Blog

Cách viết CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường mới nhất

7
shutterstock 2114241626 1

Bạn là một sinh viên mới ra trường đang tìm kiếm việc làm? Bạn đang cần tạo cho mình một bản CV tiếng Anh ấn tượng để ứng tuyển? Vậy thì bài viết này là dành cho bạn. Ngay sau đây, Nguyễn Tất Thành tổng hợp bố cục đầy đủ cũng như kinh nghiệm, cách viết CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường chuẩn nhất. Hãy khám phá ngay nhé!

1. Sơ lược về bố cục của một CV tiếng Anh

CV (Curriculum Vitae) là văn bản tóm tắt toàn bộ thông tin quan trọng liên quan đến một cá nhân, đó là: trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ liên quan, thành tích nổi bật, kỹ năng, tố chất,…

Giống với CV tiếng Việt, CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường cũng phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ thông tin cần thiết về ứng viên. Thông qua CV, các nhà tuyển dụng đánh giá khách quan xem liệu bạn có thật sự phù hợp với vị trí công việc đó hay không.

CV tiếng Anh được sắp xếp bố cục tương tự với CV tiếng Việt và điểm khác biệt duy nhất chính là nội dung trình bày trong từng phần, cụ thể như sau:

  • Personal information: Gồm những thông tin cơ bản nhất của ứng viên: họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email để nhà tuyển dụng dễ dàng liên lạc.
  • Career Goal: Bạn phải trình bày ngắn gọn mục tiêu nghề nghiệp của mình để nhà tuyển dụng nắm được mức độ thích hợp giữa bạn với vị trí công việc lẫn doanh nghiệp.
  • Education: Đề cập đến bằng cấp, chứng chỉ liên quan, bằng cấp cao nhất của bạn.
  • Working Experiences: Bạn trình bày kinh nghiệm làm việc của mình. Trong đó có cả kinh nghiệm làm việc bán thời gian và làm full time (nếu có).
  • Working Skills: Bạn cần tập trung làm nổi bật những kỹ năng đặc biệt, liên quan nhất đến vị trí đang ứng tuyển để lấy được thiện cảm từ nhà tuyển dụng.
  • Certifications and awards: Trong quá trình học tập và làm việc, bạn đã có thành tích nổi bật thì hãy thêm vào mục này trong CV.

Đó là bố cục của bản CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số mục như: Extracurricular activities (hoạt động ngoại khóa, Personal Interest (sở thích cá nhân), References (thông tin tham khảo).

CV tiếng Anh được sắp xếp bố cục tương tự với CV tiếng Việt

2. Cách viết CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường

>>>Xem thêm: Cách viết CV tiếng Anh

>>>Xem thêm: Mẫu CV xin việc bằng tiếng Anh

Dưới đây là cách viết CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường chuẩn nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được:

2.1 Thông tin cá nhân – Personal information

Bạn điền đầy đủ thông tin liên quan đến bản thân: Hình ảnh chân dung, họ tên, ngày tháng năm sinh, thông tin liên lạc (số điện thoại, email, mạng xã hội,…),…

  • Phần tên (Title) là tên bạn nằm chính giữa CV với cỡ chữ thích hợp là 18 – 20. Hãy lưu ý, bạn đang viết CV bằng tiếng Anh nên cần viết in hoa, không dấu.

Ví dụ: Tran Van Cuong (căn giữa, bold in đậm)

  • Vị trí công việc ứng tuyển được đặt sau tên của bạn. Việc trình bày đúng tên CV và vị trí đang muốn ứng tuyển là cách để bạn định danh bản thân. Nhà tuyển dụng phải đọc, tuyển chọn, sàng lọc rất nhiều CV nên cách trình bày rõ ràng sẽ giúp bạn ghi điểm từ bước đầu tiên.

Ví dụ:

Tran Van Cuong

Store Manager

  • Ngày tháng năm sinh phải ghi đầy đủ, chính xác theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân. Bạn đang viết CV bằng tiếng Anh nên hãy trình bày theo dạng Tháng + Ngày + Năm.

Ví dụ: April, 2, 2000

  • Thông tin liên lạc (số điện thoại, email cá nhân,…) phải đảm bảo những yếu tố như ngắn gọn, lịch sự và dễ nhớ.
  • Bạn nên sử dụng một địa chỉ email có tên chuyên nghiệp.
  • Nếu bạn sở hữu những trang web liên quan đến vị trí công việc đang ứng tuyển thì hãy bổ sung tại đây.
  • Bạn không nên thêm các liên kết mạng xã hội Facebook, Instagram vào CV tiếng Anh (trừ khi bạn là một nghệ sĩ hay diễn viên nổi tiếng). Thay vào đó, hãy liên kết tài khoản Linkedin.
  • Địa chỉ/nơi ở: Ghi nơi sống hiện tại hay địa chỉ thường trú theo chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân.

2.2 Mục tiêu nghề nghiệp – Career Goal

Trong phần này, bạn hãy trình bày mục tiêu nghề nghiệp mong muốn, trong đó có mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Đây chính là một phần quảng cáo “dạo đầu” về bạn cho nhà tuyển dụng.

Bạn hãy đề cập đến vài nét tính cách nổi bật và giá trị bản thân thích hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển. Ví dụ: “self-motivated”, sociable, friendly” “aspiring”,… Sau đây là các yếu tố quan trọng mà bạn nên lưu ý khi viết phần Career Goal:

  • Không nên viết quá mơ mộng: thay đổi cả thế giới, chăm lo cuộc sống cho cả gia đình, làm từ thiện,…
  • Các nhà tuyển dụng luôn cần người làm “được việc” nên bạn hãy thực tế. Mục tiêu nghề nghiệp phải gắn sát với vị trí công việc đang ứng tuyển.
    Mục tiêu nghề nghiệp

    Mục tiêu nghề nghiệp phải gắn sát với vị trí công việc đang ứng tuyển

Phần mục tiêu nghề nghiệp trong một CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường phải rõ ràng, đầy đủ ý và nên trình bày từ 2-3 dòng. Bạn có thể tham khảo phần trình bày theo hướng sau đây:

“Try to learn, accumulate work experience and work skills after the probationary period. Striving to become a professional employee after a year with the company.”

(Cố gắng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm việc và kỹ năng làm việc sau thời gian thử việc. Nỗ lực trở thành nhân viên chuyên nghiệp sau một năm đồng hành cùng công ty.)

Hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người nhiệt tình, luôn sẵn sàng tiếp thu điều mới, điều góp ý từ người khác và muốn học hỏi không ngừng, trau dồi kỹ năng để tích lũy kinh nghiệm làm việc.

Bạn có thể tham khảo cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho một số ngành nghề sau đây:

Nghề giáo viên

“Long-term attachment to the teaching profession to have the opportunity to develop a career and keep up with advanced educational trends.”

(Gắn bó lâu dài với nghề giáo viên để có cơ hội phát triển sự nghiệp và bắt kịp với xu hướng giáo dục tiên tiến)

“Apply professional knowledge, supporting students to reach their greatest goals and potential.’’

(Áp dụng kiến thức nghề nghiệp, hỗ trợ học sinh đạt được mục tiêu và tiềm năng lớn nhất)

Nghề Tài chính – Ngân hàng

“Maximize professional knowledge and experience, public affairs, accounting systems to obtain accurate data analysis from various sources.”

(Tối đa hoá kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, công vụ, hệ thống kế toán để thu được phân tích dữ liệu chính xác từ nhiều nguồn khác nhau.)

“Apply the knowledge learned to financial statements, forecasting, planning and knowledge of accounting tools and software.”

(Áp dụng những kiến thức đã học vào báo cáo tài chính, dự đoán, lên kế hoạch và các kiến thức về công cụ, phần mềm kế toán.)

Nghề Marketing

“Develop skills like a marketer, contribute to the overall development of the business.”

(Phát triển kỹ năng giống như một chuyên viên marketing, góp phần vào sự phát triển chung của doanh nghiệp)

“Apply the best skills of a professional marketer.”

(Áp dụng tốt nhất những kỹ năng của một nhân viên marketing chuyên nghiệp.)

2.3 Kinh nghiệm làm việc – Working Experiences

Phần kinh nghiệm làm việc sẽ nằm trước mục “Trình độ học vấn” trong bản CV, trừ khi bạn ứng tuyển vào vị trí nghiên cứu, giảng viên.

Nếu có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn hãy liệt kê kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển và sắp xếp chúng theo trình tự từ gần đến xa nhất. Để tạo được ấn tượng tốt hơn, bạn hãy lồng ghép những từ khóa hiệu quả như creating, planning, developing,…

Một mẹo mà bạn có thể áp dụng là tìm những mẫu tuyển dụng ở trên mạng, lọc từ khóa xuất hiện nhiều nhất. Sau đó, xem mình có kinh nghiệm công việc nào liên quan rồi viết vào bản CV tiếng Anh của mình. Đây là một kỹ năng viết CV SEO giúp ứng viên dễ dàng vượt qua những phần mềm lọc CV trên các nền tảng tìm kiếm việc làm. Đồng thời, hãy lưu ý:

  • Khéo léo điều chỉnh những kinh nghiệm trước đây để tạo mối liên kết đến vị trí công việc đang ứng tuyển.
  • Nếu là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế thì kinh nghiệm thực tập, làm part time chính là thông tin quan trọng mà bạn phải điền trong mục này. Quá trình thực tập chính và làm công việc part time là thời gian giúp bạn tìm hiểu được quy trình làm việc cũng như rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết. Hãy trình bày thời gian bắt đầu, kết thúc thực tập, tên đơn vị làm việc, vị trí thực tập, mô tả sơ lược về công việc được giao.

2.4 Trình độ học vấn – Education

Trong mục Education, bạn cần ghi chính xác thông tin cơ sở đào tạo đã theo học, chuyên ngành, chứng chỉ tốt nghiệp. Đây được xem là phần thông tin vô cùng quan trọng đối với các bạn sinh viên mới ra trường bởi nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi về trình độ chuyên môn, mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí công việc mà họ đăng tuyển.

Bạn có thể trình bày phần này trong bản CV tiếng Anh dành cho sinh viên mới ra trường như bên dưới:

Ví dụ:

2018 – 2022: Hanoi University (Tên trường, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc niên khoá đào tạo)

Major: Degree of Bachelor in English Language (Loại bằng, ngành)

Grade Point Average: 3,8/ 4 (Điểm trung bình)

Education System: System of Government (Hệ đào tạo)

2.5 Chứng chỉ và giải thưởng – Certifications and awards

Trong mục này, bạn liệt kê những giải thưởng, học bổng đạt được trong quá trình đào tạo và trong quá trình đi làm trước đó (nếu có). Các thành tích này là tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bạn nên hãy chú ý trình bày đầy đủ.

2.6 Kỹ năng nghề nghiệp – Working Skills

Trong cách viết CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường, bạn hãy liệt kê các kỹ năng nổi bật liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Đây là điểm cộng để nhà tuyển dụng chú ý hơn đến bạn. Kỹ năng nghề nghiệp là kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ,…

Các con số luôn “biết nói” và đó cũng là cách hay để bạn gây chú ý với người đọc. Vì thế, nếu được thì bạn nên tìm cách diễn đạt kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp bằng các con số rõ ràng.

Ngoài các phần trên, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số yếu tố khác như đã đề cập ở phần bố cục.

