Làm sao để học cùng con, chơi cùng con hiệu quả tại nhà? Nếu ba mẹ đang tìm kiếm những giải pháp này thì đừng bỏ qua 10+ trò chơi thú vị, được tư vấn bởi chuyên gia Montessori quốc tế từ Trường Mầm non truonglehongphong.edu.vn nhé.
- Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo với hoạt động nghệ thuật ngoài trời
- 8 công thức nấu mì cho bé ăn dặm ngon miệng, đơn giản ngay tại nhà
- Tuyển tập 10 truyện tiếng anh cho bé 4 tuổi nổi tiếng
- Dạy trẻ kỹ năng sống: 5 nguyên tắc giao tiếp hiệu quả mà ba mẹ cần dạy cho trẻ
- 15 cách dạy con của người Nhật hay nhất cha mẹ nên tham khảo
1. Đọc sách
Đọc sách, truyện cho con nghe mỗi ngày
Bạn đang xem: Bí quyết chơi cùng con, học cùng con tại nhà hiệu quả từ Sakura Montessori
Đọc sách là một trong những hoạt động thú vị được các chuyên gia Montessori khuyến khích ba mẹ nên thực hiện cùng trẻ. Ba mẹ có thể dành thời gian mỗi tối để đọc sách với con. Trong quá trình đọc sách cho con, hãy sử dụng giọng đọc truyền cảm, không sử dụng tiếng địa phương. Ba mẹ cũng đừng quên đặt ra những câu hỏi về nội dung cuốn sách để thu hút trẻ.
Việc đọc sách cùng con từ nhỏ không chỉ cung cấp cho trẻ nhiều kiến thức thú vị về thế giới sống, phát triển ngôn ngữ mà còn nuôi dưỡng tình yêu sách và văn hóa đọc trong con. Đây sẽ là điểm tựa vững chắc để trẻ nghiên cứu và học tập ở các bậc học cao hơn.
Một số gợi ý sách cho trẻ từ 18 tháng đến 3 tuổi:
- Bộ sách “Tủ sách đầu đời của bé” – Tác giả Quỳnh Lê, Mai Ngô
- Bộ sách cho trẻ mầm non “Ai ở sau lưng bạn thế” – Tác giả Toshio Fukuda
- Gõ nhẹ vào thân cây kỳ diệu – Tác giả Christie Matheson
- Thân gửi sở thú – Tác giả Rod Campell
- Bộ sách cho trẻ mầm non “Cùng chơi với bé” – Tác giả Yuichi Kimura
- Bé bỏng ơi! Bố ở bên con – Tác giả Soosh
Một số gợi ý sách cho trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi:
- Bộ sách hay cho bé “Mỗi ngày con mỗi lớn khôn” – Nhiều tác giả
- Bộ 3 cuốn sách hay cho bé về Olivia – Tác giả Ian Falconer
- “Chuyện to chuyện nhỏ, thủ thỉ rù rì” – Tác giả Lizi Boyd
- Bộ sách cho bé “Những người bạn ngộ nghĩnh” – Tác giả Băng Ba
- Chú sâu háu ăn – Tác giả Eric Carl
Tổng hợp phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
2. Vẽ tranh hoặc làm đồ thủ công
Chỉ cần những tờ giấy A4, các loại giấy màu, bút chì, tẩy, hộp màu các loại… ba mẹ và các con có thể cùng nhau vẽ tranh hoặc làm đồ thủ công ở nhà rồi. Ba mẹ có thể hướng dẫn con vẽ tranh theo chủ đề cây cối, các loài hoa, động vật, ngôi nhà, trường học hoặc xếp thuyền, xé dán hình bông hoa…
Hoạt động vẽ tranh, làm đồ thủ công kích thích óc sáng tạo và khả năng cảm thụ nghệ thuật ở trẻ.
Xem thêm : Khám phá 10+ chủ đề từ vựng tiếng Anh cho bé 3 tuổi cực hay, dễ nhớ
>>Xem thêm: Vẽ tranh màu sắc bằng viên bi
3. Trò chơi tạo hình với đất nặn
Tạo hình với đất nặn
Đất nặn là một trong những đồ chơi có khả năng thúc đẩy trí não và óc sáng tạo của trẻ phát triển tối ưu ngay trong giai đoạn đầu đời. Trẻ em tương tác với mô hình đất nặn thường xuyên có thể rèn kỹ năng vận động, cải thiện sự phối hợp tay – mắt, sự nhận biết màu sắc, hình dạng cũng như sự tập trung quan sát, khéo léo… Hơn nữa, việc tạo hình với đất nặn cũng sẽ giúp thế giới quan của con mở rộng hơn, gia tăng nhận thức – cảm xúc tích cực.
Vì vậy, ba mẹ hãy dành thời gian chơi trò chơi đất nặn cùng con nhé. Hãy chuẩn bị cho con những khối đất nặn có màu sắc phong phú, hình ảnh minh hoạ trái cây, con vật, đồ vật… thậm chí là các vật thật để các bé có thể quan sát và thỏa sức sáng tạo với đất nặn.
