- Vì sao cần cho trẻ ăn dặm?
- 7 cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng lành mạnh, khoa học
- 1. Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
- 2. Bổ sung đa dạng thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng
- 3. Thường xuyên thay đổi cách chế biến, trang trí món ăn bắt mắt
- 4. Tạo không khí thoải mái cho bé khi ăn
- 5. Giúp trẻ tập trung trong suốt bữa ăn
- 6. Trở thành tấm gương tốt giúp trẻ ăn ngon miệng
- 7. Kiên nhẫn khi cho trẻ ăn dặm
- Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm theo độ tuổi
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng nên bổ sung?
- 2. Mách cha mẹ mẹo giúp e háu an?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Tập ăn dặm là hành trình bắt buộc trẻ phải tập làm quen và trải qua, đánh dấu giai đoạn mới trong quá trình phát triển của con. Tuy nhiên hành trình này cả cha mẹ và bé cần được chuẩn bị tốt để dễ dàng vượt qua thử thách. Vậy đâu mới là cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng, hứng thú, cha mẹ nhàn tênh? Cùng truonglehongphong.edu.vn đi tìm câu trả lời đúng nhất trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Tìm ra cách để bé ăn dặm ngon miệng
Bạn đang xem: 7 cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng hứng thú, cha mẹ nhàn tênh
Vì sao cần cho trẻ ăn dặm?
Trước khi ăn dặm, trẻ trải qua quá trình bổ sung dinh dưỡng hoàn toàn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, nhu cầu dưỡng chất và năng lượng cung cấp cho cơ thể ngày càng tăng. Đến thời điểm nhất định, sữa mẹ hay sữa công thức không còn đáp ứng đủ cho quá trình tăng trưởng của con nữa. Lúc này, trẻ cần làm quen và chuyển sang giai đoạn ăn dặm song song với sữa mẹ hay sữa công thức.
>>Xem thêm: Cách hay “trị” bé không chịu ăn dặm chỉ bú mẹ cực đơn giản
Ăn dặm đúng cách mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ
Cho trẻ ăn dặm đúng cách mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ:
- Ăn dặm song song với uống sữa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để cơ thể trẻ hoạt động và phát triển ổn định
- Ăn dặm giúp hệ tiêu hóa làm quen và tiếp nhận nguồn dinh dưỡng mới, bổ sung đầy đủ dưỡng chất đang thiếu hụt từ nguồn sữa cho cơ thể
- Trẻ làm quen với nhiều hương vị thực phẩm, thúc đẩy phát triển khứu giác, vị giác
- Trẻ làm quen với nhiều hương vị thực phẩm, thúc đẩy phát triển khứu giác, vị giác
- Rèn luyện khả năng nhai nuốt phối hợp lưỡi, răng, miệng… của trẻ
- Rèn luyện kỹ năng ăn uống khoa học có lợi cho hành trình phát triển của trẻ trong tương lai
Tìm hiểu các phương pháp ăn dặm cho bé yêu
7 cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng lành mạnh, khoa học
7 cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng bé hứng thú, mẹ nhàn tênh
Ăn dặm là bước đệm quan trọng giúp trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Đây là bước chuyển từ giai đoạn 100% sữa mẹ, sang giai đoạn với với hành trình không đơn giản, dễ dàng. Để giúp cho bước làm quen với thức ăn của con thuận lợi, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, 7 cách giúp trẻ ăn ngon dưới đây sẽ giúp cha mẹ trở nên chủ động. Chúng ta cùng tham khảo để có gợi ý hay áp dụng cho em bé nhà mình nhé.
1. Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm
Xác định đúng thời điểm cho trẻ ăn dặm là 1 trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong kết quả tập ăn dặm của con. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên trên thực tế cần căn cứ vào thể trạng và khả năng của trẻ để quyết định có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Cha mẹ có thể dựa vào một số tiêu chí sau đây để xác định thời điểm ăn dặm tốt nhất cho trẻ:
- Trẻ có thể ngồi vững vào bàn ăn, trở nên cứng cáp tự kiểm soát được đầu vào cổ
- Trẻ bú sữa nhưng nhanh đói, luôn cảm thấy thích thú với thức ăn
- Đêm trẻ thức nhiều hơn, đòi uống sữa nhiều hơn do con đói vì không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết
- Trẻ thường xuyên mút tay, đưa đồ ăn hoặc đồ chơi lên miệng
- Trẻ sẵn sàng tiếp nhận thức ăn khi người lớn đưa thức ăn đến gần miệng
Xem thêm : 101+ hình nền điện thoại cute, siêu đáng yêu
>>Xem thêm: Tham khảo thực đơn ăn dặm 3in1 cho bé 6 tháng từ chuyên gia
Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của con. Ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu không thể hấp thu được thực phẩm mới, dễ gây khả năng dị ứng thực phẩm. Khả năng nhai nuối chưa tốt, khiến trẻ gặp khó khăn với thức ăn, dễ hình thành tâm lý sợ các bữa ăn và trở nên biếng ăn trong tương lai.
Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm quá muộn, cơ thể sẽ bị thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài. Từ đó dễ gây nên nguy cơ thiếu chất, dẫn đến còi xương, chậm lớn, thậm chí các bệnh nguy hiểm.
2. Bổ sung đa dạng thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng
Với mỗi giai đoạn phát triển trẻ cần các dưỡng chất khác nhau, cha mẹ cần quan tâm đến thông tin này để kịp thời bổ sung cho bé. Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ, chúng ta nên đa dạng thực phẩm với các nhóm thực phẩm thiết yếu là nhóm tinh bột, nhóm chất béo, nhóm đạm, vitamin và khoáng chất.
Đa dạng thực phẩm giúp mùi vị món ăn trở nên ngon hơn, trẻ luôn có trải nghiệm mới lạ, làm quen được nhiều hương vị mới. Đồng thời cha mẹ biết được sở thích ăn uống từ đó có cách để bé ăn ngon miệng hơn. Chúng ta sẽ phát hiện được những thực phẩm có thể gây dị ứng cho con để phòng tránh.
>>Xem thêm: Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng khoa học
3. Thường xuyên thay đổi cách chế biến, trang trí món ăn bắt mắt
Thay đổi cách chế biến và trang trí món ăn thu hút trẻ
Khác với người lớn, ban đầu trẻ khám phá thức ăn bằng mắt. Do đó, việc cha mẹ nên chú trọng trang trí món ăn bắt mắt sẽ hấp dẫn trẻ. Mỗi biến tấu mới lạ, không chỉ với thức ăn mà mới chén đĩa, dụng cụ cho trẻ ăn dặm sẽ giúp con trở nên hứng thú hơn với hành trình ăn dặm của mình.
Bên cạnh đó, chúng ta đừng quên việc thường xuyên thay đổi cách chế biến, thay đổi thực phẩm để khuyến khích trẻ ăn ngon, ăn đủ bữa. Đối với trẻ nhỏ cần lưu ý chế biến thực phẩm giúp bé ăn ngon miệng nhưng phải mềm và dễ tiêu hóa. Với trẻ dưới 1 tuổi không nên sử dụng gia vị nhất là đường và muối, nên giữ nguyên hương vị tự nhiên của thực phẩm. Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe: thực phẩm gây dị ứng, các món ăn nhanh, các món ăn nhiều dầu mỡ…
>>Xem thêm: Mách nhỏ 10 công thức chế biến thịt heo cho bé ăn dặm đơn giản trẻ mê
4. Tạo không khí thoải mái cho bé khi ăn
Không khí thoải mái trong mỗi bữa ăn không chỉ giúp trẻ ăn uống vui vẻ, mà còn có lợi cho quá trình tiêu hóa. Vì vậy cha mẹ không nên cho con ăn khi con quá đói, buồn ngủ, cáu gắt… Đặc biệt, phụ huynh không nên ép trẻ ăn quá nhiều, mặc dù tâm lý chung của chúng ta thường lo sợ con đói, con ăn không đủ chất.
Khi thấy trẻ phản ứng mạnh mẽ với món ăn, hãy kiểm tra lại xem món ăn có phù hợp với khẩu vị của con không. Hoặc xem xét thời điểm cho trẻ ăn, con vẫn chưa sẵn sàng. Hãy cho trẻ ăn dặm theo nhu cầu của con, việc ép buộc có thể dẫn đến tâm lý chán ăn, sợ ăn và biếng ăn của trẻ sau này
Trẻ con thường nhạy cảm, nên cách để bé ăn ngon miệng là cha mẹ nên động viên, nhẹ nhàng với con trong suốt quá trình ăn uống. Tránh quát mắng, gây căng thẳng sợ hãi dẫn đến tâm lý sợ sệt cho con.
5. Giúp trẻ tập trung trong suốt bữa ăn
Xem thêm : Top 10 trường mầm non giữ trẻ 6 tháng tuổi tại Hà Nội (update 2024)
Giúp con tập trung trong suốt quá trình ăn uống
Trên thực tế chúng ta bắt gặp rất nhiều hình ảnh cho trẻ ăn rong, cho con vừa xem tivi vừa ăn, cho trẻ chơi đồ chơi khi ăn… Việc làm trẻ mất tập trung trong suốt bữa ăn làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, cơ thể con hấp thụ đồ ăn một cách thụ động nên hiệu quả kém.
Chúng ta nên rèn luyện cho trẻ thói quen ăn uống khoa học, ngồi vào bàn ăn riêng. Chọn khung giờ ăn dặm nhất định giúp trẻ hình thành phản xạ ăn uống, tạo điều kiện hệ tiêu hóa tiết men tiêu hóa kích thích sự ngon miệng khi ăn. Nên trò chuyện khuyến khích trẻ khám phá món ăn, giúp con hiểu cần sẵn sàng cho giờ ăn và nghiêm túc, tập trung trong bữa ăn của mình.
6. Trở thành tấm gương tốt giúp trẻ ăn ngon miệng
Trẻ nhỏ thường xem người lớn là hình mẫu lý tưởng để bắt chước theo. Hãy chắc chắn rằng, phụ huynh là tấm gương tốt về ăn uống cho trẻ. Giảng giải và cho con trải nghiệm những món ăn bổ dưỡng, yêu thích của cha mẹ để bé biết rằng cả nhà đều cùng thưởng thức loại đồ ăn đó. .
Hãy đặt ghế ăn của con cùng gia đình, để trẻ cảm thấy ngon miệng, hứng thú và vui vẻ. Thông qua bữa ăn, trẻ sớm học được các kỹ năng ăn uống khoa học, lành mạnh của người lớn và phát triển khả năng giao tiếp.
7. Kiên nhẫn khi cho trẻ ăn dặm
Cuối cùng, cha mẹ không nên bỏ qua 1 điều hỗ trợ tốt cho quá trình giúp trẻ ăn ngon là phải kiên nhẫn. Việc trẻ cảm thấy thích thú, ăn nhiều với món ăn mới, hay con phản ứng mạnh, nhè ra, nôn trớ không chịu ăn là hoàn toàn bình thường. Vì vậy nếu gặp phải tình huống con không hợp tác, cha mẹ đừng vội bỏ cuộc, hãy kiên trì cho trẻ tiếp xúc đa dạng với nhiều loại thực phẩm, làm quen với nhiều mùi vị khác nhau. Từ đó, phụ huynh dễ dàng nắm bắt được sở thích của con.
Đừng quên động viên, khuyến khích trẻ khi con ăn ngoan. Giúp con có động lực, cảm thấy hào hứng trong mỗi bữa ăn của mình cha mẹ nhé.
Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm theo độ tuổi
Chế biến thức ăn dạng lỏng mềm khi bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm
Hành trình ăn dặm không đơn giản với trẻ và cả cha mẹ, vì vậy chúng ta cần đầu tư thời gian nghiên cứu thông tin, xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng. Bên cạnh đó phụ huynh đừng bỏ qua một số lưu ý, hướng dẫn cho bé ăn dặm theo độ tuổi dưới đây:
- Khi bắt đầu làm quen với ăn dặm, hãy chế biến thức ăn thành dạng tương tự như sữa có kết cấu loãng mềm, xay nhuyễn cho trẻ ăn
- Chọn thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng, dễ tiêu, bỏ qua các loại thực phẩm khó tiêu trong thực đơn ăn dặm
- Chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, cung cấp bởi các địa chỉ uy tín
- Thời gian đầu, khi trẻ chưa thích ứng hãy cho con ăn 1 bữa/ngày, sau đó quan sát nếu con hợp tác, thích ăn chúng ta tăng dần số bữa và lượng thức ăn
- Xây dựng thực đơn ăn dặm đa dạng thực phẩm thuộc các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, đảm bảo năng lượng và dưỡng chất cung cấp cho cơ thể trẻ
- Nên bổ sung nhiều dưỡng chất và năng lượng cho trẻ trong giai đoạn con mệt ốm, sụt cân… để đảm bảo sự phát triển bình thường
- Vệ sinh sạch sẽ trong trước và sau quá trình chế biến món ăn, các loại dụng cụ chế biến và dụng cụ ăn uống của trẻ
- Trong quá trình chế biến cần thường xuyên thay đổi cách chế biến, đa dạng thực phẩm, nêm nếm gia vị phù hợp với lứa tuổi, trình bày món ăn bắt mắt để trẻ ăn ngon miệng
Câu hỏi thường gặp
1. Thực phẩm giúp trẻ ăn ngon miệng nên bổ sung?
Chọn thực phẩm ăn dặm phù hợp với giai đoạn phát triển, đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu
Ngoài các thực phẩm thuộc 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu cha mẹ nên bổ sung cho con những loại thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển não bộ:
- Một số thực phẩm hỗ trợ phát triển não bộ là nhóm chứa nhiều DHA, axit folic, sắt, i-ốt như yến mạch, măng tây, cá hồi, cải xoăn… Cung cấp các dưỡng chất cần thiết này giúp trẻ tăng cường khả năng học hỏi, nhận thức và ghi nhớ.
- Một số thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ có chứa các vitamin nhóm B, lợi khuẩn, kẽm… giúp trẻ hấp thu nguồn dinh dưỡng tốt hơn.
- Nên tích cực đưa vào thực đơn của trẻ các loại rau củ, hoa quả như khoai lang, cải xoăn, chuối chín, yến mạch, măng tây… Đây là các “siêu thực phẩm” có mùi vị thơm ngon, giàu chất xơ, cung cấp inulin hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa.
2. Mách cha mẹ mẹo giúp e háu an?
Cha mẹ nên lưu ý một số mẹo sau đây là cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng và háu ăn hơn:
- Tuân thủ các quy tắc khi xây dựng thực đơn, chế biến món ăn dặm cho trẻ: ăn từ loãng đến đặc, từ lượng từ ít đến nhiều, ăn từ 1 loại đến nhiều loại thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu
- Tìm hiểu sở thích ăn uống của con, chọn những loại thực phẩm trẻ thích để phối hợp với các thực phẩm khác giúp trẻ ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn
- Tích cực cho trẻ vận động tiêu tốn năng lượng, giúp lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất cơ thể để trẻ mau đói và kích thích ăn ngon
- Đa dạng trong cách chế biến và trình bày món ăn, tạo cảm giác thoải mái nhẹ nhàng để con hứng thú với mỗi bữa ăn của mình
- Tăng cường sức khỏe và đề kháng cho trẻ, khi có cơ thể khỏe mạnh con sẽ hợp tác với việc ăn uống
- Tập cho con thói quen ăn uống tự lập, tự cầm nắm thức ăn đưa lên miệng và học cách nhai nuốt
- Kiên nhẫn giúp con nhận ra và làm quen với quá trình ăn dặm, thích ứng dần với các loại thực phẩm khác nhau
Trên đây là 7 cách giúp trẻ ăn dặm ngon miệng, dễ dàng con ăn ngoan, cha mẹ nhàn tênh truonglehongphong.edu.vn gửi đến cha mẹ. Đừng quên tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật các thông tin chăm sóc bé phát triển toàn diện hữu ích được cập nhật thường xuyên nhé.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)