- Nguồn gốc của phương pháp Montessori
- 1. Phương pháp Montessori là gì?
- 2. Mục tiêu của phương pháp Montessori
- 5 đặc trưng của phương pháp Montessori
- 1. Trẻ là trung tâm, chủ động học tập và khám phá
- 2. Môi trường học Montessori được chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị
- 3. Học mà chơi, chơi mà học
- 4. Lớp học trộn độ tuổi kết nối bạn bè
- 5. Môi trường giáo dục toàn diện, thân thiện
- 9 nguyên tắc của phương pháp Montessori
- 1. Tôn trọng, không áp đặt trẻ
- 2. Tự do di chuyển, tự do lựa chọn hoạt động yêu thích
- 3. Không phá vỡ sự tập trung của trẻ khi học tập, làm việc
- 4. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng cho trẻ nhận thức thế giới
- 5. Phát triển khả năng giao tiếp
- 6. Chọn lựa các loại giáo cụ kích thích giác quan phát triển
- 7. Người lớn là người hướng dẫn, hỗ trợ
- 8. Hãy kiên nhẫn với trẻ
- 9. Làm những điều cha mẹ thấy là đúng đắn
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Phân biệt đặc trưng phương pháp Reggio Emilia và phương pháp Montessori?
- 2. Vì sao nên áp dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ sớm tại nhà?
- 3. Để áp dụng phương pháp Montessori tại nhà hiệu quả, cha mẹ nên chú ý những gì?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Montessori được biết đến là phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, tư duy, cảm xúc, khả năng vận động và tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ. Chính vì vậy phương pháp này ngày càng được cha mẹ Việt Nam tin tưởng, lựa chọn và ứng dụng trong nuôi dạy trẻ từ khi mới lọt lòng. Cùng truonglehongphong.edu.vn tìm hiểu 5 đặc trưng của phương pháp Montessori không thể bỏ qua trong nội dung bài vit sau.
Nguồn gốc của phương pháp Montessori
1. Phương pháp Montessori là gì?
Montessori là phương pháp giáo dục được nghiên cứu và phát triển bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Đây là phương pháp hiện đại giúp phát triển tiềm năng tự nhiên của mỗi đứa trẻ bằng môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở và tôn trọng.
Bạn đang xem: 5 đặc trưng của phương pháp Montessori cha mẹ không nên bỏ qua
Montessori được sáng lập bởi nhà giáo dục người Ý Maria Montessori
Phương pháp Montessori phù hợp cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây được xem là giai đoạn “vàng” giúp phát triển tư duy, cảm xúc giúp trẻ nhận biết, khám phá thế giới xung quanh dễ dàng. Từ đó giúp trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt, có thể độc lập, tự chủ, tự tin và hình thành kỹ năng xã hội từ rất sớm.
2. Mục tiêu của phương pháp Montessori
Mục tiêu của phương pháp Montessori hướng đến là:
- Cung cấp môi trường học đã được chuẩn bị sẵn sàng, nơi trẻ được đáp ứng nhu cầu tự nhiên để tự do khám phá, tìm tòi và học tập
- Nuôi dưỡng động lực tiềm ẩn, tạo điều kiện tối đa để trẻ hình thành khả năng sẵn sàng tiếp thu, theo đuổi kiến thức, kỹ năng và những điều yêu thích với tốc độ thoải mái nhất.
- Giáo dục toàn diện giúp trẻ chuẩn bị nhận thức, tăng trưởng cảm xúc, phối hợp thể chất và thúc đẩy sự phát triển kỹ năng xã hội.
- Hình thành cho trẻ ý thức tự giác, ý thức độc lập, thói quen tập trung, chủ động
- Phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống hiệu quả và hạnh phúc.
Tìm hiểu chi tiết về Montessori
5 đặc trưng của phương pháp Montessori
Montessori là một trong những phương pháp dạy con thông minh được nhiều cha mẹ Việt tin tưởng. Hơn thế nữa, rất nhiều ba mẹ lựa chọn giúp con có cơ hội phát triển vượt bậc bằng cách dạy Montessori tại nhà, cùng lắng nghe ý kiến của các chuyên gia truonglehongphong.edu.vn về topic “Montessori tại nhà có cần thiết không?” nhé
Để giúp quá trình dạy con theo phương pháp này trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn, các bậc phụ huynh có thể tham khảo 5 đặc trưng của Montessori sau đây:
1. Trẻ là trung tâm, chủ động học tập và khám phá
Đặc trưng của Montessori là lấy trẻ làm trung tâm của việc dạy học, trẻ được tôn trọng quyền tự do, được tự chọn cách học, hoạt động yêu thích. Tuy nhiên những hoạt động này đã được giáo viên sắp xếp, lên kế hoạch trước và đảm bảo an toàn. Người lớn không được áp đặt suy nghĩ để bắt trẻ phải làm theo ý của mình.
Hãy để trẻ được tự do khám phá, tìm tòi, sáng tạo và chủ động học tập theo cách riêng, khơi gợi tiềm năng sẵn có. Có như vậy các bé mới dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, kích thích sự phát triển tư duy, trí tuệ và hình thành khả năng độc lập, tự chủ.
Trẻ là trung tâm, chủ động học tập và khám phá
2. Môi trường học Montessori được chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị
Môi trường học Montessori cho trẻ từ 0 – 6 tuổi được chuẩn bị đầy đủ giáo cụ trang thiết bị, nội thất. Đây là giai đoạn vàng, thời kỳ nhạy cảm mà trẻ có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất, tâm lý, tư duy và nhận thức. Môi trường được chuẩn bị hài hòa, sạch sẽ tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tiếp nhận kiến thức. Từ đó trẻ học tập tốt hơn và kích thích sự phát triển toàn diện.
Không gian học bố trí trật tự, ngăn nắp với các giáo cụ đa dạng và ưu việt đan xen những màu sắc hài hòa. Môi trường học tập đảm bảo sự cân bằng giữa việc học tập, vận động thể chất, tinh thần và xã hội của trẻ. Ngoài ra cần chú trọng không gian vui chơi trong nhà và ngoài trời hài hòa giúp bé tự do hoạt động, vui chơi, nâng cao thể chất, rèn luyện sức bền và giải phóng năng lượng.
3. Học mà chơi, chơi mà học
Xem thêm : Các loại rau ăn dặm cho bé 6 tháng phát triển toàn diện
Một trong những đặc trưng của phương pháp Montessori là học mà chơi, chơi mà học, tự do mang tính kỷ luật. Trẻ được vừa học vừa chơi một cách thoải mái, vận dụng được những điều đã học vào hoạt động thực tiễn. Montessori chỉ ra cách thực hiện các nhiệm vụ và trẻ tự thực hiện và phát triển theo cách của mình.
Một cách gần gũi nhất, trẻ được trải nghiệm các hoạt động tự chăm sóc bản thân như mặc đồ, xúc ăn. rót nước, đi giày dép… Sau đó là các kỹ năng hỗ trợ, giúp đỡ những người xung quanh như giữ vệ sinh chung, dọn dẹp, dọn dẹp bàn ăn… Những kỹ năng này sẽ giúp bé trở nên độc lập, tự tin và chủ động, sẵn sàng cho cuộc sống sau này.
4. Lớp học trộn độ tuổi kết nối bạn bè
Một trong những đặc điểm của phương pháp Montessori khác với giáo dục truyền thống là lớp học trộn độ tuổi. Thông thường lớp học trộn độ tuổi từ 3 đến 6 tạo điều kiện cho các bé học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau. Các bé lớn giúp đỡ các em nhỏ và các em nhỏ dễ dàng làm quen với môi trường học mầm non nhanh hơn.
Lớp học trộn độ tuổi như 1 tổ chức xã hội thu nhỏ, rèn luyện trẻ tính cách hòa đồng, biết giúp đỡ mọi người. Các bé nhỏ tuổi chủ động khi chơi, hoạt động linh hoạt, nhanh nhẹn hơn. Các anh chị lớn giúp đỡ em nhỏ, cùng nhay học tập mà không bị chi phối bởi điểm số.
5. Môi trường giáo dục toàn diện, thân thiện
Chương trình đào tạo, lộ trình dạy học được thiết kế dựa trên quá trình phát triển và khả năng cụ thể của từng bé. Mục đích của phương pháp Montessori hướng đến tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp trẻ phát triển toàn diện.
Môi trường giáo dục toàn diện, thân thiện
Bên cạnh đó Montessori là môi trường giáo dục thân thiện không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt. Khi trẻ làm sai, hãy coi đó là bài học để trẻ rút kinh nghiệm, người lớn sẽ minh họa cho trẻ cách làm đúng. Trẻ làm tốt sẽ nhận sự khích lệ, động viên, ghi nhận sự cố gắng thay vì khen ngợi hay trao phần thưởng.
9 nguyên tắc của phương pháp Montessori
Khi áp dụng phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ tại nhà, cha mẹ nên lưu ý 9 nguyên tắc cơ bản dưới đây. Cụ thể:
1. Tôn trọng, không áp đặt trẻ
Nguyên tắc đầu tiên của phương pháp Montessori là tôn trọng và không áp đặt trẻ. Trẻ được quyền tự do lựa chọn hoạt động yêu thích, tự do phát triển theo niềm đam mê, khả năng cá nhân. Cha mẹ hay thầy cô không nên áp đặt mà hãy đặt vị trí của mình vào trẻ để hiểu tại sao trẻ làm những điều như vậy. Tôn trọng trẻ cũng là cách giáo dục trẻ tôn trọng những người xung quanh.
2. Tự do di chuyển, tự do lựa chọn hoạt động yêu thích
Montessori cho phép trẻ có quyền tự do di chuyển, tự do lựa chọn hoạt động yêu thích. Chính vì vậy chuẩn bị không gian thoải mái cho trẻ có cơ hội di chuyển tự do khám phá thế giới là điều quan trọng.
Người lớn đừng vì lý do đảm bảo an toàn, sợ con ngã, sợ con bị đau… mà giữ trẻ trong những khoảng không gian chật hẹp. Khi trẻ di chuyển, bé sẽ khám phá thêm những kỹ năng vận động mới, có thêm cơ hội phát triển và hiểu về thế giới xung quanh.
Tự do di chuyển, tự do lựa chọn hoạt động yêu thích
3. Không phá vỡ sự tập trung của trẻ khi học tập, làm việc
Một trong những mục tiêu quan trọng của Montessori là rèn luyện cho trẻ kỹ năng tập trung, tạo nền tảng quan trọng cho việc học sau này. Do đó khi trẻ đang tập trung làm việc, người lớn không nên can thiệp làm ngắt quãng chu trình của trẻ.. Từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều các chơi, cách làm khác nhau, tự giải quyết các vấn đề phát sinh.
Hãy để bé tự làm dù ban đầu có mất thời gian, nhưng lâu dần bé sẽ quen và khám phá được nhiều điều mới mẻ.
4. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng cho trẻ nhận thức thế giới
Xem thêm : Giải mã về thì hiện tại hoàn thành chi tiết và đầy đủ nhất 2025
Tự do vui chơi, tự tìm hiểu khám phá tự nhiên chính là nguồn cảm hứng cho trẻ nhận thức thế giới. Các hoạt động học tập ngoài trời, các buổi dã ngoại thúc đẩy sự phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, hình thành cho trẻ tư duy phản biện. Vì vậy ngoài lớp học, trong nhà hãy cho trẻ tham gia các cuộc phiêu lưu kỳ thú trong không khí trong lành ngoài tự nhiên.
5. Phát triển khả năng giao tiếp
Giao tiếp là nguyên tắc quan trọng mà thầy cô, cha mẹ cần chú ý khi áp dụng Montessori với trẻ. Giao tiếp giúp trẻ học được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày.
Hãy luôn nói với trẻ bằng giọng nói rõ ràng, sử dụng những câu từ dễ hiểu, cụ thể. Lắng nghe trẻ, tôn trọng trẻ, dạy trẻ cách không cắt lời, không chen ngang khi nói chuyện là cách hiệu quả giúp trẻ học giao tiếp đúng mực. Thường xuyên kể về những vấn đề xung quanh cuộc sống để trẻ mở rộng vốn từ vựng.
Phát triển khả năng giao tiếp
6. Chọn lựa các loại giáo cụ kích thích giác quan phát triển
Giáo cụ Montessori đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập và vui chơi của trẻ. Những món đồ chơi đó không chỉ lớn lên cùng bé mà còn giúp kích thích các giác quan của trẻ phát triển. Tuy nhiên thay vì đầu tư giáo cụ, đồ chơi đắt tiền, ba mẹ có thể cùng con làm đồ chơi từ những chất liệu an toàn, tận dụng vật liệu tái chế có sẵn trong nhà như bìa cứng, thanh vòng, chai nhựa… Hãy chọn những loại giúp trẻ tập trung, tạo sự bất ngờ và thú vị thay vì đồ chơi chỉ cần bấm nút là xong.
7. Người lớn là người hướng dẫn, hỗ trợ
Giáo viên, cha mẹ hãy đặt trẻ là trung tâm của hoạt động học tập. Chúng ta chỉ là người hướng dẫn, động viên và khuyến khích trẻ tự học theo sở thích và năng lực. Tuyệt đối không can thiệp trực tiếp vào quá trình học, hãy dành cho trẻ khoảng thời gian và không gian để tìm tòi, khám phá thế giới. Tuy nhiên cha mẹ, thầy cô cần thường xuyên quan sát để đảm bảo sự an toàn và kịp thời gợi ý, hỗ trợ cho trẻ khi cần thiết.
8. Hãy kiên nhẫn với trẻ
Kiên nhẫn với trẻ tưởng chừng đơn giản nhưng không phải cha mẹ nào cũng thực hiện được. Rất nhiều bậc phụ huynh dễ dàng nổi nóng, la mắng hoặc sử dụng đòn roi khi trẻ mắc lỗi dẫn đến những tổn thương sâu sắc về tinh thần cho bé.
Cha mẹ hãy luôn nhớ nguyên tắc là kiên nhẫn trong giáo dục trẻ. Ví dụ về phương pháp Montessori đối với mọi sự việc, cha mẹ đừng phản ứng vội vàng, hãy lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với con. Từ đó tìm ra hướng giải quyết tích cực, tránh gây sự sợ hãi hoảng hốt cho trẻ. Đồng thời tạo nên sự gắn kết tình cảm trong gia đình.
Hãy kiên nhẫn với trẻ
9. Làm những điều cha mẹ thấy là đúng đắn
Bất cứ cha mẹ nào đều dành cho con tình yêu thương sâu sắc và mong muốn làm những điều đúng đắn nhất cho con. Vì vậy cha mẹ hãy tin vào chính bản thân mình, đừng vì áp lực của dư luận mà áp đặt con vào những điều tiêu cực. Hãy nhớ phương pháp dạy con mà bạn tin là phù hợp mới là quyết định cuối cùng của mình.
Câu hỏi thường gặp
1. Phân biệt đặc trưng phương pháp Reggio Emilia và phương pháp Montessori?
Montessori và Reggio Emilia là hai triết lý giáo dục hoàn toàn độc lập được xây dựng bởi những chuyên gia hàng đầu là Maria Montessori và Loris Malaguzzi. Nền tảng chung của 2 phương pháp đều tuân theo sở thích của trẻ tạo môi trường học tập đa giác quan. Tuy nhiên có sự phân biệt về đặc trưng, cụ thể:
- Đặc trưng của phương pháp Montessori: Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển các kỹ năng cá nhân, hình thành khả năng tập trung. Trẻ xây dựng được kỹ năng lãnh đạo và làm việc độc lập.
- Đặc trưng của phương pháp Reggio Emilia: nhấn mạnh quá trình tương tác, tham gia học hỏi và tự giải quyết vấn đề của trẻ. Reggio Emilia chú trọng kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng sáng tạo để hình thành các ý tưởng táo bạo, bất ngờ.
2. Vì sao nên áp dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ sớm tại nhà?
Nhiều cha mẹ băn khoăn với câu hỏi cho trẻ học Montessori ở đâu? Không chỉ học ở trường, cha mẹ nên áp dụng sớm Montessori tại nhà bởi đây là phương pháp giáo dục mang đến nhiều lợi ích cho trẻ trong quá trình thực hiện:
- Trẻ được học theo khả năng của mình, nhanh chóng phát huy sở trường, tiềm năng của bản thân.
- Trẻ học được cách tập trung, trở nên tự lập từ nhỏ
- Rèn luyện được kỹ năng sống để chủ động hơn trong cuộc sống
- Tạo nền tảng vững chắc phát triển thể chất, tư duy, trí tuệ thuận lợi cho trẻ làm quen và thích nghi nhanh chóng khi đến trường.
3. Để áp dụng phương pháp Montessori tại nhà hiệu quả, cha mẹ nên chú ý những gì?
Hiện nay, Montessori đã được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục cho trẻ 0 – 6 tuổi tại Việt Nam. Nhưng khi áp dụng phương pháp này tại nhà cha mẹ nên lưu ý một số tiêu chí sau:
- Nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc trưng và nguyên tắc của phương pháp Montessori, để ứng dụng trong giáo dục trẻ phù hợp.
- Nhẫn nại, quan tâm và giúp con giải quyết những mong muốn của mình, đảm bảo con có tâm lý thoải mái. Thông thường từ 3 tuổi trẻ tự ý thức được bản thân và muốn làm theo ý của mình. Cha mẹ không nên ngăn cản, can thiệp thái quá khiến trẻ khó chịu, tự tin, chống đối. Công cụ Montessori tại nhà thường không đầy đủ, vì vậy cha mẹ dành sự quan tâm phát triển thể chất của trẻ hơn. Thông qua các hoạt động giao tiếp, khám phá, tìm hiểu thế giới để con có thêm kiến thức và kỹ năng.
- Chú trọng định hướng để con học mà chơi, chơi mà học không nên quá coi trọng thành tích.
Bài viết là những thông tin về đặc trưng của phương pháp Montessori và các nguyên tắc quan trọng khi áp dụng cho quá trình giáo dục trẻ. Hy vọng nội dung này sẽ cung cấp được những kiến thức mà cha mẹ đang quan tâm tìm hiểu để quá trình dạy bé mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)