- Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa?
- Đâu là thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm?
- Ăn dặm 5 tháng – nên cho bé ăn những gì?
- Nhóm chất đạm
- Nhóm tinh bột
- Nhóm chất béo
- Chất xơ
- Vitamin và khoáng chất
- Hướng dẫn cách ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi phù hợp
- Lượng ăn dặm thích hợp cho trẻ 5 tháng tuổi
- Cách ăn dặm bé 5 tháng tuổi khoa học phù hợp
- Gợi ý một số thực đơn ăn dặm bé 5 tháng tuổi phù hợp
- Thực đơn ăn dặm 5 tháng tuổi theo phương pháp truyền thống
- Thực đơn ăn dặm BLW cho be 5 tháng
- Thực đơn ăn dặm bé 5 tháng tuổi kiểu Nhật
- Câu hỏi thường gặp
- 1. Trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì?
- 2. Tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm lúc 5 tháng tuổi?
- 3. Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng như thế nào?
- Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nhiều phụ huynh băn khoăn về thời điểm ăn dặm thích hợp cho trẻ, cụ thể trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa? Có nhiều ý kiến trái ngược khiến cha mẹ lần đầu nuôi con nhỏ cảm thấy vô cùng lo lắng. Ngay sau đây các chuyên gia của truonglehongphong.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc khá phổ biến này, để chúng ta cùng hướng đến giai đoạn ăn dặm hiệu quả cho con nhé.
Thời điểm ăn dặm thích hợp Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa
Bạn đang xem: Thời điểm ăn dặm thích hợp: Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa?
Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa?
Theo các chuyên gia, tổ chức y tế thì thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm nên từ giai đoạn 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm mà hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch của trẻ đã phát triển đến giai đoạn nhất định, có thể hấp thu các dưỡng chất khác ngoài sữa. Vì vậy nếu cha mẹ đang băn khoăn trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa, thì đây chưa phải là thời điểm lý tưởng nhất để cho con làm quen với thực phẩm mới ngoài sữa.
Tuy nhiên việc cho trẻ 5 tháng ăn dặm không được coi là sai lầm. Thời kỳ này chính là giai đoạn tuyệt vời để phụ huynh chuẩn bị tiền để cho con ăn dặm vào tháng thứ 6. Như vậy ăn dặm với giai đoạn 5 tháng hợp lý nhất là gì? Nếu muốn cho con ăn dặm, cha mẹ hãy chế biến đồ ăn thành cấu trúc tương tự như sữa để tạo điều kiện cho con làm quen, tránh làm ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Đến đây chắc hẳn cha mẹ đã giải đáp được thắc mắc 5 tháng cho bé ăn dặm được chưa. Tuy nhiên có phải trẻ nào cũng thích hợp để ăn dặm tại thời điểm này hay không? Nội dung tiếp theo sẽ giúp phụ huynh tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất.
Ăn dặm 5 tháng tuổi sao cho khoa học
Đâu là thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm?
Ăn dặm là giai đoạn bắt buộc với mỗi trẻ, đánh dấu hành trình phát triển của con. Ăn dặm giúp cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cần thiết đáp ứng nhu cầu của cơ thể, trong khi sữa mẹ hoặc sữa công thức không còn đủ cung cấp cho giai đoạn này.
Quan sát dấu hiệu của trẻ để xác định thời điểm ăn dặm thích hợp
Theo thông tin từ WHO, nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6. Tuy nhiên trên thực tế không phải em bé nào cũng phải ăn dặm theo mốc thời gian này. Để xác định đúng thời điểm thích hợp cha mẹ nên căn cứ vào nhu cầu và khả năng của mỗi trẻ, thông qua việc quan sát các dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng ăn dặm như sau:
>>Xem thêm: Giải đáp: Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì
- Trẻ có thể ngẩng đầu cứng cáp: Việc điều chỉnh được đầu cổ để ngẩng lên một cách cứng cáp là yếu tố khẳng định trẻ có khả năng nhai, nuối an toàn.
- Trẻ nhìn theo, đưa miêng ra đón nhận khi thấy đồ ăn: Muốn ăn là 1 trong những dấu hiệu thể hiện việc trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm. Lúc này trẻ thích thú, tập trung theo dõi bữa ăn cưa người lớn. Khi thấy thức ăn được đưa đến miệng, con sẵn sàng đón nhận.
- Trẻ không còn phản ứng đẩy lưỡi, đẩy thức ăn ra ngoài: Khi thấy trẻ không còn đẩy lưỡi, có nghĩa là con sẵn sàng tiếp nhận thức ăn và có thể nhai, nuốt an toàn. Nếu trẻ còn đẩy lưỡi, tốt nhất cha mẹ hãy chờ thêm 1 thời gian nữa hãy quyết định cho con ăn dặm.
- Trẻ cầm nắm đồ chơi, thức ăn đưa lên miệng: Trẻ sẵn sàng cho việc ăn dặm có khả năng cầm nắm đồ chơi, thức ăn đưa lên miệng. Trẻ gặm đồ chơi, có phản xạ nhai khi có thức ăn trong miệng hoặc nhai theo miệng của người lớn đang ăn.
- Cân năng của trẻ tăng nhanh: Khi trẻ có dấu hiệu tăng cân nhanh hơn, tức là cơ thể con đang có khả năng tăng trường, có nhu cầu cao về năng lượng và dinh dưỡng. Lúc này cha mẹ nên cho con ăn dặm để bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thế bé.
Cha mẹ nên quan tâm, quan sát những biểu hiện của con để xác định khả năng ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, ngay cả khi cho trẻ ăn dặm 5 tháng tuổi thì sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là thành phần quan trọng nhất với con trong giai đoạn này. Phụ huynh cần cung cấp đủ lượng sữa theo các cữ ăn trong ngày phù hợp cho con. Không nên vì muốn con ăn dặm nhiều hơn mà cắt giảm lượng sữa cần thiết của trẻ.
Ăn dặm 5 tháng – nên cho bé ăn những gì?
Các nhóm thực phẩm thích hợp cho trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm
Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, trẻ cần cung cấp nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Do đó cha mẹ cần quan tâm đến các nhóm chất dinh dưỡng và thực phẩm thích hợp ăn dặm bé 5 tháng. Cụ thể:
Nhóm chất đạm
Chất đạm đóng vai trọn cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và hệ thần kinh, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển toàn diện của cơ thể. Vì vậy, trong giai đoạn trẻ ăn dặm, chúng ta cần đảm bảo cung cấp đủ lượng chất đạm cần thiết.
Xem thêm : Mách mẹ 15 công thức nấu cháo ếch ăn dặm cho bé siêu đơn giản
Các loại thức phẩm chứa nguồn đạm dồi dào có thể đưa vào thực đơn ăn dặm của trẻ là: thịt heo, thịt gà, thịt bò, các loại cá, thịt gia cầm, trứng, sữa, đậu đỗ… Cha mẹ cần chế biến đạm phù hợp với giai đoạn 5 tháng như các loại thịt cần xay nhuyễn, trứng chỉ nên ăn lòng đỏ…
>>Xem thêm: Khi nào bé ăn dặm được thịt cá? truonglehongphong.edu.vn
Nhóm tinh bột
Tinh bột chiếm 50 – 70% lượng ăn dặm cho trẻ, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chế biến các món ăn dặm cho trẻ. Tinh bột là nhóm chất cung cấp năng lượng dồi dào cho việc hình thành và hoạt động của não bộ, các cơ quan và điều hòa hoạt đôntj trong cơ thể.
Với trẻ 5 tháng tuổi, cha mẹ có thể cung cấp tinh bột cho trẻ thông qua các loại thực phẩm như bột gạo, khoai tây, lúa mạch…
Nhóm chất béo
Vai trò quan trọng của chất béo là đóng góp vào hiệu quả của sự hình thành và phát triển não bộ. Chất béo còn giúp cơ thể gấp thu tốt các loại vitamin A, D, E, K cần thiết và hỗ trợ chức năng miễn dịch cho trẻ.
Nhóm chất béo lành mạnh có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu hạt chia. quả bơ, cá, mỡ từ thực phẩm tự nhiên.
Chất xơ
Mặc dù chất xơ không hấp thu được nhưng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn ăn dặm của trẻ. Giai đoạn 5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chất xơ hỗ trợ tạo ra độ co cơ giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn, giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi, béo phì. Chất xơ còn tạo nên môi trường đường ruột cân bằng, có lợi cho lợi khuẩn đường ruột của bé.
Chất xơ có nhiều trong các loại củ quả, rau xanh, yến mạch, đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen… cha mẹ đừng quên bổ sung cho trẻ.
>>Xem thêm: 7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm thích mê
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là thành phần không thể thiếu trong giai đoạn ăn dặm bé 5 tháng. Trong đó các vitamin A, D, E hỗ trợ phát triển hệ miễn dịch, chức năng thị giác, hệ xương. Nhóm vitamin B hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa, hệ thần kính. Nhóm vitamin C, E có vai trò chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do. Các khoáng chất quan trọng khác hỗ trợ hệ xương, hệ miễn dịch, duy trì cân bằng điện giải và các chức năng của tế bào.
Để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ, phụ huynh đên duy trì các nguồn thực phẩm như rau xanh, củ quả, trái cây, các loại ngũ cóc. Từ đó giúp trẻ tăng cân đều đặn, duy trì sức khỏe tốt và phát triển toàn diện.
Hướng dẫn cách ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi phù hợp
Trong trường hợp trẻ 5 tháng cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn ngoài sữa mẹ, phụ huynh có thể cho con ăn dặm. truonglehongphong.edu.vn hướng dẫn cách ăn dặm cho bé phù hợp.
Lượng ăn dặm thích hợp cho trẻ 5 tháng tuổi
Nên cho trẻ 5 tháng tập ăn dặm ăn 1 bữangày với lượng 5mlbữa
Giai đoạn 5 tháng tuổi nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ là sữa mẹ hoặc sữa công thức cần được duy trì đầy đủ. Vì thế chúng ta không cần phải cho trẻ ăn quá nhiều. Lượng ăn dặm thích hợp với trẻ là:
- Số bữa: 1 – 2 bữa/ngày
- Lượng ăn: 1 – 2 muỗng cà phê/ bữa (tương đương 5 – 10ml/ bữa)
- Kết cấu thức ăn: loãng, lỏng tương tự như sữa
Sau khi quen thuộc với ăn dặm, trẻ có biểu hiện thích thú với thực phẩm mới ngoài sữa, cha mẹ có thể tăng thêm lượng ăn cho con. Tuy nhiên không nên tăng quá nhanh hay quá nhiều có thể khiến trẻ no và bỏ ăn sữa. Đồng thời nên chế biến kết cấu thức ăn đặc dần để rèn luyện khả năng ăn thô cho bé.
Cách ăn dặm bé 5 tháng tuổi khoa học phù hợp
Tạo không khi vui tươi, thoải mái khi trẻ ăn dặm
Khi cho trẻ 5 tháng ăn dặm, cha mẹ nên áp dụng các cách ăn uống khoa học và phù hợp như sau:
- Ăn với lượng ít đến nhiều: Đầu tiên cha mẹ nên xay mịn thức ăn và cho làm con quen từng chút một. Hãy cho trẻ nếm thử để thử phản ứng của con với hương vị mới, cho trẻ ăn theo khả năng, không nên ép con phải ăn hết ngay 1 thìa bột ăn dặm. Nếu trẻ không thích, cha mẹ nên dừng lại và tiếp tục vào các bữa tiếp theo.
- Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc: Chúng ta nên cho trẻ tập ăn với thức ăn mịn và loãng để con dễ thích nghi, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Sau khi trẻ quen dần, cha mẹ chế biến món ăn tăng dần độ đặc.
- Cho trẻ ăn đúng thời điểm: Thời điêm thích hợp nhất để trẻ làm quen và hợp tác với thức ăn mới là khi cả cha mẹ và con đều cảm thấy thoải mái.
- Tạo không khí vui tươi, thoải mái: Khi trẻ cảm thấy vui tươi, thoải mái con dễ hợp tác trong ăn uống. Vì vậy đừng để bé quá đói mới cho con ăn, không nên cho con ăn lúc trẻ mệt mỏi, buồn ngủ, khi con khóc hay đang cáu kỉnh.
- Kiên nhẫn với trẻ: Khi bắt đầu tập ăn dặm không phải bé nào cũng thích thú, hợp tác. Nếu trẻ không thích, cha mẹ hãy kiên nhẫn dành thời gian để cho trẻ có thể làm quen với thực phẩm mới. Mỗi loại nên dành từ 2 – 3 ngày thử phản ứng của trẻ với hương vị thức ăn nào đó để có kết quả chính xác.
- Không ép trẻ ăn: Phụ huynh thường lo lắng khi thấy con ăn ít, nhiều người có xu hướng ép trẻ ăn. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ, có thể dẫn đến tình trạng trẻ sợ hãi khi đến bữa ăn, lâu dần trở nên biếng ăn. Khi thấy con không muốn ăn thêm, chúng ta hãy kết thúc bữa ăn và dọn dẹp.
- Theo dõi trong suốt quá trình con ăn dặm: Theo dõi trẻ trong suốt quá trình con ăn dặm là cách tốt nhất để kịp thời phát hiện tình trạng hóc nghẹn hay dị ứng, để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Không cho trẻ ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng: Khi chế biến đồ ăn dặm bé 5 tháng tuổi, chúng ta cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, ngộ độc, khó tiêu như sữa tươi, mật ong, bột mì, hải sản, rau củ trái vụ… Nên chọn các loại thực phẩm tươi sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Không nêm gia vị: Để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ, cha mẹ không nên thêm gia vị nhất là muối, đường vào đồ ăn dặm của con.
Gợi ý một số thực đơn ăn dặm bé 5 tháng tuổi phù hợp
Xem thêm : Đọc thơ cho bé ngủ: giúp con phát triển ngôn ngữ và các giác quan
Trên thực tế hiện nay phổ biến áp dụng 3 phương pháp ăn dặm cho trẻ là ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Cha mẹ căn cứ vào nhu cầu, khả năng của trẻ để chọn lựa cho trẻ phương pháp thích hợp nhất.
Các phương pháp ăn dặm đều có thực đơn đa dạng, phong phú hướng đến mục tiêu cung cấp đủ năng lượng và dinh dưỡng cho trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo gợi ý một số thực đơn cho trẻ 5 tháng tuổi ngay trong nội dung tiếp theo.
Thực đơn ăn dặm 5 tháng tuổi theo phương pháp truyền thống
Cháo ăn dặm cho trẻ chế biến theo phương pháp truyền thống
Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều cha mẹ áp dụng. Với phương pháp này trẻ được làm quen với món ăn được xay nghiền mịn, thích hợp cho hệ tiêu hóa thích nghi. Cha mẹ không mất nhiều thời gian chế biến và chủ động lượng cho con ăn.
Mời phụ huynh bỏ túi 10 thực ăn dặm theo kiểu truyền thống cho trẻ 5 tháng tuổi:
- Thực đơn 1: Bột gạo sữa
- Thực đơn 2: Bột gạo, bí đỏ
- Thực đơn 3: Bột khoai lang trộn sữa
- Thực đơn 4: Bột cà rốt trộn sữa
- Thực đơn 5: Bột gạo, trứng, cà rốt
- Thực đơn 6: Cháo thịt heo, rau ngót
- Thực đơn 7: Cháo thịt gà, khoai lang
- Thực đơn 8: Cháo tôm, rau bina
- Thực đơn 9: Cháo thịt bò, măng tây
- Thực đơn 10: Chuối, bơ nghiền sữa
Thực đơn ăn dặm BLW cho be 5 tháng
Giới thiệuăn thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ
Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ học cách nhai và nuốt, bé chủ động trong việc ăn uống, chạn chế việc cha mẹ ép con ăn. Với cách ăn nàu trẻ tự quyết định việc ăn gì, ăn bao nhiêu, ăn như thế nào, tự thưởng thức các loại thức ăn với nhiều màu sắc và hình dạng. Trẻ cũng học được cách tự cầm, nắm thức ăn, đồng thời phát triển vị giác, các giác quan và kỹ năng vận động tinh.
truonglehongphong.edu.vn giới thiệu đến cha mẹ 10 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 5 tháng:
- Thực đơn 1: Cháo 1 : 10, bí đỏ
- Thực đơn 2: Cháo 1 : 10, bông cải xanh
- Thực đơn 3: Cháo 1 : 10, cà rốt, dưa chuột
- Thực đơn 4: Cơm nắm, tôm hấp, bông cải xanh, chuối chín
- Thực đơn 5: Bánh mỳ, thịt bò, dưa leo, táo
- Thực đơn 6: Khoai lang, thịt heo, đậu hũ hấp
- Thực đơn 7: Xôi gấc, thịt gà, măng tây, trà wakado trái cây
- Thực đơn 8: Thịt heo, khoai tây, đậu cô ve, bơ
- Thực đơn 9: Mì sợi, cá viên, bí đỏ, lê
- Thực đơn 10: Cơm nắm, cá quả, su su, đu đủ
Thực đơn ăn dặm bé 5 tháng tuổi kiểu Nhật
Chuẩn bị thức ăn cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được nhiều phụ huynh Việt nghiên cứu và áp dụng cho con. Đây là phương pháp ăn dặm hiện đại, khoa học không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ mà còn giúp kích thích trẻ ăn ngon, phát triển tốt. Phương pháp này cho phép trẻ ăn từ dạng lỏng đến mịn, sớm rèn luyện kỹ năng nhai, nuốt tốt. Với nguyên tắc cho con ăn riêng từng món, trẻ dễ dàng làm quen và ghi nhớ mùi vị thức ăn.
Nếu muốn áp dụng cách ăn dặm kiểu Nhật, cha mẹ có thể tham khảo 10 thực đơn dưới đây:
- Thực đơn 1: Cháo gạo loãng
- Thực đơn 2: Cháo bí đỏ
- Thực đơn 3: Cháo ngô ngọt
- Thực đơn 4: Cháo cà rốt
- Thực đơn 5: Cháo rau bina
- Thực đơn 6: Khoai tây trộn sữa
- Thực đơn 7: Chuối trộn đậu nành
- Thực đơn 8: Đậu hũ trộn nước cam
- Thực đơn 9: Súp lơ xanh trộn sữa chua
- Thực đơn 10 Súp táo, khoai lang
Câu hỏi thường gặp
1. Trẻ 5 tháng tuổi ăn được hoa quả gì?
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu luôn được coi là thức ăn dặm lý tưởng cho trẻ ăn dặm. Trái cây còn chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tạo thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh cho con sau này.
Nếu cha mẹ băn khoăn ăn dặm 5 tháng tuổi trẻ ăn được những loại trái cấy nào thì đây chính là đáp án. Hãy cho trẻ ăn chuối chín, đu đủ chín, bơ, lê đào. Chúng ta có thể thay đổi nhiều cách chế biến giúp trẻ ăn ngon miệng hơn như làm sinh tố, nghiền, trộn sữa chua, trộn sữa…
2. Tác hại của việc cho trẻ ăn dặm sớm lúc 5 tháng tuổi?
Nếu trẻ chưa sẵn sàng mà cha mẹ cho con ăm dặm sớm từ 5 tháng tuổi có thể gây ra nhiều ảnh hường:
- Trẻ lười ăn sữa: Sữa mẹ hay sữa công thức được coi là nguồn dinh dưỡng hàng đầu cho trẻ trong giai đoạn 5 tháng tuổi. Nếu cho trẻ ăn dặm sớm con có nguy cơ lười bú và bỏ sữa. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch, dinh dưỡng mất cân bằng và khiến trẻ trở nên biếng ăn.
- Trẻ có thể gặp bệnh về tiêu hóa, dễ bị dị ứng thực phẩm: Khi trẻ chưa có nhu cầu ăn dặm, hệ tiêu hóa yếu ớt, nếu cho con ăn dặm sẽ gây tác hại xấu cho dạ dày. Từ đó có thể dẫn đến việc trẻ gặp các bệnh về tiêu hóa, dễ bị dị ứng thức phẩm.
- Gây tác hại cho thận: Cho trẻ ăn dặm sớm gây tác hại khiến thận phải làm việc quá tải không tốt cho sức khỏe của con.
- Trẻ có thể bị hóc, nghẹn: Con chưa sẵn sàng nhai nuốt, nếu cho bé ăn dặm dễ dẫn đến tình trạng hóc, nghẹn nguy hiểm.
3. Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng như thế nào?
Mỗi trẻ phù hợp với lịch sinh hoạt khác nhau, cha mẹ hãy quan sát trẻ để điều chỉnh lịch cho phù hợp. Dưới đây truonglehongphong.edu.vn gợi ý lịch sinh hoạt khoa học cho bé 5 tháng mời phụ huynh tham khảo:
Thời gian | Hoạt động |
6h00 | Trẻ thức dậy, uống sữa mẹ hoặc sữa công thức |
7h45 | Ăn dặm bữa đầu tiên với bột hoặc cháo |
8h45 – 10h45 | Trẻ ngủ khoảng 2 giờ |
10h45 | Trẻ thức dậy, uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, vui chơi thư giãn |
12h00 | Trẻ thức dậy, uống sữa mẹ hoặc sữa công thức |
12h30 – 14h30 | Trẻ ngủ khoảng 2 giờ, sau đó vui chơi, thư giãn |
16h30 – 17h00 | Trẻ ngủ giấc ngắn |
16h30 – 17h00 | Trẻ thức dậy, uống sữa mẹ hoặc sữa công thức |
17h45 | Ăn dặm bữa tối với bột hoặc cháo |
19h00 | Trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức |
19h30 | Trẻ ngủ giấc đêm |
Với những thông tin chi tiết trong nội dung bài viết trên, chắc hẳn cha mẹ đã tìm ra đáp án đúng đắn cho vấn đề bé 5 tháng ăn dặm được chưa. Từ đây cha mẹ có quyết định về thời điểm cho con ăn dặm phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Mọi thắc mắc khác vui lòng liên hệ truonglehongphong.edu.vn, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm
Nguồn: https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Danh mục: Kiến thức tiểu học
Ý kiến bạn đọc (0)