- 1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
- 2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết nói
- 3. Một số cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả
- 3.1. Nói chuyện nhiều hơn với trẻ
- 3.2. Dạy bé những từ đơn giản trước
- 3.3. Đọc sách, kể chuyện hoặc hát cho trẻ
- 3.4. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người
- 3.5. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
- 3.6. Hãy luôn trả lời trẻ
- 3.7. Sử dụng hình ảnh trực quan
- 3.8. Tránh để trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, tivi
- 4. Một số lưu ý khi cha mẹ thực hiện các dạy trẻ biết nói
- 5. Một số câu hỏi liên quan
- 5.1. Giáo trình dạy trẻ chậm nói?
- 5.2. Những đồ chơi dành cho trẻ chậm nói?
- 5.3. Bé không chịu nói theo phải làm sao?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Trẻ chậm nói đang là vấn đề ngày càng phổ biến ở những gia đình hiện đại. Tìm hiểu cách dạy trẻ chậm nói, tìm hiểu dấu hiệu và nguyên nhân gây chậm nói trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có phương án đồng hành cùng trẻ phù hợp nhất.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Trước khi tìm hiểu cách dạy trẻ chậm nói tại nhà, cha mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu trẻ như thế nào được đánh giá là chậm nói để có hướng giải quyết kịp thời. Nhìn chung, tình trạng chậm nói có thể nhận biết qua những dấu hiệu sau:
Bạn đang xem: 8 kinh nghiệm dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả
- Trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng không phản ứng với âm thanh, nhìn theo hướng âm thanh phát ra.
- Trẻ 3 – 4 tháng tuổi ít giao tiếp bằng mắt, không phát ra âm thanh ê a hay tiếng cười.
- Trẻ 4 – 6 tháng không phản ứng với lời nói xung quanh, không giao tiếp với người khác, không tương tác với đồ vật.
- Trẻ 7 – 12 tháng gặp khó khăn khi đứng thẳng, không sử dụng được ngôn ngữ hoặc vốn ngôn ngữ ít.
- Trẻ 12 – 24 tháng không lặp lại hay bắt trước lời nói của người khác, không hiểu những mệnh lệnh đơn giản của cha mẹ.
- Trẻ trên 2 tuổi không bắt chước âm thanh, không tự phát ra các từ hay cụm từ đơn giản, có hành động lặp đi lặp lại và không tuân thủ theo yêu cầu của người lớn.
Trẻ chậm nói cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ cha mẹ.
Những tuyệt chiêu hiệu quả khác dành cho bé
2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết nói
Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười nói, chậm nói là điều nên làm để tìm ra cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhất với từng trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như sau:
- Nguyên nhân thực thể: Những bất thường ở lưỡi, tai mũi họng hoặc cơ quan não bộ chỉ huy ngôn ngữ có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói.
- Nguyên nhân tâm lý: Trẻ chậm nói do cú sốc tâm lý hay gia đình không quan tâm, không trò chuyện nhiều với trẻ, tiếp xúc với thiết bị điện tử từ sớm…
Khi biết được chính xác nguyên nhân trẻ chậm nói cha mẹ cần tìm cách giải quyết triệt để. Với những nguyên nhân thực thể, trẻ cần được điều trị sớm với sự hỗ trợ từ chuyên gia, bác sĩ để có thể cải thiện khả năng nói đến mức tốt nhất.
Xác định nguyên nhân chậm nói của trẻ để tìm cách giải quyết
3. Một số cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả
Nếu xác định trẻ chậm nói do những nguyên nhân tâm lý, cha mẹ có thể tham khảo những cách dạy trẻ chậm nói dưới đây trước khi nhờ sự can thiệp từ chuyên gia.
3.1. Nói chuyện nhiều hơn với trẻ
Cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói đầu tiên là cha mẹ cần dành thời gian nói chuyện nhiều với trẻ. Dù trẻ có phản ứng lại hay không thì việc nói chuyện, ca hát, đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày vẫn nên tiếp tục đều đặn. Khi làm bất kỳ việc gì cùng trẻ, cha mẹ cũng nên tận dụng cơ hội để mô tả cho trẻ biết bằng ngôn ngữ nhẹ nhàng để trẻ bắt chước.
3.2. Dạy bé những từ đơn giản trước
Xem thêm : 30+ thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tăng cân, khỏe mạnh
Dạy trẻ chậm nói cần bắt đầu bằng những từ ngữ đơn giản. Cha mẹ có thể bắt đầu dạy trẻ bằng những từ có 1 – 2 âm tiết và tăng dần độ khó lên khi trẻ đã thành thạo. Hãy dựa theo thói quen, sở thích riêng để dạy cho trẻ những từ ngữ liên quan đến vấn đề trẻ quan tâm nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
Dạy trẻ từ đơn giản đến phức tạp
3.3. Đọc sách, kể chuyện hoặc hát cho trẻ
Đây là một trong những cách dạy trẻ 3 tuổi chậm nói mà mọi cha mẹ nên sử dụng. Những câu từ trong sách truyện và lời hát du dương là liều thuốc tốt nhất giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ và kích thích quá trình phát ra âm thanh của trẻ.
3.4. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người
Trẻ em ở độ tuổi học nói cần được tiếp xúc với nhiều người để tăng khả năng ngôn ngữ và giao tiếp. Cha mẹ có thể cho trẻ đến trường mầm non chất lượng để trẻ làm quen với bạn bè và nhận được sự chỉ dạy chuyên nghiệp từ thầy cô.
3.5. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
Trẻ giai đoạn tập nói thường phát âm không rõ chữ, nói líu lưỡi. Cha mẹ không nên bắt chước giọng nói của trẻ mà cần lặp lại lời trẻ theo âm chuẩn nhất để trẻ học theo và sửa đổi cách nói sau này.
Dạy trẻ chậm nói cần sự nhẹ nhàng và tinh tế
3.6. Hãy luôn trả lời trẻ
Cha mẹ cần luôn trẻ lời những câu hỏi của trẻ để kích thích và nuôi dưỡng trí tò mò với môi trường xung quanh. Mỗi câu trả lời của cha mẹ sẽ là lượng thông tin và từ vựng hữu ích giúp trẻ trong quá trình tập nói.
3.7. Sử dụng hình ảnh trực quan
Cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả cần sử dụng hình ảnh trực quan. Khi trẻ thấy thích thú với đồ vật, con vật hay hành động nào đó cha mẹ cần tận dụng để miêu tả sự việc cho trẻ bằng lời nói giúp trẻ ghi nhớ từ vựng mới và học cách phát âm đúng chuẩn.
3.8. Tránh để trẻ tiếp xúc nhiều với điện thoại, tivi
Trẻ trong độ tuổi tập nói không nên tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại. Việc làm quen quá sớm với các thiết bị điện tử sẽ dẫn đến trẻ kém giao tiếp với người khác, giảm chú ý và giảm sự tò mò với môi trường xung quanh.
Xem thêm : Chế độ và thực đơn ăn dặm cho bé 11 tháng phát triển toàn diện
Trẻ cần được tiếp xúc với môi trường xung quanh
4. Một số lưu ý khi cha mẹ thực hiện các dạy trẻ biết nói
Những lưu ý quan trọng cha mẹ cần quan tâm khi dạy trẻ chậm nói tại nhà như sau:
- Dạy trẻ trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc trẻ khi con không muốn nói chuyện.
- Dành những lời nói khen ngợi, khuyến khích trẻ đúng cách khi trẻ làm tốt.
- Không phớt lờ trẻ khi trẻ muốn nói chuyện.
- Thể hiện sự tập trung tuyệt đối, chú ý lắng nghe trẻ trong thời gian trò chuyện và chơi với trẻ.
- Sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng và cách thức dạy trẻ tập nói phù hợp với tính cách, sở thích của từng trẻ.
- Cố gắng dành nhiều thời gian trò chuyện và kết nối với trẻ thông qua các hoạt động thường ngày.
Dạy trẻ đúng cách giúp đẩy nhanh quá trình tập nói của trẻ
5. Một số câu hỏi liên quan
5.1. Giáo trình dạy trẻ chậm nói?
Một số đầu sách hay cung cấp giáo trình dạy trẻ chậm nói cha mẹ có thể tham khảo như sau:
- Cùng con học nói – Tiến sĩ Sally Ward
- Dạy con học nói – An Khánh Nhung
- Giúp con phát triển ngôn ngữ – Kato Kumiko
- Cùng con vượt qua rào cản ngôn ngữ – Lê Khánh
Ngoài ra, cha mẹ có thể tham khảo thêm những giáo trình dạy trẻ chậm nói được chia sẻ trên mạng và chắt lọc những kiến thức hữu ích nhất cho quá trình dạy con của mình.
5.2. Những đồ chơi dành cho trẻ chậm nói?
Trẻ chậm nói nên sử dụng những món đồ chơi mang tính chất kết nối có thể chơi cùng bạn bè, gia đình. Một số gợi ý đồ chơi cho trẻ chậm nói như sách truyện tập nói, nhạc cụ, đồ chơi nhà bếp, nhập vai… Tùy theo sở thích của trẻ mà cha mẹ có thể cân nhắc chọn món đồ chơi phù hợp nhất.
5.3. Bé không chịu nói theo phải làm sao?
Trẻ không chịu nói có thể do nhiều nguyên nhân như chưa hứng thú với cách dạy của cha mẹ, tâm lý chưa sẵn sàng hay gặp vấn đề về các cơ quan liên quan đến ngôn ngữ. Để biết hướng giải quyết trẻ chậm nói cha mẹ cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và có cách can thiệp phù hợp.
Bài viết trên là những chia sẻ về các cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích hỗ trợ cha mẹ cải thiện khả năng nói của con một cách tốt nhất.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)