Kiến thức tiểu học

9 cách hóa giải vấn đề bé không hợp tác ăn dặm hiệu quả

1

Thời điểm lý tưởng để cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi, lúc này trẻ được làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Nhiều trẻ thích nghi tốt, hứng thú với món ăn mới, tạo đà cho quá trình phát triển toàn diện. Tuy nhiên nhiều bé không hợp tác ăn dặm, chỉ uống sữa dẫn đến sụt cân, thấp bé khiến cha mẹ lo lắng. Trong trường hợp này cần xử lý như thế nào, truonglehongphong.edu.vn sẽ cùng phụ huynh tìm ra lời giải đáp ngay trong nội dung dưới đây.

Làm thế nào khi bé ăn dặm không hợp tác

Tại sao bé ăn dặm không hợp tác?

Tình trạng trẻ biếng ăn dặm có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Cha mẹ cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân chính xác để từ đó tìm ra cách xử lý vấn đề hiệu quả. Một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không hợp tác ăn dặm có thể đến từ các vấn đề sau:

Chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm không phù hợp

Phụ huynh cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều có thể gây ra tình trạng bé ăn dặm không hợp tác. Theo khuyến cáo thời điểm phù hợp cho trẻ ăn dặm là khi bé được 6 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm trước 5 tháng, hay sau 7 – 8 tháng đều có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Giai đoạn 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của con đã có sự phát triển nhất định có thể làm quen và tiêu hóa thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Bên cạnh đó, trẻ hình thành sự tò mò, khám phá thức ăn, thích đưa đồ ăn lên miệng và có thể tập nhai nuốt. Vì vậy, nếu trẻ không thích ăn dặm chỉ thích uống sữa, cha mẹ nên xem xét lại thời điểm cho con ăn dặm phù hợp chưa.

Góc giải đáp 101 câu hỏi về ăn dặm dành cho bé yêu

Chế biến món ăn không phù hợp

bé không hợp tác ăn dặmChế biến món ăn không phù hợp khiến trẻ không muốn ăn

Cha mẹ thường xuyên cho con ăn 1 món ăn, cách chế biến đồ ăn không thay đổi dễ làm trẻ chán ăn. Giai đoạn tập ăn dặm với trẻ là hành trình khám phá thực phẩm mới, do đó chúng ta cần tạo cho con sự hứng thú, cảm giác ngon miệng, tâm trạng vui vẻ tiếp nhận bữa ăn.

Trong quá trình nấu đồ ăn dặm, phụ huynh nên thay đổi các chế biến, cách trình bày món ăn thu hút trẻ. Với trẻ dưới 1 tuổi không nên nêm nếm gia vị nhất là đường và muối. Không nấu món ăn quá nồng, không nấu đi nấu lại món ăn trong ngày khiến trẻ từ chối, thậm chí sợ bữa ăn dặm.

>>Xem thêm: 7 cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng hứng thú, cha mẹ nhàn tênh

Bố trí lịch ăn dặm không hợp lý

Tâm lý muốn cho con ăn nhiều để nhanh tăng cân là nỗi lòng chung của nhiều bậc cha mẹ. Tuy nhiên việc bố trí lịch ăn dặm dày đặc, các cữ ăn quá gần nhau khiến trẻ luôn cảm thấy no bụng không muốn ăn. Ngoài ra, cho trẻ ăn các bữa quá gần, thức ăn chưa tiêu hóa hết, lại phải tiếp nhận thức ăn mới sẽ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, béo phì ở trẻ.

Bố trí các bữa ăn quá xa, trẻ bị quá đói mới cho con ăn cũng là việc làm không có lợi cho sức khỏe. Khi trẻ quá đói, mệt mỏi, con cũng sẽ không hợp tác ăn uống. Vì vậy cha mẹ cần bố trí khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn dặm, đan xen cho trẻ uống sữa để con luôn có cảm giác muốn ăn.

Tổng hợp phương pháp ăn dặm tốt nhất cho bé

9 cách hóa giải vấn đề bé không hợp tác ăn dặm hiệu quả

Làm sao để bé hứng thú ăn dặm là mong muốn chung của phụ huynh khi con bước sang giai đoạn này. Loại trừ các yếu tố trẻ bị bệnh lý cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, chúng ta hoàn toàn có thể hóa giải vấn đề bằng các gợi ý sau đây:

bé không hợp tác ăn dặm9 cách hóa giải vấn đề bé không hợp tác ăn dặm hiệu quả

1. Xây dựng lịch ăn dặm hợp lý

Cha mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn dặm khi trẻ từ 5 – 7 tháng tuổi tùy thuộc vào khả năng, nhu cầu của trẻ. Bên cạnh đó, cần xây dựng cho con lịch ăn dặm khoa học, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, năng lượng của bé. Cha mẹ cần chú ý, đảm bảo nhu cầu sữa hàng ngày của trẻ và bố trí xen kẽ các bữa ăn dặm với khoảng cách hợp lý.

Thông thường ở giai đoạn tập ăn dặm, cha mẹ chỉ nên cho con ăn 1 – 2 bữa/ ngày tùy thuộc vào phương pháp ăn dặm và khả năng tiếp nhận của trẻ. Mỗi bữa ăn bắt đầu với lượng nhỏ, thức ăn nấu loãng mịn có kết cấu tương tự sữa mẹ để trẻ dễ làm quen. Sau thời gian làm quen thì tăng dần độ đặc và lượng ăn của bé.

2. Cho trẻ uống lượng sữa phù hợp với giai đoạn phát triển

bé không hợp tác ăn dặmCho trẻ uống lượng sữa phù hợp với giai đoạn phát triển

Các chuyên gia khuyến cáo sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy phụ huynh cần đảm bảo lượng sữa cho trẻ mỗi ngày, đừng vội vàng cai sữa khi con đã ăn dặm vì nghĩ thức ăn đã có thể thay thế. Việc cai sữa đột ngột dễ khiến xảy ra tình trạng thiếu chất gây bệnh còi xương, chậm phát triển. Đồng thời trẻ quấy khóc, khó chịu, không muốn ăn dặm.

Lượng sữa được khuyến khích là từ 500 – 700ml/ngày với trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng. Việc cho con uống sữa quá nhiều cũng khiến trẻ biếng ăn dặm, bỏ bữa. Bố trí cữ uống sữa nên cách xa bữa ăn dặm từ 1,0 – 1,5 giờ để đảm quá trình tiêu hóa, con không còn no sẽ hợp tác ăn dặm.

>>Xem thêm: [Hỏi đáp] Ăn dặm xong bao lâu thì uống sữa? truonglehongphong.edu.vn

3. Chế biến đồ ăn dặm theo công thức tiêu chuẩn

Các công thức chế biến đồ ăn dặm tiêu chuẩn chứa đầy đủ khoáng chất, dinh dưỡng, vitamin… phù hợp với yêu cầu của cơ thể trẻ. Bên cạnh đó, ban đầu cha mẹ nên chế biến món ăn theo đúng chuẩn để đảm bảo tính khoa học và phù hợp cho sự tiêu hóa của con.

Quá trình chế biến món ăn dặm phụ huynh cần chú ý các nguyên tắc cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn. Việc cân bằng dinh dưỡng rất quan trọng cần cân đối đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết là chất đạm, chất béo, nhóm bột đường, vitamin và khoáng chất. Món ăn dặm cần được chế biến đa dạng, màu sắc bắt mắt, trang trí hấp dẫn để kích thích con ăn uống ngon miệng mỗi ngày giải quyết tình trạng bé ăn dặm không hợp tác.

4. Thường xuyên thay đổi món ăn và cách trình bày

bé không hợp tác ăn dặmTrình bày món ăn nhiều màu sắc hấp dẫn trẻ

Nếu bé ăn dặm không hợp tác, chúng ta nên xem lại thực đơn ăn dặm của con. Trong thực đơn đừng để xảy ra tình trạng lặp lại món ăn quá nhiều, cách chế biến giống nhau. Mặc dù ăn dặm là quá trình còn làm quen với mùi vị, nhưng việc lặp lại này sẽ khiến trẻ nhàm chán, không muốn ăn.

Bên cạnh đó, phụ huynh cần nhớ, khẩu vị của con không giống cha mẹ, vì vậy hãy nấu món mà trẻ cảm thấy thích thay vì món mình ăn thấy ngon. Trẻ thích thú với màu sắc, hãy trình bày món ăn hấp dẫn là cách cho trẻ ăn dặm không khóc và hào hứng với bữa ăn của mình.

5. Tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho trẻ

Sức khỏe yếu, cơ thể không khỏe là yếu tố khiến trẻ luôn mệt mỏi và bé không hợp tác ăn dặm. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho trẻ thông qua các nguyên tắc như sau:

  • Cho trẻ ăn theo thể trạng: Cha mẹ cần quan sát thói quen ăn uống của con để cho bé ăn theo thể trạng, đảm bảo cơ thể hấp thụ tốt nhất, tránh tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. Không nên so sánh trẻ này với trẻ khác, bởi mỗi bé có nhu cầu năng lượng, dưỡng chất khác nhau.
  • Cho trẻ ăn đúng cách: Hãy chú ý từ cách chọn thực phẩm, phối hợp thực phẩm, chế biến theo đúng tiêu chuẩn khoa học. Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm khó tiêu, dễ gây dị ứng hay thực phẩm không phù hợp lứa tuổi. Với trẻ dưới 1 tuổi không nên cho con ăn gia vị muối đường, các món ăn sẵn nhiều dầu mỡ hay đồ ăn nấu đi nấu lại nhiều lần.
  • Chọn thực phẩm an toàn: Các thực phẩm nấu ăn dặm cho trẻ nên chọn loại tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh, mua từ các địa chỉ cung cấp uy tín. Bên cạnh đó nên chế biến thực phẩm tươi trong vòng 24 giờ hoặc bảo quản đúng cách.
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất: Cha mẹ chú ý đến thực đơn và các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu để kịp thời bổ sung giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Khi trẻ có cơ thể khỏe mạnh con ăn uống ngon miệng và hợp tác hơn.

6. Tôn trọng nhu cầu, sở thích ăn uống của trẻ

bé không hợp tác ăn dặmTôn trọng nhu cầu, sở thích ăn uống của bé

Nhiều phụ huynh không kiên nhẫn vì tập ăn dặm mà còn không chịu ăn. Chúng ta cần cho trẻ thời gian để con thích nghi với thức ăn ngoài sữa mẹ. Trẻ cần được tôn trọng và cha mẹ không được ép con ăn, tình trạng ép ăn kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tâm lý khiến bé trở nên biếng ăn, sợ ăn.

Ngoài ra, trẻ cần được tự quyết định lượng thức ăn cũng như món ăn yêu thích nạp vào cơ thể. Cha mẹ chỉ nên can thiệp vào việc lên lịch ăn dặm, sắp xếp bữa ăn hợp lý, chế biến món ăn phù hợp và xây dựng thói quen ăn uống khoa học cho trẻ.

7. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Nên cho con ăn dặm khi con có thể ngồi vững và bắt đầu bữa ăn bằng việc cho trẻ ngồi ghế ăn riêng để thưởng thức bữa ăn. Ngay từ đầu cần rèn cho trẻ thói quen ăn uống tập trung, không xem tivi, thiết bị điện tử, chơi đồ chơi, không cho trẻ ăn rong…

Tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt đồ ăn trước mỗi bữa ăn, khiến trẻ cảm giác no không hợp tác ăn dặm. Mỗi bữa ăn chỉ nên gói gọn trong 30 phút, sau đó cha mẹ dọn dẹp đồ ăn và chờ đến bữa sau.

8. Cho trẻ ngồi ăn cùng bữa ăn của gia đình

bé không hợp tác ăn dặmCho trẻ ngồi ăn cùng bữa ăn của gia đình

Cho trẻ ngồi ăn cùng bữa ăn của gia đình là cách để giải quyết tốt vấn đề làm sao để bé hứng thú ăn dặm. Những bữa ăn đông đủ các thành viên giúp trẻ cảm thấy hứng thú, dễ chịu và ăn ngon miệng.

Bên cạnh đó việc ngồi ăn cùng người lớn khiến trẻ bắt chước và học theo các kỹ năng ăn uống. Trẻ học cách cầm nắm, nhai nuốt, thói quen ăn uống lành mạnh khác. Cha mẹ lưu ý cần tạo không khí ăn uống vui vẻ, thoải mái cho cả gia đình.

9. Kiên nhẫn đồng hành cùng con trên hành trình ăn dặm

Trên hành trình ăn dặm, có thể trẻ từ chối món ăn do chưa quen với thực phẩm mới, cha mẹ cần kiên nhẫn để giúp trẻ quen dần. Mỗi thực phẩm mới nên cho trẻ làm quen trong khoảng 3 ngày với cách phối hợp đồ khác nhau. Việc tiếp xúc nhiều lần với thức ăn sẽ giúp thử phản ứng và cho trẻ học cách chấp nhận.

Khuyến khích bé ăn nhiều đồ ăn khác nhau là cách để cơ thể con nhận được đủ nguồn dưỡng chất đa dạng có lợi cho quá trình tăng trưởng. Đồng thời con cũng tăng cảm giác ngon miệng, có cảm hứng hơn trong việc ăn uống,

Lưu ý các loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn dặm

bé không hợp tác ăn dặmTránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Để tránh tình trạng bé không hợp tác ăn dặm, cho mẹ nên lưu ý một số loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn dặm:

  • Sữa bò tươi: Chất đạm trong sữa bò tươi có thể gây dị ứng cho trẻ như chứng phát ban, nổi mề đay, phát ban, nôn ói…
  • Mật ong: Mật ong không phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi vì trong mật ong chứa lượng đường lớn và một số bào tử có thể gây ngộ độc cho bé.
  • Lòng trắng trứng: Trẻ dưới 12 tháng tuổi dễ bị dị ứng với lòng trắng trứng do có chứa nhiều protein không có lợi cho tiêu hóa của bé.
  • Đậu phộng và bơ: Đậu phộng và bơ là những loại thực phẩm dễ khiến bé bị đầy bụng, no nhanh nên con không muốn ăn các thực phẩm khác.
  • Nước ép trái cây đóng sẵn: Các loại nước trái cây tốt cho trẻ ăn dặm, tuy nhiên nước trái cây đóng sẵn thường có chứa chất bảo quản không an toàn cho sức khỏe của bé.
  • Hải sản: Hải sản không tốt cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, đây là các loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao dễ gây dị ứng cho con.
  • Lúa mì: Cha mẹ nên cân nhắc khi cho bé ăn lúa mù, bởi trong đó có chứa Gluten – 1 loại protein có thể gây tiêu chảy, phát ban, mất ngủ và dị ứng cho trẻ.

Bé không hợp tác ăn dặm chỉ uống sữa hoặc bỏ ăn dặm đột ngột khiến nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng. truonglehongphong.edu.vn hi vọng với các giải pháp trên đây, cha mẹ sẽ dễ dàng khắc phục nếu con rơi vào tình trạng này. Chúc cha mẹ có hành trình chăm sóc trẻ hiệu quả, con phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm

0 ( 0 bình chọn )

Nguyễn Tất Thành

https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Nguyễn Tất Thành - Nơi chia sẻ kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa đến kỹ năng phát triển bản thân. Với các bài viết chất lượng, Nguyễn Tất Thành cung cấp nền tảng vững chắc cho người đọc muốn nâng cao hiểu biết và kỹ năng. Khám phá thông tin hữu ích và học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm