Blog

Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp và cách viết CV chi tiết

11
mau cv nhan vien kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là người đại diện cho doanh nghiệp tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng, đồng thời tư vấn, bán sản phẩm/dịch vụ để mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Đây là vị trí công việc có mức lương thực nhận hấp dẫn, công việc năng động nên được nhiều ứng viên lựa chọn.

Trong bối cảnh cạnh tranh công việc như hiện nay, việc có một chiếc CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp là bước đầu tiên để bạn chạm tay đến vị trí công việc yêu thích. Để tạo được sự khác biệt với hàng trăm ứng viên khác, bạn cần tạo được mẫu CV nhân viên kinh doanh mang dấu ấn của riêng mình. Vậy làm thế nào để viết được bản CV chuyên nghiệp, ấn tượng với nhà tuyển dụng nhân viên kinh doanh? Tham khảo bài viết dưới đây của HR Insider nhé!

Hướng dẫn cách viết CV nhân viên kinh doanh

Trước khi tham khảo các mẫu CV nhân viên kinh doanh, bạn cần biết về những quy tắc khi trình bày. CV ngành kinh doanh cũng giống với CV xin việc các ngành nghề khác, bao gồm: thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp (ngắn hạn, dài hạn), trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng,…

Phần thông tin cá nhân trong CV nhân viên kinh doanh

Thông tin cá nhân luôn được xếp ở phần đầu trong các CV xin việc. Đây được xem là phần nội dung dễ viết nhất. Bạn không cần phải suy nghĩ cao siêu viết thế nào sao cho ấn tượng, chỉ cần trình bày đầy đủ, ngắn gọn và chính xác các nội dung như: họ tên, tuổi, địa chỉ hiện tại, email cá nhân và số điện thoại…

Bên cạnh đó, bạn cũng cần viết rõ chính xác chức danh ứng tuyển theo mô tả của nhà tuyển dụng. Ví dụ: nếu nhà tuyển dụng đăng tin tìm kiếm nhân viên kinh doanh thì bạn nên viết chức danh ứng tuyển là “nhân viên kinh doanh” thay vì tự đổi thành “nhân viên sales”. Email cũng cần nghiêm túc, tên email tốt nhất nên có họ và tên của bản thân, tránh các email theo ngôn ngữ teencode, thiếu nghiêm túc

Ảnh đại diện là phần bạn cần trau chuốt trong trong CV của mình. Nên chọn tấm ảnh đẹp, tự tin và tràn đầy năng lượng để thu hút nhà tuyển dụng lựa chọn mình vào vị trí nhân viên kinh doanh.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhân viên kinh doanh

Trong CV nhân viên kinh doanh, phần mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định đến việc liệu bạn có lọt vào tầm mắt của nhà tuyển dụng hay không. Vì thế, bạn cần thể hiện được mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, ngắn gọn trong 2 – 3 câu. Hãy xét đến năng lực của bản thân xem bạn sẽ mang lại được giá trị gì cho công ty? Mình sẽ học hỏi được kỹ năng gì trong quá trình làm việc.

Tuy nhiên, bạn không nên đề ra những mục tiêu quá to lớn, vượt qua khả năng thực tế của bản thân. Và nên nêu ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để nhà tuyển dụng nắm được mức độ nhiệt huyết và trung thành của bạn.

Một ví dụ cho phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc nhân viên kinh doanh như sau:

Mục tiêu ngắn hạn: Mở rộng tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng mới, đạt và vượt được KPI công ty đã đề ra; Mở rộng mạng lưới mối quan hệ của bản thân; Cải thiện được kỹ năng chốt đơn hàng, kỹ năng thuyết phục.

Mục tiêu dài hạn: Sau 2 năm làm việc sẽ tiến tới vị trí leader.

Trong CV nhân viên kinh doanh, phần mục tiêu nghề nghiệp là yếu tố quan trọng

Trình độ học vấn trong CV nhân viên kinh doanh

Với vị trí nhân viên kinh doanh, trình độ học vấn không phải là yếu tố quá quan trọng trong quá trình xét tuyển. Trên thực tế, có những ứng viên chỉ mới tốt nghiệp THPT hay trung cấp nhưng với khả năng tư vấn cực kỳ tốt lại đạt thành công trong nghề. Đây là yếu tố được người trong ngành gọi là “cái duyên”.

Tuy nhiên, việc có bằng cấp đại học sẽ là một điểm cộng lớn bởi lúc này bạn đã có nền tảng về kinh doanh. Nhờ đó, quá trình đào tạo sẽ được rút ngắn hơn và cơ hội thăng tiến hơn trong công việc cao hơn. Bạn cần nêu đúng ngành học, trường học và điểm GPA trong CV xin việc để nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát nhất về nền tảng kiến thức của bạn đang ở mức nào.

Ví dụ cho mục trình độ học vấn. Tốt nghiệp loại giỏi ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh (09/2017 – 09/2021) với số điểm GPA đạt 3.2/4.

Để nổi bật trong lĩnh vực kinh doanh, một CV ấn tượng sẽ giúp bạn tạo dấu ấn riêng. Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm Mê Linh, việc làm Long Biên, việc làm Cầu Giấy, việc làm Thạch Thất, hoặc việc làm Hoài Đức, hãy tham khảo ngay mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp cùng hướng dẫn chi tiết cách viết để tự tin chinh phục mọi nhà tuyển dụng!

Kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên kinh doanh

Với bất kỳ ngành nghề nào, kinh nghiệm làm việc được đánh giá là nội dung quan trọng nhất trong CV xin việc. Khi trình bày nội dung phần này, bạn không nên ghi một cách lộn xộn mà nên chọn những công việc có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên liệt kê các thành tích đã đạt được. Nên nhớ liệt kê theo trình tự thời gian, từ mới nhất đến cũ nhất. Những công việc làm từ 1 – 2 tháng bạn không nên liệt kê vào CV vì nó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người không chuyên nghiệp và thiếu kiên trì.

Nếu chưa có kinh nghiệm, trong phần kinh nghiệm làm việc bạn có thể liệt kê những trải nghiệm ngắn như: thực tập, làm thêm (CTV bán hàng, bán hàng part-time, phục vụ part-time, gia sư, tư vấn online, bán hàng online,…) Bên cạnh đó, bạn cũng nên đề cập đến các chương trình, hoạt động ngoại khóa có tham gia ở trường để thể hiện bản thân là người trẻ trung, năng động và ham học hỏi.

Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm làm việc khi trình bày trong mẫu CV nhân viên kinh doanh nếu chưa có công việc như sau:

Cộng tác viên bán hàng online – Sun Soc Shop (10/2022 – nay)

Công việc: Đăng hình sản phẩm, phụ kiện lên Facebook, Instagram và các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo; Trực page, tư vấn và chốt đơn hàng trực tuyến.

Kinh nghiệm tích lũy: Quen thuộc với hình thức bán hàng trực tuyến; tích lũy kỹ năng tư vấn và chốt đơn hàng.

Nếu đã có kinh nghiệm, bạn sẽ có ưu thế hơn so với các ứng viên khác. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là với ngành hàng của họ. Khi đã có kinh nghiệm, việc trình bày nội dung phần này trở nên đơn giản hơn. Bạn hãy lựa chọn 3 đến 5 kinh nghiệm thực tế liên quan đến ngành kinh doanh, tư vấn, bán hàng và marketing để đưa vào CV. Mỗi mục kinh nghiệm cần có đầy đủ các thông tin như: tên công ty, thời gian làm việc, vị trí, nhiệm vụ và các thành tích đạt được.

Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Nhân viên kinh doanh – Công ty Cổ Phần ABC (12/2021 – nay)

Tư vấn và bán sỉ các sản phẩm nội thất

Doanh số quý 1 năm 2022 vượt yêu cầu 20%

Trung bình mỗi tháng ký được 10 hợp đồng mới (mỗi hợp đồng từ 50 – 100 triệu)

Kỹ năng trong CV nhân viên kinh doanh

Với vị trí nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng thường xem trọng kỹ năng của ứng viên hơn cả bằng cấp. Bởi kiến thức về sản phẩm, dịch vụ có thể đào tạo được nhưng việc phát triển các kỹ năng mềm là điều khá khó khăn. Vì thế, việc đưa các kỹ năng có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển vào mẫu CV nhân viên kinh doanh là điều cần thiết, giúp tạo ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng.

mẫu cv nhân viên kinh doanh

Với vị trí nhân viên kinh doanh, nhà tuyển dụng thường xem trọng kỹ năng của ứng viên hơn cả bằng cấp

Tuy nhiên, không phải kỹ năng nào bạn cũng liệt kê vào. Ngoài những kỹ năng cơ bản như chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và giao tiếp thì bạn cũng nên đưa các kỹ năng liên quan đến vị trí nhân viên kinh doanh như: đàm phán, thương lượng, thuyết phục, nắm bắt tâm lý, chốt đơn hàng, chăm sóc khách hàng, phân tích dữ liệu, xử lý tình huống…. vào bản CV của mình. Ngoài ra, bạn cũng không nên viết quá dài mà hãy nên tóm lược, đúng trọng tâm.

Sở thích cá nhân trong CV nhân viên kinh doanh

Sở thích là phần trong CV để ứng viên thể hiện cá tính của bản thân. Bạn nên đề cập đến các sở thích có liên quan đến việc giao tiếp, bán hàng hoặc tư duy nhạy bén, trình bày ngắn gọn bằng các gạch đầu dòng để tạo sự ấn tượng cho bộ phận tuyển dụng của doanh nghiệp.

Hoạt động ngoại khóa trong CV nhân viên kinh doanh

Các hoạt động ngoại khóa ở trường, các chuyến thiện nguyện cộng đồng sẽ là điểm cộng giúp CV của bạn ấn tượng và thu hút nhà tuyển dụng hơn. Sự nhiệt tình, hòa đồng chính là tố chất cần thiết ở một nhân viên kinh doanh mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Tuy nhiên, nếu bạn không tham gia bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào thì nên bỏ qua mục này. Đừng cố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng những thông tin không có thật. Điều này sẽ gây nhiều bất lợi hơn là có lợi cho bạn đó.

Những thông tin khác có trong CV nhân viên kinh doanh

Một số thông tin bạn có thể bổ sung để làm phong phú thêm mẫu CV nhân viên kinh doanh của mình như: người tham chiếu để tăng độ uy tín cho CV; chứng chỉ nhận được, chứng nhận và giải thưởng. Đây là những minh chứng cho trình độ chuyên môn và kỹ năng công việc của bạn.

>>Xem thêm: Các mẫu CV xin việc ấn tượng

Một số mẫu CV nhân viên kinh doanh cơ bản

Trên đây là các thông tin cần có trong bản CV xin việc nhân viên kinh doanh. Để giúp bạn dễ dàng hơn khi bắt tay vào trình bày nội dung, HR Insider sẽ gợi ý đến bạn một số mẫu dưới đây.

Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp

Mẫu CV nhân viên kinh doanh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 1 (nguồn: internet)

Mẫu CV nhân viên kinh doanh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 2 (nguồn: internet)

Mẫu CV nhân viên kinh doanh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 3 (nguồn: internet)

Mẫu CV nhân viên kinh doanh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 4 (nguồn: internet)

Mẫu CV nhân viên kinh doanh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp 5 (nguồn: internet)

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh 1 (nguồn: internet)

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh 2 (nguồn: internet)

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh 3 (nguồn: internet)

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh 4 (nguồn: internet)

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh

Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh 5 (nguồn: internet)

Mẫu CV thực tập kinh doanh

Mẫu CV thực tập kinh doanh

Mẫu CV thực tập kinh doanh 1 (nguồn: internet)

Mẫu CV thực tập kinh doanh

Mẫu CV thực tập kinh doanh 2 (nguồn: internet)

Mẫu CV thực tập kinh doanh

Mẫu CV thực tập kinh doanh 3 (nguồn: internet)

Mẫu CV thực tập kinh doanh

Mẫu CV thực tập kinh doanh 4 (nguồn: internet)

Mẫu CV thực tập kinh doanh

Mẫu CV thực tập kinh doanh 5 (nguồn: internet)

Một số lưu ý khi viết CV nhân viên kinh doanh

Tham khảo kỹ Job description

Việc đọc kỹ bản mô tả công việc cho vị trí đang ứng tuyển sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan nhất các yêu cầu từ nhà tuyển dụng. Từ đó, bạn có thể đưa các thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng phù hợp nhất vào CV nhân viên kinh doanh của mình.

Xác định các thông tin quan trọng

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn đang sử dụng công nghệ AI vào việc lọc hồ sơ mà hàng ngàn ứng viên gửi về. Vì thế, bạn cần xác định các thông tin quan trọng, đính kèm keyword quan trọng để tăng cơ hội được chọn lọc bước vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Bạn nên đưa các từ khóa như “đàm phán”, “khách hàng tiềm năng”, “mạng lưới quan hệ” vừa nâng tầm CV lên một bậc vừa tránh tạo cảm giác nhàm chán cho nhà tuyển dụng.

Khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, việc chuẩn bị một mẫu CV chuyên nghiệp là rất quan trọng. Một CV tốt không chỉ trình bày kinh nghiệm mà còn thể hiện được kỹ năng và hiểu biết về các khía cạnh tài chính, chẳng hạn như cash flow. Để tạo ấn tượng, bạn có thể sử dụng infographic là gì để trình bày thông tin một cách trực quan. Mỗi phần trong CV cần thể hiện rõ ràng các kỹ năng như MFG là gì và OEM là gì để chứng minh khả năng làm việc trong môi trường kinh doanh đa dạng.

Ngoài ra, việc biết cách trình bày thông tin về PA là gì và page là gì cũng sẽ làm nổi bật kinh nghiệm marketing của bạn. Hơn nữa, hiểu biết về RM là gì và thanh khoản là gì sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Cuối cùng, nếu bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực therapy là gì, đừng quên đề cập để làm nổi bật sự đa dạng trong kỹ năng của mình.

Chứng minh thành tích bằng các con số

Khi đưa kinh nghiệm làm việc và thành tích đạt được, bạn hãy cụ thể hóa chúng bằng những con số để chứng minh tính xác thực và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Thể hiện bản thân phù hợp với vị trí công việc

Hãy đưa các yếu tố liên quan đến kinh nghiệm và tính cách phù hợp vào CV để chứng tỏ mức độ phù hợp và tự tin để có thể đảm đương công việc này.

Tránh trình bày dài dòng, lan man

Bạn nên tóm tắt các thông tin trong bản CV một cách gọn gàng, đảm bảo độ dài khoảng từ 1 – 2 trang, loại bỏ các thông tin không cần thiết, tránh lan man, thiếu trọng tâm.

Thông tin chính xác, thiếu tập trung

Trong mẫu CV nhân viên kinh doanh, bạn không nên đưa những thông tin không chính xác về bản thân. Bởi nếu bạn có vượt qua được vòng phỏng vấn nhưng đến các vòng sau nhà tuyển dụng sẽ nhìn ra được sự thiếu trung thực của bạn.

Chú ý đến màu sắc

Với CV nhân viên kinh doanh, bạn nên sử dụng các tông màu tươi sáng, rực rỡ để tạo cảm giác vui vẻ, tràn đầy năng lượng cho người đọc. Đừng lựa chọn những tông màu tối, trầm, hoặc các bản CV đơn giản bởi chúng sẽ không “giữ mắt” được các nhà tuyển dụng.

Hình thức và bố cục

Độ dài mẫu CV xin việc chỉ nên ở mức khoảng 1 – 2 trang giấy A4. Bố cục các thông tin cũng cần hợp lý để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm tổng quát mà không bỏ sót bất kỳ thông tin nào.

Với các mẫu CV nhân viên kinh doanh và những lưu ý khi trình bày mà HR Insider chia sẻ hy vọng sẽ giúp bạn tạo được cho mình một bản CV chuyên nghiệp, ấn tượng. Để sở hữu một CV ấn tượng, bạn có thể tham khảo kho CV các ngành nghề tại WowCV nhé!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại Nguyễn Tất Thành! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: RES tuyển dụng, Becamex Tokyu tuyển dụng, Keppel Land tuyển dụng, Đại Quang Minh tuyển dụng, tuyển dụng Mỹ Tho, M Village tuyển dụng, Lasimi tuyển dụng và Ecopark tuyển dụng.

0 ( 0 bình chọn )

Nguyễn Tất Thành

https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Nguyễn Tất Thành - Nơi chia sẻ kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa đến kỹ năng phát triển bản thân. Với các bài viết chất lượng, Nguyễn Tất Thành cung cấp nền tảng vững chắc cho người đọc muốn nâng cao hiểu biết và kỹ năng. Khám phá thông tin hữu ích và học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm