nuôi dạy trẻ 8 tháng tuổi
- Không để trẻ cô đơn quá lâu
- Tránh để bé 8 tháng tuổi sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
- Tránh những loại thực phẩm không phù hợp với trẻ 8 tháng tuổi
- Không tạo áp lực và cáu giận với bé
- Không nên làm quá nhiều cho trẻ
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Cẩm nang nuôi dạy dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh
Bạn đang xem: Cẩm nang nuôi dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh, phát triển toàn diện
Trẻ nhỏ khi được 8 tháng tuổi sẽ có những sự phát triển nhanh chóng về trí tuệ lẫn sức khỏe. Đây là thời điểm rất quan trọng để bé học được các bài học cần thiết cho trí não. Chính vì vậy mà ở độ tuổi này, mẹ cần phải quan tâm đến cách nuôi dạy bé sao cho phù hợp. Để giải đáp các thắc mắc, mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây của truonglehongphong.edu.vn để biết được cẩm nang nuôi dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh.
Dạy con thông minh không khó, tìm hiểu ngay tại đây
Dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh, phát triển toàn diện
Trẻ 8 tháng tuổi có thể làm được những điều gì
Khi đã được 8 tháng tuổi, trẻ đã có thể làm được một số hoạt động đơn giản và nhẹ nhàng. Mẹ có thể dạy bé 8 tháng tuổi để nâng cao khả năng vận động cũng như tương tác với bé về mặt cảm xúc, giúp bé phát triển toàn diện về mặt thể chất cũng như tinh thần.
Vận động nhẹ
Trẻ ở độ tuổi 8 tháng sẽ cảm thấy hứng thú với những trò chơi vận động nhẹ nhàng giống như lăn, bò và tập đứng. Mẹ có thể dạy bé 8 tháng tuổi bằng cách sử dụng các đồ chơi mà bé yêu thích để giúp bé thích thú hơn với việc vận động.
Một số cách mà mẹ có thể vừa chơi với bé, lại giúp bé hoạt động một cách thích thú như tập bò, giúp cho bé đứng thẳng hoặc sử dụng các hình khối cho bé sắp xếp…. Và chắc chắn rằng bé cần được trông chừng bởi người lớn khi thực hiện các hoạt động trên để đảm bảo an toàn cho bé.
>>Xem thêm: Các trò chơi cho bé trong giai đoạn 6 – 12 tháng phát triển thể chất, trí tuệ
Thể hiện cảm xúc
Trẻ nhỏ khi được 8 tháng tuổi có thể chưa biết nói nhưng bé sẽ thể hiện các cảm xúc như vui vẻ, hào hứng, lo lắng, tức giận hoặc sợ hãi. Bé sẽ thể hiện cảm xúc của bản thân thông qua các biểu cảm trên khuôn mặt và hành động tay chân. Dựa vào những biểu cảm ấy mà mẹ có thể hiểu được bé đang có mong muốn gì và đáp ứng được các nhu cầu ấy cho bé. Việc thể hiện cảm xúc đối với trẻ là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ là một cách để trẻ giao tiếp với người lớn mà không cần nói.
Thể hiện cảm xúc cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của bé. Chính vì vậy mà mẹ nên dạy bé cách thể hiện cảm xúc ngay từ khi còn nhỏ để bé có thể dễ dàng biểu lộ cảm xúc, giúp khả năng tương tác và giao tiếp với xã hội tốt hơn khi lớn lên.
Đưa ra ngôn ngữ của bé
Trẻ 8 tháng tuổi có thể làm được những điều gì
Trong giai đoạn từ 8 tháng tuổi, trẻ đã có thể nhận thức và hiểu được một số từ ngữ đơn giản thông qua cử chỉ, lời nói của mẹ. Ở độ tuổi này, bé vẫn chưa biết nói, chính vì vậy mà bé sẽ thể hiện ngôn ngữ của bản thân bằng cách phát ra những âm thanh hay tiếng kêu kết hợp với biểu cảm khuôn mặt để có thể tương tác với mọi người xung quanh.
Đó chính là cách mà bé “nói chuyện” với người lớn. Và khi nuôi dạy, mẹ nên tích cực tương tác và trò chuyện thường xuyên để bé có thể dễ dàng hiểu và phát triển về phương diện ngôn ngữ.
Những phương diện phát triển của bé 8 tháng mà ba mẹ cần chú ý
Khi bé đang ở trong giai đoạn đầu đời, 8 tháng tuổi chính là thời điểm vàng để giúp bé phát triển thông minh và khỏe mạnh. Bởi vậy mà ba mẹ cần chú ý đến nhiều phương diện để đảm bảo trẻ có được một môi trường an toàn, lành mạnh, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Phát triển về cân nặng
Trẻ 8 tháng tuổi phát triển về cân nặng
Sau khi sinh 3 tháng, trẻ có xu hướng phát triển về cân nặng rất nhanh. Trung bình có thể tăng được 200g cho đến 250g mỗi tuần. Tuy nhiên đến tháng thứ 8, tốc độ phát triển của bé sẽ chậm lại, mỗi tuần sẽ chỉ tăng khoảng từ 60g đến 90g.
Ở giai đoạn này, bé trai sẽ có cân nặng trung bình khoảng 8,8kg và bé gái sẽ có cân nặng trung bình khoảng 8kg. Nếu như mẹ thấy bé quá gầy, cân nặng chỉ đạt khoảng hơn 6kg vậy thì cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để bé có thể phát triển khỏe mạnh.
Ngoài liên quan đến các loại bệnh tật thì đa số bé nhẹ cân, còi cọc phần lớn là do không được đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, không được chăm sóc chu đáo. Vì vậy ba mẹ cần phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, khẩu phần ăn của bé để bé có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Xem thêm : Tổng Quan Phương pháp Montessori | So Sánh Montessori – Reggio Emilia – Steiner
Cân nặng chính là một trong những tiêu chí để đánh giá và chứng minh sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên cân nặng không được xem là một tiêu chí để đánh giá sức khỏe mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền từ ba mẹ.
Sự phát triển về răng và lợi
Khi đến 8 tháng tuổi, bé đã có những phát triển đầu tiên về răng lợi. Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau, đa số sẽ bắt đầu mọc răng cửa ở dưới rồi tiếp đến là hàm trên. Trong quá trình mọc răng, bé sẽ cảm thấy khó chịu, chán ăn hoặc sốt nhẹ. Một số lưu ý mà mẹ cần quan tâm khi bé bắt đầu có dấu hiệu mọc răng như:
- Cho bé tập ăn bột hoặc cháo loãng. Không sử dụng các loại thực phẩm cứng để nấu cho trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng của bé bằng gạc rơ lưỡi.
- Nếu bé bị sốt trong quá trình mọc răng, mẹ hãy cho bé đi khám và sử dụng thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ.
Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp
Thời kỳ 8 tháng tuổi chính là giai đoạn bé đã có thể nhận diện và hiểu được những lời nói đơn giản của người lớn. Lúc này chính là thời điểm vàng, rất thích hợp để trẻ có thể xây dựng nền tảng ngôn ngữ. Chính vì vậy mà ba mẹ nên thường xuyên tương tác, trò chuyện, giao tiếp với bé, để trẻ có thể phát triển được khả năng về ngôn ngữ và giao tiếp.
Sử dụng lời nói, biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ hành động để bé có thể nhận diện, ghi nhớ được các đồ vật đơn giản và quen thuộc. Đặc biệt ba mẹ cần phải chú ý nếu như đến giai đoạn này mà bé vẫn không biết cách giao tiếp và tương tác với mọi người xung quanh thì hãy cho bé đi khám bác sĩ để đảm bảo rằng bé được phát triển khỏe mạnh.
Phát triển cảm xúc
Ở trẻ nhỏ, sự phát triển cảm xúc thường có vui mừng, lo lắng, sợ hãi, tức giận và có tính hiếu động. Bé sẽ có một số cảm xúc cơ bản và biểu hiện ra ngoài bằng các hành động, cử chỉ như khóc, cười,… để ba mẹ có thể biết được tâm trạng của bé đang ra sao.
Ba mẹ cần chú ý đến các biểu cảm trên khuôn mặt của bé để biết bé đang cần gì hay ghét điều gì, từ đó có thể thay đổi ngoại cảnh môi trường, quan tâm đến cảm xúc của bé, giúp bé cảm thấy thoải mái và vui vẻ.
Thông qua hành vi và biểu cảm, mẹ có thể đoán được mong muốn của bé để có thể đáp ứng được kịp thời. Nếu như ba mẹ không quan tâm và bỏ qua những tín hiệu của bé sẽ khiến bé luôn có những cảm giác tiêu cực như sợ hãi, lo lắng, tức giận. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của bé.
Sự phát triển về khả năng vận động
Sự phát triển về khả năng vận động của bé 8 tháng
Với bé đã được 8 tháng tuổi, bé sẽ có sự phát triển về cơ bắp và cảm thấy thích thú với một số loại vận động nhẹ nhàng. Những hoạt động đơn giản mà bé có thể thực hiện được như: lăn, bò, tự ngồi chơi, nâng đầu và các động tác tay chân. Ở giai đoạn này, bé rất hiếu động, thích tìm hiểu về thế giới xung quanh.
Dựa vào đặc điểm này, ba mẹ có thể kích thích sự phát triển về khả năng vận động của bé bằng cách bày ra các trò chơi, khuyến khích bé hoạt động vui chơi. Với cách làm này, bé sẽ được tiếp xúc với môi trường sống xung quanh cũng như tăng sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh.
Những điều mẹ nên làm để dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh
Giai đoạn đầu đời chính là thời gian vàng để mẹ có thể dạy bé một cách hiệu quả đặc biệt là đối với trẻ 8 tháng tuổi. Việc nuôi dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh cũng là một việc vô cùng khó khăn mà bậc cha mẹ cần quan tâm. Để có một cách nuôi dạy con cái khoa học, mẹ có thể tham khảo một số điều quan trọng dưới đây:
Dạy bé 8 tháng cách tương tác và giao tiếp
Dạy bé 8 tháng cách tương tác và giao tiếp
Tương tác và giao tiếp chính là một kỹ năng tối thiểu để mọi người có thể hiểu được nhau. Chính vì vậy mà mẹ cần phải phát triển khả năng giao tiếp cho trẻ từ khi còn bé bằng một số phương pháp như:
- Thường xuyên giao tiếp, nói chuyện với bé: Giai đoạn này, tuy bé chưa biết nói nhưng có thể hiểu được giọng điệu, ngôn ngữ hình thể của người lớn. Ba mẹ khi trò chuyện với bé hãy sử dụng biểu cảm khuôn mặt lẫn lời nói sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ và giúp bé hiểu được những gì ba mẹ đang nói.
- Sử dụng sách tranh ảnh để gây ấn tượng: Sách là một nguồn kiến thức quý giá, nếu cho bé tiếp xúc với sách ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ có tư duy tốt hơn. Mẹ có thể dành thời gian mỗi ngày để đọc sách cho bé nghe. Điều này vừa khiến bé thích thú lại vừa nâng cao sự tương tác giữa mẹ và bé.
- Dạy bé phân biệt các loài động vật: mẹ hãy cho bé tiếp xúc với các con vật quen thuộc hoặc chỉ vào tranh ảnh có hình các loài động vật để bé nhận diện được hình ảnh. Có thể dạy bé bằng cách nhắc lại tên hoặc mô phỏng tiếng kêu của những loài vật ấy nhiều lần để bé ghi nhớ.
- Khi bé phát ra những tiếng bi bô, ba mẹ hãy nhiệt tình đáp lại giống như đang nói chuyện với bé. Điều này sẽ kích thích khả năng tương tác và giao tiếp của trẻ bởi bé sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi được đáp lại.
Dạy con 8 tháng tuổi tập bò và tự đứng
Dạy con 8 tháng tuổi tập bò và tự đứng
Bé khi đã được 8 tháng tuổi đã có thể tự ngồi và bắt đầu tập bò. Đây là một trong những hoạt động để bé chuẩn bị cho những bước đi đầu tiên. Việc tập bò yêu cầu trẻ phải hoạt động các cơ bắp trên cơ thể, chân, tay, lưng, bụng thường xuyên để có thể di chuyển trong phạm vi rộng hơn.
Điều này sẽ giúp trẻ làm quen với việc vận động và sử dụng cơ thể một cách linh hoạt. Đối với bé, bò là một hoạt động khá khó khăn và đôi khi trẻ sẽ không thích vận động, vậy thì ba mẹ nên sử dụng đồ chơi để kích thích trí tò mò của bé. Cách làm này sẽ khiến bé thích vận động và tập bò nhiều hơn.
Khi cho bé tập bò, ba mẹ nên để bé được hoạt động ở không gian rộng rãi và an toàn như trên giường hoặc sàn nhà. Hãy sử dụng đồ chơi để bé cảm thấy thích thú và có mục tiêu bò lên. Đặc biệt, khi bé tập bò luôn phải có người lớn giám sát để đảm bảo bé được an toàn cũng như giúp đỡ bé khi cần thiết.
Dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh bằng các trò chơi thú vị
Dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh bằng các trò chơi thú vị
Trẻ nhỏ thường rất tò mò với thế giới xung quanh, đặc biệt bé thường cảm thấy thích thú và hào hứng với những trò chơi mới mẻ. Dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh bằng các trò chơi thú vị cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo để mẹ có thể giúp bé tăng cường khả năng tư duy và phát triển não bộ.
- Cho bé chơi với các khối hộp: Bé ở độ tuổi này đã có thể tự cầm nắm được đồ vật thì các hình khối chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Mẹ cho bé chơi với khối hộp vừa giúp bé yêu thích sự vận động, vừa để bé học được cách sắp xếp, nâng cao khả năng tư duy.
- Chơi với đồ chơi trong bồn tắm: Mẹ có thể sử dụng những món đồ chơi như vịt cao su, để vào bồn tắm của bé và xả nước với mực nước thấp để bé có thể vừa chơi đồ chơi, vừa tập ngồi trong bồn tắm. Khi bé chơi trong bồn tắm có nước, cần phải có người lớn giám sát để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
- Sử dụng tranh ảnh, sách báo để chơi với bé: Khi bé đã có khả năng nhận biết được hình ảnh, mẹ có thể dùng các loại hình ảnh, tranh minh họa để đưa ra câu đố cho bé, ví dụ như hỏi bé con vật này nằm ở đâu trên tranh và bé sẽ trả lời bằng cách chỉ tay vài hình ảnh. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng tư duy và ghi nhớ của bé một cách vô cùng hiệu quả giúp bé thông minh, lanh lợi hơn.
- Ngoài ra mẹ cũng có thể thông qua các trò chơi khác như đồ chơi có thể di chuyển được, bóng hay đồ chơi nhạc cụ dành cho bé để giúp trẻ phát triển khả năng vận động, giao tiếp hay tính tư duy sáng tạo.
Dạy trẻ 8 tháng tuổi bằng cách tạo sự tập trung và tò mò
Dạy trẻ 8 tháng tuổi bằng cách tạo sự tập trung và tò mò
Trẻ ở độ tuổi 8 tháng thường có sự tò mò rất lớn về thế giới xung quanh. Chính vì vậy mà ba mẹ nên biết dựa vào điểm này để dạy bé về những điều đơn giản và gần gũi nhất. Với sự nuôi dạy khoa học của ba mẹ, bé có thể xây dựng cho mình khả năng tập trung, tính tò mò và mong muốn được khám phá những điều mới mẻ.
Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi
Xem thêm : Điểm danh 5 cách nấu yến mạch bí đỏ cho bé ăn dặm thích mê
Để bé có thể phát triển khỏe mạnh, thông minh thì dinh dưỡng là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng. Trong thời gian 6 tháng đầu đời, mẹ hãy duy trì việc nuôi bé hoàn toàn bằng sữa mẹ và cai sữa cho bé đến khoảng 2 tuổi. Tuy nhiên nếu mẹ không đủ sữa cho bé thì cũng có thể bổ sung thêm bằng mẹ cần duy trì nuôi con hoàn toàn bằng các loại sữa bột để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Khi bé có hiện tượng biếng ăn, nhẹ cân, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia về dinh dưỡng.
Khi trẻ đã được 8 tháng tuổi thì mẹ có thể cho bé bắt đầu ăn dặm với các loại bột, cháo nấu cùng với các loại cá, rau, thịt đã được băm nhỏ và nấu nhừ. Trong giai đoạn này, bé bắt đầu mọc răng, mẹ cũng có thể cho bé thử các loại đồ ăn mềm để bé tập nhai.
Những điều cần tránh trong cách nuôi dạy trẻ 8 tháng tuổi
Bé chỉ mới được 8 tháng tuổi nên vẫn còn rất non nớt kể cả về tâm lý hay sức khỏe cơ thể. Cách nuôi dạy trẻ 8 tháng tuổi khoa học sẽ giúp bé hình thành nhận thức và có những thói quen tốt, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này. Vậy nên ba mẹ cần quan tâm, chăm sóc bé ngay từ giai đoạn đầu đời. Đồng thời cũng có một số điều cần tránh trong cách nuôi dạy trẻ 8 tháng tuổi mà ba mẹ cần lưu ý như:
Không để trẻ cô đơn quá lâu
Bé ở độ tuổi 8 tháng rất cần có sự quan tâm, chăm sóc và tương tác với mọi người xung quanh. Ba mẹ hãy luôn ở bên cạnh chơi đùa với bé để bé cảm nhận được sự an toàn khi ở cùng người thân. Thường xuyên trò chuyện, tương tác để tạo sự gắn kết với bé. Nếu ba mẹ để bé bị cô đơn trong khoảng thời gian dài, có thể khiến bé cảm thấy lo lắng và không có sự tin tưởng đối với người thân. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tư duy, nhận thức và khả năng giao tiếp của bé sau này.
Tránh để bé 8 tháng tuổi sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
Tránh để bé 8 tháng tuổi sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều
Việc sử dụng thiết bị điện tử cho bé 8 tháng tuổi là chưa cần thiết. Mẹ nên hạn chế thời gian bé sử dụng các loại thiết bị điện tử và tăng thời gian cho bé vui chơi cùng ba mẹ hay tiếp xúc với thế giới xung quanh. Thiết bị điện tử tuy có thể thu hút trí tò mò của trẻ và dùng để dỗ trẻ rất hiệu quả.
Tuy nhiên nó cũng có mặt hại vô cùng to lớn. Việc bé tiếp xúc với thiết bị điện tử khi còn quá nhỏ sẽ làm bé dễ mất tập trung, nghiện tivi, biếng ăn, không quan tâm đến sự vật xung quanh và thường xuyên có những cảm xúc không tốt. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tự nhiên của bé.
Thay vì để bé sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều thì trong giai đoạn đầu đời, mẹ hãy đồng hành cùng bé, vui chơi, quan tâm và trò chuyện nhiều hơn với bé. Cách dạy con này sẽ xây dựng cho bé sự hứng thú và luôn muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh giúp bé thông minh, phát triển trí tuệ và khỏe mạnh.
Tránh những loại thực phẩm không phù hợp với trẻ 8 tháng tuổi
Khẩu phần ăn của bé 8 tháng tuổi sẽ rất khác so với người trưởng thành. Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé còn khá yếu. Vì răng chưa mọc đầy đủ nên bé không thể ăn được những loại thực phẩm cứng và dai. Chính vì vậy thức ăn cho bé thường sẽ là đồ ăn mềm hoặc đã được xay nhuyễn để giúp bé dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ.
Các loại thực phẩm mà mẹ có thể tham khảo để đưa vào thực đơn cho bé như bột yến mạch, bột gạo, các loại rau củ hấp và một số loại thịt xay nhuyễn để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài những loại thực phẩm cứng thì mẹ không nên cho bé ăn những thức ăn có chứa nhiều đường và muối.
Mẹ cũng có thể cho bé đi kiểm tra sức khỏe, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được bé bị dị ứng với loại thực phẩm nào và không cho bé ăn những thực phẩm ấy. Đồng thời hãy lên một thực đơn dành riêng cho bé để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé.
Để bé không bị chán ăn, mẹ nên tham khảo thêm nhiều món ăn mới để kích thích vị giác của trẻ. Tạo nên sự hứng thú khi ăn sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng, thèm ăn và hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất, có lợi cho sự phát triển toàn diện của bé.
Không tạo áp lực và cáu giận với bé
Không tạo áp lực và cáu giận với bé
Tâm lý của trẻ nhỏ còn rất non nớt. Khi cảm thấy khó chịu, bé sẽ thể hiện ngay bằng cách khóc và kêu lên để mẹ hiểu. Khi này, mẹ nên giữ bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân khiến bé có những cảm xúc không tốt để điều chỉnh sao cho phù hợp với bé. Khi bé chưa học được điều mẹ dạy, hãy nhẹ nhàng trò chuyện, khen ngợi và động viên để bé có thể ghi nhớ bài học.
Việc tạo môi trường hạnh phúc, tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc và tâm lý của bé. Để nuôi dạy bé 8 tháng tuổi cần phải có sự kiên nhẫn và bình tĩnh bởi đây là những bài học đầu đời của trẻ và bé cũng cần thời gian để học.
Nếu mẹ luôn để bé chịu áp lực và bị la mắng, lâu dần sẽ khiến bé cảm thấy mất an toàn và không chịu hợp tác. Bé sẽ ngày càng không thích tiếp xúc với người thân. Điều đó sẽ làm cho bé gặp những vấn đề liên quan đến khả năng tương tác, giao tiếp và vận động. Hãy để bé phát triển trong môi trường lành mạnh và nhận được yêu thương từ gia đình.
Không nên làm quá nhiều cho trẻ
Một trong những cách dạy con 8 tháng tuổi thông minh mà các mẹ nên biết đó chính là không nên làm quá nhiều điều cho bé. Việc tạo một môi trường an toàn để bé có thể phát huy khả năng tự lập là vô cùng quan trọng. Mặc dù trẻ còn rất nhỏ nhưng cũng đã có thể tự mình làm được một số hoạt động cơ bản.
Mẹ không nên quá bảo bọc và làm hết mọi thứ cho bé. Một điều vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ đó chính là tìm hiểu về môi trường xung quanh, quan sát, thử nghiệm và luôn luôn học hỏi.
Mẹ có thể để bé tự làm một số việc đơn giản như tự ngồi chơi, để đồ chơi ra xa để bé tự bò đến lấy, đưa đồ ăn cho bé để bé tự ăn. Với cách dạy bé như vậy, mẹ sẽ rèn luyện được cho bé cách tự lập, xây dựng kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi bé được tự mình trải nghiệm sẽ giúp nâng cao nhận thức và tính chủ động trong mọi vấn đề. Đây chắc chắn sẽ là một kỹ năng vô cùng quan trọng cho sự phát triển của bé sau này.
Trên đây chính là cách dạy trẻ 8 tháng tuổi thông minh được truonglehongphong.edu.vn chia sẻ mà mẹ có thể tham khảo để xây dựng phương pháp dạy trẻ khoa học và hiệu quả. Bé khi được nuôi dạy trong môi trường tốt sẽ có thể phát huy được khả năng của bản thân, đồng thời gắn kết mối quan hệ của bé với ba mẹ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)