Kỹ năng nghề nghiệp

Bạn nên tìm cách diễn đạt kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp bằng các con số rõ ràng

3. Những lỗi sai thường gặp khi viết CV tiếng Anh của sinh viên mới ra trường

Trong quá trình viết CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường, bạn cần lưu ý để tránh một số lỗi sai sau đây để không tạo ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng:

Thứ tự thời gian, thông tin không chính xác

  • Trình bày nội dung không theo thứ tự hợp lý
  • Thời gian lộn xộn, thiếu tính chính xác
  • Không ghi rõ thời gian làm việc trước đó
  • Ảnh, bằng cấp cần thiết không đầy đủ

Lỗi diễn đạt

  • Sử dụng sai từ ngữ, sai ý nghĩa, ngữ cảnh của từ
  • Diễn đạt lủng củng
  • Lỗi chính tả
  • Dùng văn phong không phù hợp, không trang trọng
  • Phong cách ngôn ngữ không phù hợp (ngôn ngữ nói khác ngôn ngữ viết)
  • Lạm dụng từ ngữ học thuật, từ chuyên ngành gây khó hiểu.

Lỗi trình bày

  • Dùng quá nhiều phông chữ, kiểu chữ khác nhau trong CV
  • Lạm dụng nhiều màu sắc khi thiết kế, trình bày CV
  • Không phân biệt cỡ chữ của mục chính, phần phụ.

CV của ứng viên thường được người làm công tác tuyển dụng trong doanh nghiệp in ra dưới định dạng đen trắng trước khi đưa đi phê duyệt. Do đó, các bạn sinh viên mới ra trường phải lưu ý dùng màu sắc thích hợp để CV in không bị mờ hay bị tối quá gây khó nhìn. Đặc biệt hơn, phía tuyển dụng thường có xu hướng thích tông màu chủ đạo của doanh nghiệp nên bạn cũng nên lựa chọn màu sắc phù hợp cho bản CV của mình.

Để có được bản CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường đẹp mắt, rõ ràng và ấn tượng, bạn hãy nắm vững những lưu ý sau:

  • Câu từ ngắn gọn, trực tiếp, đi thẳng vấn đề. CV quá dài dòng sẽ cho thấy bạn chưa biết phần nào là quan trọng nhất. Đặc biệt, là sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm thì với cách viết súc tích sẽ giúp bạn hạn chế lỗi sai cũng như gây chú ý với nhà tuyển dụng hơn.
  • Chọn ngôi xưng không phù hợp
  • Bố cục hợp lý, bạn nên trình bày trong 1 trang A4.

Bên cạnh đó, trước khi viết CV thì bạn nên tìm hiểu tổng quan công ty và cả vị trí ứng tuyển. Tối thiểu, bạn phải nắm rõ tính chất hoạt động, và môi trường lao động để xác định hướng phát triển cũng như tự tin hơn khi đối mặt với nhà tuyển dụng. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý đến dòng sản phẩm, nội dung dịch vụ mà công ty đó đang cung cấp. Qua đó, bạn sẽ chọn được mục tiêu nghề nghiệp thích hợp và sát sao với mục tiêu phát triển lâu dài của đơn vị.

Nếu chưa biết tạo CV tiếng Anh hoàn hảo thì bạn cũng có thể tham khảo yêu cầu từ bảng mô tả công việc trên tin tuyển dụng. Đây là nội dung từ phía công ty đưa ra, tổng quan về vị trí công việc tuyển dụng nên bạn hãy dựa vào từng mục, phân tích. Từ bảng mô tả công việc, bạn sẽ dễ dàng xác định được mục tiêu nghề nghiệp, kỹ năng, tố chất, điểm mạnh,… một cách hợp lý.

Khi đã hoàn thành toàn bộ nội dung trong bản CV một cách chỉn chu nhất thì bạn cũng đừng quên đặt tên tệp đính kèm để gửi email đến nhà tuyển dụng. Đây cũng là một trong lỗi mà nhiều ứng viên mắc phải. Dù là lỗi nhỏ,nhưng nó thể hiện bạn là một người thiếu cẩn thận và không chuyên nghiệp.

Bạn nên dành thời gian để thay đổi tên tệp đầy đủ, chỉn chu nhất. Hãy đặt tên tệp liên quan trực tiếp tới nội dung chính và với điểm nhỏ này, chắc chắn bạn sẽ được khen ngợi là người có tính chuyên nghiệp. Khi lưu CV bạn cũng nên sử dụng file PDF bởi vì định dạng này sẽ giúp CV xin việc dễ đọc, không bị lỗi.

CV được xem là hình ảnh đại diện của bạn, cho nên hãy cố gắng thể hiện thật ấn tượng và đẹp nhất có thể. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng làm tốt công việc này. Đã có không ít bạn trong quá trình xin việc đã mắc phải một số lỗi đáng tiếc, đặc biệt thường xuất hiện ở CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu biết cách khắc phục các sai lầm đó thì chắc chắn bạn sẽ có được bản CV hoàn hảo, ấn tượng và bước đến vòng phỏng dễ dàng.

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và đang tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp, việc viết một CV tiếng Anh ấn tượng là rất quan trọng. Hãy tham khảo những hướng dẫn chi tiết để tạo dựng một bản CV thu hút. Bạn có thể tìm thấy những cơ hội tuyệt vời như tuyển dụng Mê Linh, việc làm quận Long Biên, hay tuyển dụng Cầu Giấy. Đừng bỏ lỡ cơ hội ở tuyển dụng Thạch Thất hoặc tìm việc làm tại Hoài Đức Hà Nội, và cũng có nhiều vị trí việc làm Thường Tín đang chờ đón bạn.

4. Gợi ý một số mẫu CV tiếng Anh đơn giản cho sinh viên

Nhìn chung, mẫu CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường có bố cục như đã đề cập ở các phần trên. Tuy nhiên, để viết được bản CV tiếng Anh hoàn hảo cho sinh viên mới ra trường, bạn phải hình dung nhà tuyển dụng là ai, vị trí công việc ứng tuyển là gì, ngành nghề nào, lĩnh vực gì,… Việc bạn gửi CV đến một công ty kỹ thuật sản xuất sẽ hoàn toàn khác CV gửi đến công ty thiết kế, giải trí.

Đặc biệt, các nhà tuyển dụng đứng tuổi thường không thích profile quá màu mè, nhưng giám đốc của một công ty thiết kế lại rất thích chẳng hạn. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ càng trước khi bắt đầu trình bày CV tiếng Anh của mình nhé.

Dưới đây là một số mẫu CV tiếng Anh đơn giản cho sinh viên mà bạn có thể tham khảo:

mẫu CV tiếng Anh đơn giản cho sinh viên

Mẫu 1

cv tiếng anh cho sinh viên mới ra trường

Mẫu 2

cv tiếng anh cho sinh viên mới ra trường

Mẫu 3

cv tiếng anh cho sinh viên mới ra trường

Mẫu 4

​Trên đây, Nguyễn Tất Thành đã chia sẻ cho bạn cách viết CV tiếng Anh cho sinh viên mới ra trường. Bạn có thể tham khảo thêm nhiều CV ấn tượng và tạo miễn phí CV ngay trên WowCV của Vietnamworks.com. Cảm ơn bạn đã dành thời gian quan tâm bài viết!

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại Nguyễn Tất Thành! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Base tuyển dụng, NTQ Solution tuyển dụng, TMA Solutions tuyển dụng, EY Vietnam tuyển dụng, Bravo tuyển dụng, Tin Học Ngôi Sao tuyển dụng, Got It tuyển dụng, HPT tuyển dụng.

0 ( 0 bình chọn )

Nguyễn Tất Thành

https://truongnguyentatthanh.edu.vn
Nguyễn Tất Thành - Nơi chia sẻ kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực từ giáo dục, văn hóa đến kỹ năng phát triển bản thân. Với các bài viết chất lượng, Nguyễn Tất Thành cung cấp nền tảng vững chắc cho người đọc muốn nâng cao hiểu biết và kỹ năng. Khám phá thông tin hữu ích và học hỏi từ những chuyên gia đầu ngành để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Ý kiến bạn đọc (0)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm