- Những kỹ năng trong CV thu hút nhà tuyển dụng
- Kỹ năng tư duy
- Kỹ năng tư duy phản biện
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng trí tuệ cảm xúc
- Kỹ năng mềm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng thích nghi
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng đàm phán
- Kỹ năng chuyên môn
- Kỹ năng ngoại ngữ
- Kỹ năng tin học văn phòng
- Kỹ năng tổng hợp
- Kỹ năng quản lý dự án
- Kỹ năng thiết kế
- Kỹ năng viết tốt
- Kỹ năng phân tích dữ liệu
- Kỹ năng nghiên cứu
- Hướng dẫn cách viết kỹ năng trong CV
- Phần kỹ năng nên được viết vào phần nào trong CV?
- Cách viết phần kỹ năng mềm, kỹ năng cứng
- Cách viết phần kỹ năng chuyên môn, tổng hợp
- Trình bày phần kỹ năng trong CV hiệu quả
- Cách sử dụng danh sách kỹ năng
- Một số điều cần lưu ý khi viết phần kỹ năng trong CV
- Chọn những kỹ năng phù hợp
- Phân biệt được giữa kỹ năng và thế mạnh
- Lựa chọn những kỹ năng mềm phù hợp với môi trường công việc
- Phân loại các loại kỹ năng
- Tham khảo cách trình bày phần kỹ năng trong một số mẫu CV có sẵn
Kỹ năng là phần không thể thiếu trong một bản CV chuẩn. Tuy nhiên, nếu chỉ viết đơn giản, liệt kê các kỹ năng chung chung, bạn sẽ không thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, nhất là những CV chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Cùng chúng tôi khám phá cách viết kỹ năng trong CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng trong bài viết dưới đây nhé!
- GOAT là gì? Vì sao từ này phổ biến và hướng dẫn sử dụng từ GOAT đúng cách
- Số 7 có may mắn không? Đẹp hay xấu? Là Thất hay Phất?
- Hướng dẫn cách xuống dòng trong Google Sheet cực nhanh chóng
- Những lời chúc sinh nhật sếp bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa
- Top 10 dịch vụ taxi giá rẻ tại Bà Rịa để bạn có chuyến đi trọn vẹn
Những kỹ năng trong CV thu hút nhà tuyển dụng
Phần kỹ năng trong CV xin việc thường bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, khả năng sử dụng các công cụ và phần mềm có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem liệu ứng viên có phù hợp với vị trí và yêu cầu công việc hay không. Bên cạnh đó, phần kỹ năng cũng giúp ứng viên tự đánh giá và chủ động cải thiện các kỹ năng của mình để phù hợp với các vị trí công việc khác trong tương lai.
Bạn đang xem: Bật mí cách viết kỹ năng trong CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà nhiều ứng viên đang bỏ lỡ
Do đó, cách viết kỹ năng trong CV xin việc là rất quan trọng. Vậy có những kỹ năng nào trong CV thu hút nhà tuyển dụng?
Kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy phản biện
Kỹ năng tư duy phản biện là kỹ năng liên quan đến khả năng phân tích, xử lý tình huống, đưa ra những ý kiến đúng đắn, logic và có tính thuyết phục cho một vấn đề. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và công việc. Sở hữu kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp bạn hiểu và đánh giá các thông tin, dữ liệu một cách chính xác, khách quan. Đồng thời phân tích và đánh giá để đưa ra những ý kiến đúng đắn, có tính thuyết phục cao.
Ngoài ra, người sở hữu kỹ năng tư duy phản biện còn có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và khó khăn trong công việc. Đồng thời cho ra các ý tưởng mới và sáng tạo.
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng tư duy sáng tạo là khả năng tạo ra các ý tưởng mới và đột phá, giúp giải quyết các vấn đề phức tạp và khó khăn một cách hiệu quả. Sở hữu kỹ năng này sẽ giúp bạn tìm kiếm và tận dụng các cơ hội mới để phát triển bản thân và công việc.
Trong kinh doanh, việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp mới là điều cần thiết giúp doanh nghiệp chiếm lợi thế trên thị trường. Do đó, các nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên có đầy đủ tố chất và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng tư duy sáng tạo trong quá trình tìm kiếm ứng viên.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề là khả năng phân tích và đánh giá các thông tin, dữ liệu, qua đó tìm ra các giải pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề trong công việc và cuộc sống. Khả năng nhanh nhạy, giải quyết vấn đề theo nhiều hướng khác nhau sẽ giúp bạn làm chủ được những vấn đề phát sinh.
Đối với sinh viên mới ra trường hoặc những người chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, bạn đừng quên thể hiện kỹ năng này trong CV xin việc nhé!
Kỹ năng trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Với kỹ năng này, bạn sẽ biết cách điều tiết tốt thái độ, cảm xúc của bản thân trong khi làm việc với mọi người. Thông qua kỹ năng này, nhà tuyển dụng sẽ biết được liệu ứng viên có làm việc theo cảm tính hay không.
>>>Xem thêm: Các cách viết CV chuẩn chỉnh
Kỹ năng mềm
Bên cạnh các kỹ năng tư duy logic, nhà tuyển dụng thường ưu tiên ứng viên giỏi toàn diện. Nghĩa là họ cũng cần sở hữu những kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ công việc. Do đó, cách viết kỹ năng trong CV sẽ không thiếu được những kỹ năng mềm dưới đây.
Kỹ năng giao tiếp
Bất kỳ công việc nào cũng cần đến kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là các ngành nghề liên quan đến thuyết trình, thuyết phục. Có thể nói kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng hàng đầu không thể thiếu trong CV xin việc.
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn truyền đạt thông tin và ý tưởng một cách rõ ràng, chính xác trong các cuộc họp hay trong những buổi thảo luận nhóm. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp bạn nhanh chóng hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc mới.
Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là kỹ năng cơ bản bắt buộc phải có mà nhà tuyển dụng luôn yêu cầu ở ứng viên. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bạn biết sắp xếp, phân chia nhiệm vụ và biết cách giải quyết khéo léo khi xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên. Bên cạnh đó, làm việc nhóm tốt còn giúp xây dựng tình đoàn kết và truyền tinh thần làm việc cho nhau. Vì thế, bạn đừng bỏ qua kỹ năng này trong CV của mình nhé.
Kỹ năng lãnh đạo
Trong CV xin việc, đặc biệt là ứng tuyển tại các vị trí quản lý, vị trí cấp cao, kỹ năng lãnh đạo là bắt buộc đối với ứng viên. Người có kỹ năng lãnh đạo là người có khả năng truyền động lực làm việc và biết cách tạo ra năng lượng làm việc cho các thành viên trong nhóm của mình.
Khi ứng tuyển vào những vị trí đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo cao thì bạn sẽ có khả năng phát triển bản thân càng cao. Vì vậy, bạn đừng ngần ngại cho nhà tuyển dụng biết mình cũng có kỹ năng lãnh đạo nhé!
Kỹ năng thích nghi
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những CV có liệt kê kỹ năng thích nghi trong nội dung. Bởi sở hữu kỹ năng thích nghi tốt, ứng viên sẽ dễ dàng bắt đầu với công việc mới, nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc và văn hóa công ty mới và có thể thích nghi với nhiều tình huống đa dạng,..
Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng lập kế hoạch là khả năng tư duy, hoạch định và quản lý công việc một cách hiệu quả. Vì vậy, đừng ngại đưa kỹ năng này vào CV để nhà tuyển dụng biết rằng bạn có khả năng sắp xếp công việc một cách tuần tự, khoa học giúp công việc đạt hiệu quả cao nhất.
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian là khả năng sắp xếp và sử dụng thời gian một cách hiệu quả để hoàn thành công việc đúng hạn và đạt được mục tiêu đề ra. Thông qua kỹ năng này, nhà tuyển dụng sẽ thấy được tính kỷ luật, rõ ràng và minh bạch trong cách làm việc khi bạn đã có sự phân chia và sắp xếp thời gian hợp lý. Vì thế, trong cách viết kỹ năng trong CV đừng bỏ qua khả năng quản lý thời gian nhé.
Kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực
Sự cạnh tranh khốc liệt trong công việc đòi hỏi ứng viên cần có khả năng làm việc trong môi trường áp lực. Vì thế, hãy liệt kê kỹ năng này vào CV xin việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Họ sẽ đánh giá rằng bạn là người có trách nhiệm trong công việc, là lựa chọn phù hợp cho vị trí công việc mà họ đang cần.
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn rèn luyện sự tự tin khi đứng trước đám đông, dám trình bày ý kiến của bản thân trước đám đông và tăng khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Ngoài ra, kỹ năng thuyết trình trong CV xin việc còn là phương thức gián tiếp thể hiện sự tự tin, cầu tiến trong công việc và khả năng truyền đạt thông tin đến mọi người một cách hiệu quả nhất cho nhà tuyển dụng.
Kỹ năng đàm phán
Khi làm việc trong môi trường công sở, kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn tránh khỏi những mâu thuẫn không đáng có và tìm ra hướng đi tối ưu nhất khi làm việc với đồng nghiệp, cấp trên hay thậm chí là khách hàng.
Thông qua kỹ năng đàm phán, nhà tuyển dụng còn nhìn thấy khả năng xử lý tình huống tốt, phản ứng nhanh nhạy và khả năng duy trì cho các mối quan hệ để tránh xảy ra mâu thuẫn ở ứng viên.
Kỹ năng chuyên môn
Xem thêm : (Tổng hợp) Những câu nói hay nhất của Huấn Hoa Hồng
Kỹ năng chuyên môn là kiến thức chuyên sâu về một ngành nghề hay lĩnh vực đã được đào tạo bài bản. Thông qua kỹ năng chuyên môn trong CV, bạn có thể trao đổi gián tiếp với nhà tuyển dụng về những kỹ năng, nền tảng có sẵn của mình
Kỹ năng ngoại ngữ
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ngoại ngữ đang là yêu cầu bắt buộc của nhiều đơn vị tuyển dụng, là điểm mạnh và là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp của bạn. Vì thế, bên cạnh kỹ năng chuyên môn thì kỹ năng ngoại ngữ cũng là một trong số những kỹ năng cần đưa vào Cv xin việc để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Kỹ năng tin học văn phòng
Tin học văn phòng là kỹ năng cơ bản cần có ở hầu hết mọi công việc. Sở hữu kỹ năng này bạn có thể soạn thảo hợp đồng và các loại giấy tờ hành chính; lập báo cáo thu chi và bảng tính lương; thiết kế nội dung để thuyết trình trước mọi người,… Vì thế, hãy tạo lợi thế cho bản thân bằng cách rèn luyện và đưa kỹ năng này vào trong CV xin việc của mình nhé
Kỹ năng tổng hợp
Để CV của bạn ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn cần nêu một số kỹ năng tổng hợp dưới đây:
Kỹ năng quản lý dự án
Kỹ năng quản lý dự án cho bạn là người biết cách lên kế hoạch công việc và kiểm soát tốt thời gian, con người. Vì thế, bạn hãy đưa kỹ năng này vào trong CV để khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bản thân là lựa chọn phù hợp cho vị trí công việc mà họ đang thiếu.
Kỹ năng thiết kế
Không phải ngành nghề nào cũng yêu cầu kỹ năng thiết kế ở ứng viên. Tuy nhiên, bạn sẽ ghi điểm với nhà tuyển dụng khi liệt kê kỹ năng này trong CV xin việc, nhất là với các ngành nghề như: Marketing, xây dựng thương hiệu, quảng cáo, designer,…
Kỹ năng viết tốt
Kỹ năng viết tốt là khả năng sử dụng ngôn từ và cấu trúc câu để truyền đạt thông tin và ý tưởng một cách rõ ràng, chính xác và hiệu quả. Đây là kỹ năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: viết báo cáo, email, tin nhắn, nội dung trang web, văn thư,…
Kỹ năng phân tích dữ liệu
Kỹ năng phân tích số liệu là khả năng tách rời các chi tiết và thông tin từ dữ liệu để đánh giá sự hiệu quả của công việc hay mức độ hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Qua đó, bạn có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét để cải thiện những mặt chưa tốt của vấn đề.