>>Xem thêm: Tư duy sáng tạo của trẻ được nuôi dưỡng như thế nào tại truonglehongphong.edu.vn?
4. Trò chơi xếp hình
Trò chơi xếp hình
Theo các chuyên gia, xếp hình là trò chơi luyện trí não hiệu quả, nhất là với các bạn nhỏ 4-6 tuổi. Ba mẹ có thể cùng bé chơi trò xếp hình từ đơn giản đến phức tạp theo nhiều hình thù khác nhau. Ngoài ra, người lớn cũng nên khuyến khích trẻ ghép hình sáng tạo theo trí tưởng tượng của bản thân.
Các trò chơi xếp hình sẽ giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, sự tập trung, khéo léo và tỉ mỉ của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng được rèn luyện óc phân tích, khả năng tưởng tượng của trẻ thông qua việc di chuyển các mảnh ghép.
5. Trò chơi rút gỗ
Ba mẹ cần chuẩn bị một bộ trò chơi rút gỗ để cùng con chơi trò chơi này. Luật chơi rất đơn giản: Ba mẹ và bé sẽ thay nhau rút từng miếng gỗ và đặt lên trên cùng sao cho khối gỗ không bị đổ. Chơi rút gỗ thường xuyên sẽ giúp bé rèn luyện khả năng quan sát, sự khéo léo và tập trung.
6. Các trò chơi vận động
Vận động cùng trẻ mỗi ngày
0-6 tuổi là thời điểm thích hợp để tăng cường các hoạt động vận động thể chất cho trẻ. Ngay tại nhà, ba mẹ có thể cùng con tham gia một số trò chơi vận động đơn giản như: chạy bộ, đạp xe, nhảy lò cò, nhảy dây, bóng đá, bơi lội…
Xem thêm : Tổng hợp 100+ từ vựng tiếng Anh cho trẻ mầm non thú vị, dễ nhớ
Các trò chơi vận động không chỉ rèn luyện cho trẻ các kỹ năng vận động, nâng cao sức khỏe, gia tăng sức đề kháng mà còn phát triển cảm xúc tích cực cho trẻ. Đặc biệt, tham gia trò chơi vận động tại nhà còn gia tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ, thúc đẩy sự phát triển về trí tuệ cho trẻ.
7. Xem phim
Cùng nhau xem những bộ phim ý nghĩa mỗi dịp cuối tuần là một trải nghiệm tuyệt vời cho ba mẹ và các bé. Xem phim cũng là một trong những cách để vừa giải trí, vừa dạy con học những điều hay. Ba mẹ có thể lựa chọn các tựa phim hoạt hình theo chủ đề gia đình, trường học… cho trẻ. Ba mẹ đừng quên đặt câu hỏi gợi ý, giúp con giải thích những chi tiết trong phim nếu con không hiểu hết nhé!
8. Làm việc nhà
Dạy con làm việc nhà
Các bạn nhỏ sẽ vô cùng hào hứng nếu được ba mẹ mời gọi tham gia vào công việc nhà vừa sức. Thay vì giúp trẻ làm mọi việc, ba mẹ có thể hướng dẫn và cho phép các con thực hiện một số công việc nhà như quét nhà, chăm sóc cây xanh, chuẩn bị bàn ăn, vào bếp nấu nướng các món ăn đơn giản.
Việc trao quyền cho trẻ tham gia vào các công việc nhà mang lại những cảm xúc tích cực trong trẻ. Con sẽ cảm thấy bản thân có ích hơn, sẵn sàng tự lập hơn qua từng ngày.
9. Trò chơi luyện giọng ca sĩ
Đây là một trong những trò chơi đơn giản mà ba mẹ và bé có thể thực hiện ngay tại nhà. Bằng cách: Mở những bài hát thú vị như Baby Shark, Hello, Bà ơi bà, Bống bống bang bang… cho trẻ nghe, đồng thời hát và nhún nhảy cùng trẻ.
Trò chơi luyện giọng ca sĩ sẽ giúp trẻ gia tăng vốn từ, học cách phát âm tốt hơn. Ngoài ra, trò chơi này cũng bồi dưỡng sự tự tin và nuôi dưỡng đam mê âm nhạc trong con từ nhỏ.
10. Giải câu đố
Trẻ nhỏ vốn có tính tò mò rất cao. Cho nên trò chơi giải câu đố sẽ hấp dẫn và thu hút trẻ hơn bao giờ hết. Chúng có thể chơi cả ngày không chán.
Ba mẹ có thể chuẩn bị những câu đố bằng hình ảnh để trẻ đoán xem đó là gì. Đi kèm với mỗi hình ảnh là những câu chuyện hoặc những lý giải của ba mẹ để trẻ hiểu hơn về đáp án.
Trò chơi giải câu đố vừa giúp trẻ rèn khả năng tư duy, vừa gia tăng vốn từ vựng, đồng thời rèn luyện sự tập trung ở trẻ.
Trên đây là 10 trò chơi vừa học, vừa chơi hiệu quả cùng con tại nhà. Hãy bỏ điện thoại xuống và chơi cùng con ngay thôi.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)