- Lợi ích khi tập cho bé ăn dặm đúng cách theo BLW
- Thế nào là ăn dặm tự chỉ huy BLW?
- Lợi ích của BLW khi tập cho bé ăn dặm đúng cách
- Sai lầm thường gặp ngày đầu tiên ăn dặm BLW
- 1. Chọn sai thời điểm tập ăn BLW
- 2. Chọn sai thực phẩm tập ăn dặm BLW cho trẻ
- 3. Cho trẻ ăn quá nhiều loại thực phẩm trong cùng 1 bữa
- 4. Cho trẻ ăn dặm BLW sai nguyên tắc
- Mách nhỏ 50 thực đơn ăn dặm cho bé mới tập ăn theo BLW
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Cách chế biến an dặm BLW?
- 2. Hạn chế của phương pháp ăn dặm BLW tự chỉ huy?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Ăn dặm BLW là phương pháp hiện đại ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều bậc phụ huynh. Phương pháp này đề cao tính tự chủ, khuyến khích khả năng ăn uống độc lập, phát triển kỹ năng nhai và giúp trẻ tự do khám phá mùi vị.
- Xem chỉ tay là gì? Luận giải các đường chỉ tay cơ bản
- [Chi tiết] Phương pháp Shichida – 6 nội dung cốt lõi & 7 bài thực hành
- TOP 101+ ảnh hoa Tulip đẹp lung linh làm hình nền điện thoại
- Thông tin Redmi K60 Ultra: Cấu hình mạnh với chip Dimensity 9200+
- Ghi nhớ nhanh công thức tính diện tích hình tròn và bài tập áp dụng
Tuy nhiên, ý kiến trái chiều chính là lo ngại về việc xây dựng thực đơn phù hợp với trẻ khó, làm sao để tập ăn cho con đúng cách. Với 50 thực đơn ngày đầu tiên ăn dặm BLW dưới đây, truonglehongphong.edu.vn sẽ giúp cha mẹ giải quyết ngay mọi nỗi lo, phòng tránh sai lầm để hành trình chăm sóc con trở nên dễ dàng hơn.
Bạn đang xem: 50 thực đơn ngày đầu tiên ăn dặm BLW giải quyết nỗi lo của cha mẹ
Cách phòng tránh những sai lầm ngay từ ngày đầu tiên ăn dặm BLW
Lợi ích khi tập cho bé ăn dặm đúng cách theo BLW
Ăn dặm tự chỉ huy – ăn dặm BLW là những từ khóa thường xuyên được nhiều phụ huynh tìm kiếm. Phương pháp này mang lại lợi ích không nhỏ đến sự phát triển cho trẻ 6 tháng bắt đầu ăn dặm. Vậy phương pháp này là gì? Đâu là những lợi ích tuyệt vời mà tập ăn BLW mang lại cho trẻ?
Thế nào là ăn dặm tự chỉ huy BLW?
BLW hay ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp khuyến khích trẻ tự quyết định các món ăn, cách ăn và lượng ăn dặm của mình. Ngay từ ngày đầu tiên ăn dặm BLW trẻ được toàn quyền quyết định trong việc ăn của mình. Con có thể dùng thìa, muỗng hay bốc bằng tay đưa thức ăn lên miệng mà không có sự can thiệp của cha mẹ.
Mặc dù hành trình cùng con ăn dặm tự chỉ huy chưa bao giờ dễ dàng, nhưng nếu áp dụng đúng cách chúng ta sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời. Trẻ được ăn uống theo cách tự nhiên nhất, tự do khám phá thực phẩm, rèn luyện kỹ năng ăn uống, phát triển khả năng ăn uống độc lập từ rất sớm.
Tìm hiểu các phương pháp ăn dặm cho bé yêu
Lợi ích của BLW khi tập cho bé ăn dặm đúng cách
Tập cho bé ăn dặm đúng cách mang đến nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ
Các bậc phụ huynh quan tâm tìm hiểu, áp dụng BLW cho con, bởi phương pháp này mang đến nhiều lợi ích quan trọng:
- Trẻ tự do khám phá mùi vị thực phẩm: Khác với phương pháp truyền thống tiến hành xay nghiền trộn lẫn toàn bộ thực phẩm của 1 bữa ăn, ăn dặm BLW trẻ được tự do khám phá mùi vị từng loại thực phẩm. Từ đó, con có thể nhận biết được món ăn yêu thích, cha mẹ dễ dàng phát hiện thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ. Tích cực khám phá thức ăn giúp tăng khả năng phân biệt thực phẩm giúp trẻ phát triển thị giác, khứu giác, vị giác.
- Phát triển kỹ năng ăn nhai, kiểm soát thức ăn của trẻ: Khi ăn dặm tự chỉ huy, các bé phát triển đồng đều khả năng phối hợp hành động của mắt, miệng và tay. Trẻ tự do khám phá, kiểm soát lượng thức ăn và tự dừng lại khi đã cảm thấy no. Sau một thời gian, khả năng ăn nhai, ăn thức ăn thô của trẻ không ngừng tiến bộ.
- Khuyến khích trẻ ăn uống độc lập: Áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, cha mẹ chỉ cần chế biến thực phẩm, sắp xếp vào khay và đặt trên bàn cho con. Trẻ tự lựa chọn món ăn, tự điều chỉnh lượng thức ăn, từ đo hình thành thói quen độc lập ăn uống từ sớm. Với sự tự chủ này, con sẽ luôn thích thú với các bữa ăn và không còn cảm giác lười ăn, biếng ăn nữa.
- Trẻ tham gia cùng bữa ăn với mọi người trong gia đình: Nếu trẻ ăn dặm BLW, cha mẹ chế biến thức ăn riêng cho trẻ bày lên khay và cho trẻ ăn uống cùng bữa ăn của gia đình. Cách làm này giúp tiết kiệm thời gian cho con ăn, đồng thời trẻ học theo được các kỹ năng ăn uống lành mạnh của người lớn. Bên cạnh đó giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng bổ dưỡng
Sai lầm thường gặp ngày đầu tiên ăn dặm BLW
Cha mẹ cần nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi áp dụng BLW để tránh các sai lầm
Mặc dù tập ăn dặm cho bé theo phương pháp BLW mang đến nhiều ưu điểm. Tuy nhiên đây là phương pháp hiện đại, đòi hỏi cha mẹ cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi áp dụng cho con. Vì vậy nhiều bậc phụ huynh gặp phải khó khăn, hay sai lầm khi thực hiện với trẻ. Dưới đây là tổng hợp một số sai lầm thường gặp ngày đầu tiên ăn dặm BLW cho trẻ và biện pháp phòng tránh, mời cha mẹ cùng tham khảo.
1. Chọn sai thời điểm tập ăn BLW
Áp dụng ăn dặm BLW quá sớm hay quá muộn không chỉ làm tăng tỷ lệ thất bại mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cho con ăn dặm quá sớm dễ dẫn đến tác hại cho đường tiêu hóa còn non yếu, trẻ khó thích nghi với việc ăn uống. Cho trẻ ăn dặm quá muộn dễ gây nên tình trạng con chán ghét ăn và trở nên biếng ăn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian thích hợp nhất cho trẻ tập ăn BLW là khi trẻ 6 tháng trở lên. Đây là mốc phát triển toàn diện của trẻ, con có thể cử động chân tay, biết nắm giữ đồ vật, cơ lưng phát triển có thể ngồi và điều khiển toàn bộ thân mình. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ phát triển tốt, có thể tiêu hóa các loại thực phẩm mới ngoài sữa. Vì vậy, 6 tháng chính là thời điểm vàng để cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm.
>>Xem thêm: [Hỏi đáp] Ăn dặm xong bao lâu thì uống sữa?
2. Chọn sai thực phẩm tập ăn dặm BLW cho trẻ
Ăn dặm tự chỉ huy khác hoàn toàn ăn dặm truyền thống, thay vì cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn, ăn BLW bé bắt đầu ngay với thức ăn dạng rắn. Việc chọn thực phẩm cho trẻ ăn BLW đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của phương pháp ăn dặm này. Trên thực tế nhiều cha mẹ gặp phải sai lầm chọn sai thực phẩm cho con. Chọn thực phẩm khó tiêu hóa, chế biến không đúng cách quá rắn hay cắt thực phẩm quá to đều ảnh hưởng quá trình ăn và tiêu hóa của trẻ.
Cha mẹ nên bắt đầu với các loại rau củ dễ tiêu hóa, có thể cắt thành thanh dài vừa tầm tay cầm nắm của trẻ. Chế biến bằng cách hấp hoặc luộc không quá cứng không quá mềm để con không bóp nát được đồ ăn. Những món ăn phù hợp cho trẻ trong những ngày đầu tiên ăn dặm BLW là mì cắt ngắn, bánh mì, chuối thái lát dày, trứng luộc kỹ, nui nguyên miếng, rau có lá xanh thẫm, bí đỏ hấp, các loại trái cây cắt nhỏ…
Tránh cho con tập ăn các loại thực phẩm có hạt, vì loại này dễ gây hóc nghẹn. Lưu ý một số loại như thịt gà, lợn, cá, khoai lang, khoai tây phù hợp với trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên.
>>Xem thêm: Khi nào bé ăn dặm được thịt cá? truonglehongphong.edu.vn
3. Cho trẻ ăn quá nhiều loại thực phẩm trong cùng 1 bữa
Xem thêm : 30 thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ chất, tăng cân, khỏe mạnh
Giai đoạn tập làm quen không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm trong 1 bữa
Khi trẻ mới tập ăn dặm theo BLW thường chưa ăn được nhiều, dẫn đến tình trạng khó tăng cân làm nhiều cha mẹ lo lắng. Để giải quyết phụ huynh thường cho con ăn nhiều loại thực phẩm trong 1 bữa để tăng lượng thức ăn cho trẻ. Đây chính là 1 trong những sai lầm phổ biến, chúng ta cần tránh.
Tập ăn dặm cho bé theo BLW nhằm mục đích chủ yếu cho trẻ làm quen với mùi vị thức ăn. cách cầm nắm đồ ăn, khả năng nhai nuối. Vì vậy phụ huynh đừng lo con bị đói, bởi giai đoạn này trẻ cần nguồn cung cấp thức ăn chính là sữa mẹ. Cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều con dễ nhàm chán, hoặc kéo dài bữa ăn quá lâu làm ảnh hưởng đến các bữa ăn sau.
4. Cho trẻ ăn dặm BLW sai nguyên tắc
Ngoài việc lựa chọn và chế biến thực phẩm đúng cách, cha mẹ cần lưu ý đảm bảo nguyên tắc ăn dặm BLW. Đây cũng là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ quyết định đến sự thành công của hành trình chăm sóc con này.
Cha mẹ không nên bỏ qua một số nguyên tắc để tập cho bé ăn dặm đúng cách theo BLW như sau:
- Không cho trẻ ăn dặm ngay sau khi uống sữa, không cho con tập ăn BLW khi con quá đói hoặc buồn ngủ trẻ sẽ không còn hứng thú khám phá đồ ăn nữa.
- Chọn đúng loại thực phẩm phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ, chế biến đồ ăn dặm đúng cách. Điều chỉnh loại thực phẩm và cách chế biến phù hợp với sở thích và khả năng ăn dặm của trẻ.
- Thức ăn chế biến xong cần được sắp xếp trực tiếp lên khay để trẻ tự chọn, không cần chuẩn bị quá nhiều dụng cụ cầu kỳ làm trẻ xao nhãng việc ăn uống.
- Ngay từ đầu hãy cho trẻ ngồi vào ghế ăn và điều chỉnh tư thế thẳng lưng, quay mặt vào bàn ăn. Đây là tư thế ăn đúng giúp trẻ thoải mái, con dễ dàng hoạt động khi ăn uống.
- Cha mẹ cần để cho trẻ chủ động trong việc ăn, tránh can thiệp quá nhiều. Hãy để cho trẻ chủ động chọn đồ ăn, tự tập đưa lên miệng và nhai nuốt. Chúng ta có thể giúp con 1 chút bằng cách đầy miếng thức ăn đến vừa tầm tay với của trẻ.
- Thường xuyên quan sát, kịp thời phát hiện các biểu hiện lạ, nguy cơ hóc nghẹn để kịp thời hỗ trợ, sơ cứu đảm bảo an toàn cho con.
Mách nhỏ 50 thực đơn ăn dặm cho bé mới tập ăn theo BLW
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé mới tập ăn BLW đảm bảo dinh dưỡng
Thực đơn ăn dặm cho bé mới tập ăn BLW làm tốn rất nhiều thời gian của các bậc phụ huynh khi bắt tay và xây dựng cho con. Để giải quyết vấn đề này, truonglehongphong.edu.vn gửi đến cha mẹ gợi ý 50 thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng theo BLW đầy đủ dinh dưỡng:
Thực đơn BLW 1 | Chả đậu xanh, rau xanh luộc, quýt tráng miệng |
Thực đơn 2 | Bí ngòi luộc, súp lơ luộc, ớt chuông hấp |
Thực đơn BLW 3 | Cà rốt luộc, bí hương luộc, mướp hương luộc |
Thực đơn BLW 4 | Trứng gà chiên, tăng tây, súp lơ luộc |
Thực đơn BLW 5 | Cà rốt luộc, su su luộc, bí đỏ hấp, măng tây hấp |
Thực đơn BLW 6 | Nui, đậu đũa hấp, bí đỏ hấp, nho tráng miệng |
Thực đơn BLW 7 | Bí xanh hấp, hành tây hấp, đậu đũa hấp, su su hấp, cà rốt luộc và xoài thái miếng tráng miệng |
Thực đơn BLW 8 | Măng tây hấp, đậu đũa hấp, cà rốt luộc, dưa chuột thái miếng |
Thực đơn BLW 9 | Trứng chiên tôm, súp lơ xanh luộc, đậu luộc, nui luộc |
Thực đơn BLW 10 | Súp lơ hấp, măng tây hấp, cà rốt hấp, ăn cùng sốt bơ xay trộn sữa chua |
Thực đơn BLW 11 | Cơm nát cuốn rong biển, bầu trắng luộc, su su luộc, đậu đỗ luộc, cà chua hấp, hành tây hấp |
Thực đơn BLW 12 | Cá hồi chiên, cà rốt luộc, đậu cove luộc, khoai tây cắt miếng luộc |
Thực đơn BLW 13 | Bí đao luộc, mướp hương hấp, măng tây hấp, bí ngòi hấp |
Thực đơn BLW 14 | Chả tôm hấp, bơ chiên xù, quả xuân đào tráng miệng |
Thực đơn BLW 15 | Thịt viên chiên, nui, củ cải luộc, măng tây luộc |
Thực đơn BLW 16 | Bí ngô hấp, đỗ xanh luộc, nho tráng miệng |
Thực đơn BLW 17 | Thịt bò cuộn măng tây, bánh bao chay hấp, bí đỏ hấp, dâu tây tráng miệng |
Thực đơn BLW 18 | Bí xanh hấp, mướp hương hấp, măng tây luộc |
Thực đơn BLW 19 | Táo rắc chút bột quế nướng, khoai tây rắc lá thơm nướng, măng tây hấp |
Thực đơn BLW 20 | Súp lơ luộc, ớt chuông hấp, thanh long tráng miệng |
Thực đơn BLW 21 | Su su luộc, măng tây luộc, cà rốt hấp, cà chua hấp, đu đủ cắt nhỏ tráng miệng |
Thực đơn BLW 22 | Hành tây hấp, đậu đũa hấp, bầu trắng hấp, mướp hương luộc, cà rốt luộc, xoài tráng miệng |
Thực đơn BLW 23 | Thịt viên chiên, cà rốt hấp, bắp cải hấp và táo hấp |
Thực đơn BLW 24 | Cà chua hấp, măng tây hấp, bí xanh luộc, su su luộc, đu đủ tráng miệng |
Thực đơn BLW 25 | Cá tilapia rắc lá thơm bỏ lò nướng, bí đỏ hấp, bí ngòi hấp, khoai lang tím hấp |
Thực đơn BLW 26 | Cơm nát cuộn rong biển, đậu đũa hấp, hành tây hấp, su su luộc, dưa chuột cắt miếng, đu đủ tráng miệng |
Thực đơn BLW 27 | Cơm nát cuộn rong biển, mướp hấp, bí xanh hấp, đậu đũa hấp, ớt chuông luộc, xoài chín tráng miệng |
Thực đơn BLW 28 | Tôm áp chảo, khoai lang luộc, su su luộc, cà chua bi vàng, đu đủ tráng miệng |
Thực đơn BLW 29 | Trứng chiên, ngô ngọt hấp, măng tây hấp, ớt chuông hấp, cà rốt, bí ngòi luộc |
Thực đơn BLW 30 | Cơm nắm hạt chia, mướp hấp, ớt chuông hấp, hành tây hấp, xí xanh luộc, xoài chín tráng miệng |
Thực đơn BLW 31 | Lòng đỏ trứng áp dầu với oliu, mướp hấp, su su luộc, đậu đũa luộc |
Thực đơn BLW 32 | Bắp cải cuộn thịt, khoai lang hấp, bí đỏ hấp, quả mâm xôi tráng miệng |
Thực đơn BLW 33 | Ớt chuông hấp, cải trắng luộc, thanh long tráng miệng |
Thực đơn BLW 34 | Bò xào tỏi, ớt chuông hấp, khoai lang hấp, chuối và kiwi tráng miệng |
Thực đơn BLW 35 | Thịt gà băm nhỏ cùng mộc nhĩ, nấm hương viên nhỏ và chiên, khoai tây hấp, bí đỏ hấp |
Thực đơn BLW 36 | Su su luộc, củ cải luộc, táo nướng quế |
Thực đơn BLW 37 | Măng tây luộc, cà tím nướng, bí đỏ hấp |
Thực đơn BLW 38 | Chả tôm hạt sen nấu nấm, bí xanh luộc, bí đỏ hấp, xoài tráng miệng |
Thực đơn BLW 39 | Bánh khoai lang chiên, đậu Nhật luộc, cà tím luộc |
Thực đơn BLW 40 | Bánh mì Sandwich, bò rang cháy tỏi, ngô bao tử hấp, dưa hấu tráng miệng |
Thực đơn BLW 41 | Bí xanh cuộn tôm, cà rốt luộc, bí đỏ luộc, kiwi tráng miệng |
Thực đơn BLW 42 | Nui, thịt viên chiên, củ cải luộc, măng tây luộc |
Thực đơn BLW 43 | Cơm ruốc cá hồi, bò xào đỗ xanh, đậu bắp hấp, chuối tráng miệng |
Thực đơn BLW 44 | Thịt bò xào ngô bao tử, khoai lang luộc, chuối chín tráng miệng |
Thực đơn BLW 45 | Măng tây nướng, cà tím nướng, dưa lưới cắt miếng tráng miệng |
Thực đơn BLW 46 | Bánh mì mềm, thịt bò bắp luộc/ hấp mềm, dưa chuột cắt miếng, táo |
Thực đơn BLW 47 | Cá viên, mì sợi, bí đỏ, lê tráng miệng |
Thực đơn BLW 48 | Cơm trắng, tôm hấp, bông cải xanh hấp, chuối chín tráng miệng |
Thực đơn BLW 49 | Cơm nắm, phi lê cá quả, su su luộc, đu đủ chín tráng miệng |
Thực đơn BLW 50 | Thịt heo, khoai tây, đậu cô ve, bơ cắt miếng tráng miệng |
Câu hỏi thường gặp
1. Cách chế biến an dặm BLW?
Để đảm bảo cách chế biến ăn dặm BLW đạt hiệu quả, cha mẹ cần thực hiện các bước sau:
- Sơ chế nguyên liệu đóng vai trò quan trọng để loại bỏ các phần khó tiêu trong thực phẩm như hạt, vỏ, rễ… Sau đó cắt nguyên liệu với các kích thước phù hợp để quá trình chế biến nhanh chóng, trẻ dễ dàng ăn hơn.
- Nấu thực phẩm chín kỹ nhất là các loại rau củ để hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng hấp thu, con dễ tập nhai nuốt. Áp dụng các phương pháp hấp, luộc, nướng để giữa nguyên hương vị và dinh dưỡng cho món ăn.
- Một số cách chế biến thực phẩm thường xuyên sử dụng cho trẻ cha mẹ có thể tham khảo: Rau củ cắt thành miếng nhỏ vừa tay cầm, sau đó luộc/ hấp chín mềm; trứng là loại trẻ yêu thích chúng ta có thể chiên hoặc luộc chín kỹ; hoa quả cắt nhỏ và cho trẻ ăn sau bữa chính khoảng 1 giờ; các loại thịt xay nhuyễn, băm nhỏ viên thành viên hoặc xé sợi thành miếng dài mỏng; tôm bóc vỏ làm thành chả, chạo tôm hoặc xay nhuyễn nấu canh…
- Bảo quản thực phẩm đúng cách để đảm bảo dự tươi ngon và có thể tái sử dụng vào bữa sau nếu con chưa ăn hết.
2. Hạn chế của phương pháp ăn dặm BLW tự chỉ huy?
Cha mẹ tốn nhiều thời gian dọn dẹp “chiến trường” sau ăn dặm BLW
Bên cạnh nhiều lợi ích thì phương pháp BLW cũng mang đến những ý kiến trái chiều do những hạn chế nhất định:
- Phương pháp ăn dặm có nguy cơ gây hóc nghẹn cho trẻ mới bắt đầu: Những ngày đầu tiên ăn dặm BLW trẻ dễ gặp phải nguy cơ hóc nghẹn do chưa quen với thực phẩm mới và kết cấu rắn của món ăn. Tuy nhiên sau 1 thời gian làm quen thì nguy cơ sẽ giảm dần. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ cần theo dõi con suốt quá trình ăn uống, chế biến thực phẩm đúng cách. Ngoài ra chúng ta cần tìm hiểu và thực hành trước cách xử lý các tình huống hóc nghẹn nếu không may trẻ gặp phải.
- Mất thời gian dọn dẹp sau ăn: Sau ăn dặm BLW luôn là “chiến trường” mà cha mẹ phải mất thời gian dọn dẹp hơn phương pháp truyền thống. Trẻ có thể bôi bẩn khắp người, làm rơi vãi đồ ăn lung tung hoặc ném đồ ăn khi con đã no không muốn ăn nữa. Trong trường hợp trẻ không muốn ăn, cha mẹ không nên ép mà hãy cất đồ ăn và dọn dẹp.
Những ngày đầu tiên ăn dặm BLW là quãng đường khó khăn không chỉ với phụ huynh và còn với cả trẻ. Bởi vậy chúng ta cần kiên trì thực hiện, phòng tránh sai lầm, xây dựng thực đơn đầy đủ dinh dưỡng, chế biến khoa học để giúp trẻ làm quen tốt nhất, nhanh thích nghi. Hy vọng với 50 thực đơn dinh dưỡng BLW trên đây sẽ giúp cha mẹ và các con có khởi đầu ăn dặm tốt đẹp.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)