Kỹ năng nghiên cứu
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng trong lĩnh vực Marketing, hỗ trợ cho các công việc như: tìm kiếm số liệu, nghiên cứu thông tin,… Khi kỹ năng này được liệt kê trong CV, nhà tuyển dụng sẽ có nhận định và đánh giá về sự phù hợp của bạn đối với vị trí công việc đang ứng tuyển thông qua khả năng tìm kiếm, tổng hợp và nghiên cứu thông tin.
Hướng dẫn cách viết kỹ năng trong CV
Phần kỹ năng nên được viết vào phần nào trong CV?
Bạn có thể viết kỹ năng vào: mục sơ lược (CV Summary), mục Kinh nghiệm (Experience), mục Bằng cấp (Certifications) hoặc tạo riêng mục Kỹ năng.
Nếu viết kỹ năng ở mục Giới thiệu bản thân (Summary), Kinh nghiệm làm việc(Work Experience) hay Bằng cấp (Certifications) thì bạn sẽ không thể thể hiện các kỹ năng một cách cụ thể, bởi bị giới hạn mặt không gian trình bày. Vì thế, bạn nên tạo một mục kỹ năng riêng trong CV để có thể mô tả được tất cả các kỹ năng một cách rõ ràng và chi tiết, từ đó nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi hơn.
Cách viết phần kỹ năng mềm, kỹ năng cứng
Cách viết kỹ năng trong CV là bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là những kiến thức và chuyên môn mà bạn đã được học ở trường học hoặc trong các khóa đào tạo. Kỹ năng này chủ yếu liên quan đến kỹ thuật, được đúc kết qua việc thực hành. Các kỹ năng cứng bao gồm: Kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, kỹ năng vận hành máy móc,…
Còn kỹ năng mềm là những kỹ năng bản thân tự phát triển để hoàn thiện hơn. Kỹ năng mềm là yếu tố quyết định đến sự thành công của mỗi người. Các kỹ năng mềm bao gồm: giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý, tư duy,…
Cách viết phần kỹ năng chuyên môn, tổng hợp
Kỹ năng chuyên môn là những kiến thức học thuật riêng của mỗi lĩnh vực/ngành nghề, được đào tạo bài bản tại trường lớp. Kỹ năng chuyên môn không tự nhiên có mà phải được bổ sung, trau dồi liên tục trong một thời gian dài. Ngoài học tập, bạn còn có thể tích lũy kỹ năng này nhờ vào kinh nghiệm thực tế trong công việc.
Còn kỹ năng tổng hợp lại được rèn giũa trong một môi trường cụ thể nhưng được vận dụng trong nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.
Trình bày phần kỹ năng trong CV hiệu quả
Trình bày kỹ năng trong CV không khó, nhưng làm thế nào để kỹ năng đó thu hút nhà tuyển dụng là điều không hề dễ dàng. Hiện nay, cách viết kỹ năng trong CV được chia thành 2 dạng là trình bày và đánh giá theo thang điểm.
Với dạng trình bày bạn chỉ cần trình bày tóm tắt các kỹ năng bằng những gạch đầu dòng. Còn trình bày dưới dạng thang điểm sẽ là bạn tự chấm điểm cho các kỹ năng của mình.
