Tết Nguyên Đán Tân Sửu sắp đến, đây là dịp để bạn nhỏ có thể dành nhiều thời gian đoàn tụ cùng ông bà, ba mẹ. Các con sẽ có những khoảnh khắc đáng nhớ với những người thân thiết. Để dịp Tết cổ truyền mang thêm nhiều ý nghĩa, tại sao các con không thử chơi các trò chơi thú vị ngày Tết cùng cả nhà mình nhỉ? Sẽ rất là thú vị đấy! Mời Ba mẹ và các con cùng tham khảo năm trò chơi cực hay ngay sau đây nhé!
1. Twister Game – Cuộc chiến các tư thế
Twister một trò chơi tập thể vui nhộn đã có từ lâu tại các quốc gia phương Tây, sử dụng các tư thế và đặt bàn tay, bàn chân lên các điểm chấm màu.
Cách chơi: Khi chiếc kim xoay dừng đến màu sắc nào trên bản đồ thì các con phải dùng tay hoặc chân theo đúng như yêu cầu trên tấm bảng màu trải dưới sàn mà luật chơi đề ra tạo ra những tư thế khó đỡ đến mức nếu bạn không thể làm được thì coi như thua cuộc.
Đặc biệt, trò chơi sẽ trở nên gay cấn và các con sẽ phấn khích khi trò chơi tham gia từ 2-4 người trở lên đấy! Đây hẳn là một trò chơi tập thể không thể thiếu trong những dịp gặp mặt sum họp đúng không nào?
Ý nghĩa: Đây là một trò chơi mang tính thử thách với mọi người chơi. Bởi nó vừa sử dụng trí tuệ để tính toán từng bước đi và sự dẻo dai của cơ thể để có thể đặt chân hoặc tay vào đúng ô màu được yêu cầu trên thảm. Một sự tính toán tốt kết hợp với sự uyển chuyển của cơ thể sẽ giúp bạn loại đối thủ một cách thuyết phục. Đây là trò chơi được rất nhiều nước hiện đại trên thế giới sử dụng trong các bữa tiệc, hội họp, kỳ nghỉ đấy các con ạ!
2. Snake And Ladder – Leo cầu thang
Trò chơi nổi tiếng dành cho trẻ em, với cách chơi đơn giản, giúp các con hình dung và các con số và cộng – trừ.
Cách chơi: Gieo xúc xắc để di chuyển trên bản đồ. Người chơi đi đến đích trước sẽ dành chiến thắng. Tuy nhiên, trên đường đi sẽ có những ô có những chiếc thang và con rắn. Con rắn sẽ nuốt người chơi và bị tuột xuống ô thấp hơn. Còn chiếc thang sẽ giúp người chơi leo đến đích nhanh hơn.
Ý nghĩa: Các con sẽ học được tính kiên nhẫn, cách nhận biết số đếm và tính toán linh hoạt để có thể di chuyển các con rắn.
Trò chơi thích hợp cho trẻ từ 2-6 tuổi.
3. Candy Land – Vương quốc kẹo ngọt
Candy land – Trò chơi này đã hơn 50 tuổi đời. Các con hẳn không bao giờ quên được những thẻ bài đầy màu sắc và những thứ siêu hấp dẫn trên đường tới Candy Land.
Cách chơi: Candy Land cực kỳ phổ biến ở quốc tế cho trẻ em. Đây là boardgame vô cùng thú vị với các bé. Trò chơi phụ thuộc may mắn – con rút thẻ ô nào, đi đến ô có màu đó, ai về đích trước thắng.
Ý nghĩa: Các con nhận biết màu sắc, sự ứng biến linh hoạt giữa các nhân vật của thế giới kẹo.
Trò chơi thích hợp cho trẻ 3-6 tuổi.
4. Trò chơi “Tìm từ không cùng loại”
Xem thêm : Tổng Quan Phương pháp Montessori | So Sánh Montessori – Reggio Emilia – Steiner
Cách chơi: Trò chơi tìm từ không cùng loại chính là đưa cho con một dãy từ và đưa ra một câu hỏi về tìm từ không cùng loại để con tìm ra một từ không chung nhóm với các từ còn lại.
Ví dụ: Trong nhóm từ “xe đạp, xe máy, tàu thủy, ô tô” , con hãy tìm ra một từ chỉ phương tiện không di chuyển trên cạn. Ba mẹ có thể gợi ý cho con bằng việc mô tả đặc điểm, tính chất của từng từ, giúp con hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chúng. Theo đó, các bé cần chỉ ra “tàu thủy” là từ không cùng loại. Hay một dãy từ khác gồm “quả táo, quả ổi, quả cà, quả bí”, ba mẹ sử dụng hình ảnh để bé quan sát và mô tả cho bé bằng ngôn từ dễ hiểu để các con tự tìm ra đặc điểm của từng quả.
Ý nghĩa: Việc tìm từ không cùng loại không chỉ cung cấp thêm vốn từ cho con mà còn giúp các con ghi nhớ đặc điểm của từng từ, phân loại từ và ý nghĩa của từ cũng như mở mang kiến thức. Nhờ vậy, các con sẽ sở hữu vốn từ đa dạng, phong phú hơn và phát triển tiềm năng ngôn ngữ bền vững, tạo tiền để học tốt Tiếng Việt sau này.
5. Trò chơi “Chiếc hộp bí mật”
Cách chơi: Cách chơi trò chơi “chiếc hộp bí mật” khá đơn giản. Các con sẽ thò tay vào hộp, sờ và cảm nhận một đồ vật nào đó và miêu tả, giải thích cho ba mẹ về đồ vật đó để ba mẹ đoán.
Trò chơi sẽ vui hơn khi có sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhà. Trẻ sẽ là người sờ và cảm nhận, miêu tả trước và ba mẹ là người đoán và ngược lại.
Ý nghĩa: Việc vận dụng ngôn ngữ để tái hiện đồ vật thông qua cảm nhận bằng xúc giác cho người khác hiểu giúp các con phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên. Đồng thời, đây cũng là cách để phát triển các giác quan của trẻ một cách toàn diện.
Với những trò chơi thú vị này, các con sẽ có cơ hội rèn luyện những kỹ năng có ích. Trong đó, phát triển ngôn ngữ, tư duy, và vận động rất tốt cho các con. Tết này ở nhà vẫn vui chơi Tết ta thật vui!
Chúc mừng năm mới 2021!
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)