Cách sử dụng danh sách kỹ năng
Để tạo điểm nhấn cho CV và dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng, bạn có thể sử dụng danh sách kỹ năng theo cách viết kỹ năng trong CV sau:
- Dùng từ khóa kỹ năng trong phần mô tả kinh nghiệm làm việc. Cách này sẽ phù hợp với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Dùng từ khóa kỹ năng ngay trong phần giới thiệu bản thân để nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt khi vừa đọc CV
Một số điều cần lưu ý khi viết phần kỹ năng trong CV
Ngoài cách viết kỹ năng trong CV, bạn cũng cần nắm một số lưu ý sau để bản CV trở nên ấn tượng hơn:
Chọn những kỹ năng phù hợp
Thay vì lan man vào những kỹ năng chung chung, bạn nên trình bày những kỹ năng phù hợp với mô tả công việc của vị trí đang ứng tuyển. Vì thế, bạn nên đọc kỹ mô tả công việc để xác định những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp trước khi liệt kê vào trong CV. Hãy luôn nhớ rằng kỹ năng càng phù hợp, CV càng tạo ấn tượng tốt.
Phân biệt được giữa kỹ năng và thế mạnh
Kỹ năng và thế mạnh là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau:
Kỹ năng là khả năng hoặc kỹ thuật mà một người có thể học được hoặc phát triển thông qua việc rèn luyện hoặc trải nghiệm. Ví dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng quản lý thời gian.
Thế mạnh là một khía cạnh tích cực của một người, giúp người đó nổi bật và thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Thế mạnh có thể là kỹ năng, nhưng nó cũng có thể là một phẩm chất, một niềm đam mê, hoặc một sở trường đặc biệt. Ví dụ: thế mạnh về sáng tạo, thế mạnh về sức khỏe, thế mạnh về khả năng lãnh đạo.
Lựa chọn những kỹ năng mềm phù hợp với môi trường công việc
Xem thêm : Bệnh bạch hầu là gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không?
Bên cạnh năng lực chuyên môn, nhà tuyển dụng luôn ưu tiên những ứng viên phù hợp với văn hóa, môi trường làm việc của doanh nghiệp họ. Vì thế, khi viết phần kỹ năng trong CV, bạn cũng cần lưu ý chọn những kỹ năng mềm phù hợp để giúp bản thân ghi điểm ấn tượng trước nhà tuyển dụng nhé.
Phân loại các loại kỹ năng
Bạn nên phân loại các kỹ năng riêng để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt thông tin. Đối với những vị trí yêu cầu nhiều về kỹ năng, bạn nên trình bày thành từng phần kỹ năng cứng, kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn. Với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm, CV còn trống nhiều chỗ thì nên phân chia mục kỹ năng để mẫu CV trong đẹp mắt hơn.
Tham khảo cách trình bày phần kỹ năng trong một số mẫu CV có sẵn
Một bản CV xin việc chuẩn chỉnh sẽ thể hiện được đầy đủ các thông tin về ứng viên, từ thông tin cá nhân đến trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng. Nếu khéo léo trong cách viết kỹ năng trong CV thì cánh cửa nghề nghiệp của bạn sẽ rộng mở hơn. Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công và sớm tìm được công việc mơ ước!
Việc viết CV một cách ấn tượng có thể là yếu tố quyết định giúp bạn nổi bật trong quá trình ứng tuyển. Đặc biệt, nếu bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên kế toán, việc xây dựng một CV xin việc kế toán chuyên nghiệp và rõ ràng là vô cùng quan trọng. Những chi tiết nhỏ như kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, và sự am hiểu về kế toán thanh toán có thể giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn muốn tham khảo một số CV kế toán – cv đẹp chuyên nghiệp hoặc học cách viết CV Harvard để nâng cao cơ hội trúng tuyển, hãy dành thời gian để nghiên cứu và hoàn thiện hồ sơ của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm cách tạo CV đơn giản nhưng vẫn ấn tượng, có nhiều công cụ hỗ trợ mà bạn có thể sử dụng.
Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại Nguyễn Tất Thành! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Base tuyển dụng, NTQ Solution tuyển dụng, TMA Solutions tuyển dụng, EY Vietnam tuyển dụng, Bravo tuyển dụng, Tin Học Ngôi Sao tuyển dụng, Got It tuyển dụng, HPT tuyển dụng.
— HR Insider —
Nguyễn Tất Thành – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC Nguyễn Tất Thành là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. Nguyễn Tất Thành kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại Nguyễn Tất Thành, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Blog
Ý kiến bạn đọc (0)